Bậc lương giảng viên đại học: Những điều có thể bạn chưa biết

bậc lương giảng viên

Bậc lương giảng viên là một trong những vấn đề được rất nhiều người trong ngành giáo dục quan tâm. Riêng đối với giảng viên đại học, tính chất công việc cũng có nhiều sự khác biệt với giáo viên các cấp học thấp hơn. Vậy cụ thể bậc lương giảng viên đại học như thế nào, hãy cùng Blog TopCV tìm hiểu kỹ hơn qua bài viết dưới đây nhé.  

Bậc lương là gì? Phân loại lương giảng viên đại học

Khái niệm bậc lương 

Bậc lương hiểu đơn giản là các mức thăng tiến về tiền lương của người lao động. Mỗi bậc lương sẽ tương ứng với một hệ số lương nhất định. Điều này nhằm tạo sự khác biệt giữa các nhân viên, kích thích nhân viên làm việc chăm chỉ, năng suất hơn. 

Xây dựng bậc lương để sử dụng tính toán lương là cả một quá trình phức tạp đối với Nhà nước và  doanh nghiệp. Bậc lương phải đảm bảo tuân thủ đúng các quy định của pháp luật. Bậc lươg vừa phải phù hợp với tính chất công việc và công sức bỏ ra của người lao động. Bậc lương càng cao tương ứng với mức hệ số càng cao. Người lao động luôn hướng đến việc tăng bậc lương để hưởng mức lương cao hơn.

bậc lương giảng viên 0
Bậc lương giảng viên là gì?

>>> Xem thêm: Cách viết những mục quan trọng trong CV giáo viên tiếng Anh

Phân loại lương giảng viên đại học

Nếu như thời học phổ thông, bạn thường chỉ nghe đến giáo viên biến chế hoặc giáo viên hợp đồng. Lên tới bậc đại học, có rất nhiều khái niệm phân loại giảng viên khác nhau. Ngoài giảng viên chính/ trong biên chế sẽ còn giảng viên hợp đồng, giảng viên thuê ngoài… Mỗi vị trí giảng dạy lại đòi hỏi bằng cấp và trình độ khác nhau. Ví dụ trình độ chuyên môn từ Thạc sĩ trở lên, có chứng chỉ tiếng Anh tương đương 8.0-8.5 IELTS hoặc cao hơn..

Chính vì sự khác nhau này, lương giảng viên đại học không chỉ dựa vào số tiết dạy. Có rất nhiều tiêu chí khác khiến cho việc xây dựng bậc lương cũng phức tạp hơn. Bạn sẽ bắt gặp những nội dung về bậc lương giảng viên chính, bậc lương giảng viên cao cấp… Cụ thể hiện nay có các loại lương giảng viên đại học như sau: 

  • Lương cho giảng viên chính thức
  • Lương giảng viên hợp đồng
  • Lương cho giảng viên vào biên chế
  • Lương cho giảng viên viên chức
  • Lương cho giảng viên đã nghỉ hưu
  • Lương cho giảng viên thuê ở ngoài

Mỗi loại lương như trên sẽ có cách tính khác nhau. Một khái niệm khác luôn đi kèm với việc tính lương cho giảng viên đó chính là ngạch lương. Mức lương giảng viên đại học sẽ phụ thuộc vào các bậc lương cùng ngạch lương, hệ số lương. Những giảng viên có số năm công tác lâu và vượt qua được các kỳ thi nâng ngạch sẽ có mức lương cao hơn những người khác. 

bậc lương giảng viên 1
Có nhiều kiểu giảng viên tương ứng với những cách tính lương khác nhau

>>> Có thể bạn quan tâm: Top 7 ngành nghề hợp xu hướng nghề nghiệp trong tương lai ở Việt Nam nhất

Các bậc lương giảng viên đại học, hệ số lương

Những thông tin về khung bậc lương giảng viên chính cũng như hệ số lương của giảng viên đại học chắc chắn rất quen thuộc với người trong nghề. Tuy nhiên nhiều ứng viên định hướng theo đuổi nghề giảng dạy, đặc biệt là các bạn trẻ sẽ không khỏi băn khoăn về vấn đề này. Blog TopCV sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn qua các thông tin cập nhật dưới đây. 

Các bậc lương giảng viên 

Mức lương cũng như cách tính cùng ngạch và bậc lương của giảng viên đại học, cao đẳng đã được chỉnh sửa, bổ sung. Bạn có thể tham khảo chi tiết tại Nghị định 49/2013/NĐ-CP ngày 14/5/2013 của Chính phủ. Các điều luật mới này được áp dụng từ tháng 7/2013. Trong đó có phân loại nhóm ngạch cùng các bậc lương của công nhân viên chức nói chung và giảng viên đại học nói riêng, từ đó đưa ra hệ số lương cho từng mức lương cụ thể cho các vị trí công tác khác nhau.

Cụ thể, ba nhóm ngạch lương tương ứng với các bậc lương giảng viên chính hiện nay như sau: 

  • Viên chức loại A3: Trong đó bao gồm những giảng viên cao cấp thuộc A3.1 và A3.1 đối với hệ số lương cùng mức lương đang nhận. Tuy nhiên, sẽ có những sự khác biệt về cấp bậc và thưởng
  • Viên chức thuộc nhóm A2: Có nhóm giảng viên chính được chia ra làm nhiều cấp bậc để hưởng lương
  • Viên chức loại A1: Với nhóm giảng viên thông thường

Hệ số lương

Hệ số lương là chỉ số phân loại mức độ kinh nghiệm của các giảng viên. Người mới vào nghề theo quy luật thông thường sẽ có mức lương thấp hơn. Tương ứng với đó là hệ số lương ở mức khởi điểm. Khi làm việc càng lâu năm, càng có nhiều kinh nghiệm và thành tích giảng dạy tốt hệ số lương cũng sẽ cao hơn. 

Hệ số lương khởi điểm theo trình độ học vấn hiện nay được phân chia thành 3 bậc, cụ thể là:

  • Hệ số lương Đại học giữ ở mức: 2,34
  • Hệ số lương Cao đẳng giữ ở mức: 2,1
  • Hệ số lương Trung cấp giữ ở mức: 1,86

Cách tính lương dựa theo bậc lương giảng viên

Công thức

Tổng lương được nhận = Lương + phụ cấp ưu đãi – bảo hiểm xã hội

Trong đó cách tính các yếu tố thành phần của tổng lương cụ thể là: 

  • Lương = Hệ số lương x 1.6 triệu đồng
  • Phụ cấp ưu đãi = lương x 30%
  • Tiền đóng bảo hiểm xã hội = lương x 10,5%
bậc lương giảng viên 2
Bảng lương giảng viên đại học
bậc lương giảng viên 3
Bảng phụ cấp lương giảng viên, giáo viên

Nguyên tắc

bậc lương giảng viên 4
Nguyên tắc xây dựng thang lương, bảng lương

Để xây dựng thang bảng lương, ngoài việc dựa trên ngạch lương và hệ số như đã nói phía trên còn có một số nguyên tắc khác. Những nguyên tắc này không chỉ áp dụng cho các khung bậc lương giảng viên chính quy đại học. Đây còn là cơ sở áp dụng xây dựng thang bảng lương cho nhiều tổ chức khác ngoài ngành. 

  • Ngoài thực tế công việc, trình độ nhân viên…hệ số bảng lương còn phải phụ thuộc vào độ phức tạp quản lý.
  • Bội số của thang lương là hệ số chênh lệch giữa mức lương cao nhất và thấp nhất.  Thông thường thì mức chênh nhau được tính khoảng 5% giữa 2 bậc lương liền kề. 
  • Mức lương khởi điểm của giảng viên đại học đã được quy định sẽ không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định.
  • Những công việc có điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương của công việc hoặc chức danh có độ phức tạp tương đương, làm việc trong điều kiện lao động bình thường. 
  • Phải thường xuyên rà soát lại bảng lương, bảng lương cho phù hợp với tình hình thực tế để sửa đổi, bổ sung.
  • Khi xây dựng hoặc sửa đổi, bổ sung thang lương, bảng lương, doanh nghiệp phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện tập thể người lao động tại doanh nghiệp. Công bố công khai và gửi các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền xác minh đúng theo quy định pháp luật. 
  • Xây dựng thang bảng lương dựa trên nguyên tắc bình đẳng. 
bậc lương giảng viên 5
Mức lương giảng viên thuộc khối trường công lập thực sự còn nhiều thiệt thòi

Những lưu ý về lương và bậc lương giảng viên năm 2021

Việc xây dựng bậc lương và tính lương cho giảng viên vẫn luôn có những thay đổi. Mục đích để phù hợp và theo sát thực tiễn luôn thay đổi. Ngành giáo dục luôn hướng tới thu hút người tài, đào tạo thế hệ “người lái đò” tương lai. Vì thế mức lương giảng viên nói chung sẽ cần phải cải thiện hơn nữa. Bởi thực tế nhiều nhà giáo với đồng lương không đủ sống vẫn còn phải làm thêm ngoài để có thu nhập. Hoặc những người giỏi sẽ tìm đến các quốc gia phát triển để công tác thay vì ở lại quê hương. 

Để cập nhật việc làm giảng viên lương hấp dẫn, bạn có thể truy cập website của TopCV. Ngoài ra, đừng quên theo dõi các chuyên mục của Blog TopCV để biết thêm thông tin cập nhật khác về bậc lương giảng viên 2021 nhé! 

Nguồn ảnh: Sưu tầm