Công nghệ thông tin (IT) hiện nay là mảnh đất màu mỡ, đặc biệt là với các bạn trẻ. IT được đánh giá là có mức lương “khủng” hàng đầu hiện nay. Bối cảnh đại dịch covid-19 càng khiến cho việc làm freelancer IT càng có mức đãi ngộ hấp dẫn hơn. Vậy cụ thể công việc này ra sao, khác gì với làm IT thông thường. Hãy tìm lời giải đáp cùng Blog TopCV qua bài viết sau đây nhé.
Freelancer IT là gì?
Giới thiệu chung về IT và Freelancer
Công nghệ thông tin là một trong những ngành nghề hot nhất hiện nay. Công nghệ thông tin là ngành sử dụng các công cụ máy tính và phần mềm. Mục đích nhằm lưu trữ, chuyển đổi, xử lý, truyền và thu thập thông tin. Người làm việc trong ngành công nghệ thông tin thường được gọi là nhân viên IT (Information Technology). Nhân viên IT có nhiệm vụ chính trong việc nghiên cứu, sáng tạo và phát triển hệ thống các thiết bị và máy tính bao gồm phần cứng, phần mềm. Từ đó cung cấp giải pháp xử lý thông tin trên nền công nghệ cá nhân, tổ chức theo yêu cầu.
Freelancer là xu hướng làm việc “tự do”. Các freelancer là những người làm việc theo dự án, không bắt buộc phải tới công ty. Họ có thể làm việc mọi lúc, mọi nơi miễn là làm tốt công việc và đạt được hiệu quả như thỏa thuận. Thông thường các freelancer làm việc với rất nhiều doanh nghiệp một lúc, chỉ là công việc làm thêm để tăng thu nhập. Cũng có những người làm freelancer toàn thời gian và như một công việc chính của họ.
>>> Xem thêm: IT Manager là ai? Những kỹ năng cần có của một IT Manager
Freelancer IT là gì
Kết hợp hai khái niệm trên lại, hẳn bạn đã hiểu khái quát IT freelancer là gì. Lập trình viên freelancer là những người làm IT tự do. Như các công việc freelance khác, họ không bị ràng buộc về thời gian hay môi trường. Chủ yếu các lập trình viên freelance sẽ vẫn làm các công việc như một nhân viên IT thông thường. Chỉ khác là nhiệm vụ của họ sẽ được thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định được quy ước trong hợp đồng dịch vụ.
Ưu nhược điểm khi làm Freelancer IT là gì?
Nếu mới nghe, freelance có vẻ là lĩnh vực rất tuyệt vời. Bạn có thể làm bất cứ khi nào bạn rảnh, không ràng buộc địa điểm hay phải ngày 8 tiếng. Chỉ cần đạt được hiệu quả công việc như yêu cầu là bạn có tiền về túi. Thế nhưng điều gì cũng có hai mặt. IT là một việc với mức lương cực khủng hiện nay. Có những người kiếm hàng ngàn đô một tháng từ IT và cao hơn thế với vị trí freelancer. Tuy nhiên đi cùng với lương cao là những áp lực công việc vẫn luôn hiện hữu. Có chăng chỉ là giảm bớt đôi chút so với dân lập trình toàn thời gian. Vậy cụ thể ưu nhược điểm khi làm freelancer IT là gì?
Ưu điểm
Được khuyến khích sáng tạo và chủ động phát triển trong công việc
Chúng ta đều biết với mỗi dự án IT sẽ vận hành dựa trên những công nghệ khác nhau. Ai cũng có thể mạnh cho riêng mình về một mảng nào đó. Nếu làm việc tại công ty, bạn sẽ ít có cơ hội được lựa chọn công nghệ mà mình yêu thích để làm. Ví dụ điển hình như vị trí IT developer. Đa số sẽ phải làm theo sự chỉ định của quản lý.
Lập trình viên tự do thì ngược lại. Bạn được lựa chọn khách hàng mà mình muốn hợp tác. Bạn được đem những gì mình có ra để kinh doanh, thương lượng với khách hàng. Vì thế đây là cơ hội để bạn phát huy điểm mạnh của bản thân. Hơn cả là niềm vui được kiếm tiền từ những gì mình thích, mình am hiểu. Đương nhiên là xét trong trường hợp những gì bạn có phù hợp với những gì doanh nghiệp đang tìm kiếm. Nhìn xa hơn, việc trực tiếp làm việc với khách hàng thất bại cũng là bài học kinh nghiệm cho bạn sau này.
Cải thiện mức thu nhập
Chính vì đặc điểm không gò bó về thời gian nên rất nhiều người chọn freelancer là nghề “tay trái”. Ngoài giờ làm việc hành chính, những freelancer IT có kinh nghiệm và năng lực có thể kiếm được vài ngàn đô một tháng là điều không có gì lạ. Mức lương freelancer thậm chí còn gấp nhiều lần công việc làm công ăn lương. Điều này không đúng với số đông, đặc biệt là ngành IT còn nhiều cạnh tranh.
Một gợi ý hữu ích cho các freelancer ngành IT có thể tiến xa hơn trong ngành và “cá kiếm” qua các dự án chính là hiểu biết thật sâu một ngôn ngữ lập trình cụ thể. Công việc freelance thực chất đòi hỏi chi tiết hơn những vị trí full-time. Bởi vì các dự án ngắn hạn sẽ không bắt buộc người làm phải hiểu biết quá nhiều những mảng không liên quan.
Làm việc bất cứ khi nào và ở bất cứ đâu
Những công việc full-time theo giờ hành chính yêu cầu nhân viên phải làm việc ít nhất 8 tiếng mỗi ngày. Thậm chí phải làm việc OT (over-time) nếu như công việc chưa hoàn thành đúng tiến độ. Freelancer nói chung và freelancer IT nói riêng sẽ giúp bạn có thể chủ động sắp xếp công việc. Từ đó có thể dành thời gian hơn cho bản thân, gia đình, bạn bè…
Nhược điểm
Thu nhập không thực sự chắc chắn
Làm freelancer, bạn phải chuẩn bị tâm lý rằng sẽ có lúc không có công việc ra được tiền. Thậm chí sẽ có lúc bị nợ tiền đầm đìa và sẽ có lúc bị lừa tiền. Với đặc điểm là mọi giao dịch đều có thể diễn ra online. Từ ứng tuyển, phỏng vấn, làm hợp đồng, trao đổi công việc, giao dịch… Đây là miếng mồi ngon cho các tin tặc, những kẻ lừa đảo mạng hoạt động. Một thực trạng khác của freelancer là bóc lột sức lao động.
IT là một ngành khá đặc thù, yêu cầu kiến thức và kỹ năng cao nhưng cũng không tránh khỏi tình trạng phá giá. Nhiều công ty lợi dụng tâm lý các freelancer chưa có kinh nghiệm, mới làm nên trả thù lao rất thấp. Chìa khoá cho vấn đề này chính là bạn phải có đầu óc, sự tỉnh táo khi tìm việc.
Chênh lệch hoặc xáo trộn giờ sinh hoạt
Ưu điểm tự do về thời gian nhìn ở một góc độ khác lại là nhược điểm. Đối với các freelancer ngành IT làm việc với đối tác nước ngoài, việc chênh lệch múi giờ là một khó khăn khá lớn. Các công ty công nghệ nước ngoài lại là nguồn tuyển freelancer lớn nên việc này cũng khá phổ biến trong giới IT. Dù có là 5 giờ sáng hay 12 giờ đêm, nếu khách hàng cần trao đổi bạn cũng cần đáp ứng. Giao tiếp và trách nhiệm là hai yếu tố quan trọng nhất khi làm freelance.
Dễ bị “mắc bẫy ảo tưởng” từ mạng xã hội
Những gì mà các freelancer thành công chia sẻ trên mạng không phải là không thể đạt được. Tuy nhiên mô típ của người khác chưa chắc đã hữu ích với bản thân bạn. Về phía các nhà tuyển dụng, họ sẽ luôn đưa ra những điều tuyệt vời về công việc. Ví dụ như không phải trả tiền bảo hiểm, không mất tiền xăng xe, công việc thì linh hoạt và đôi khi tốt hơn so với người làm full-time.
Tuy nhiên hãy đảm bảo nếu muốn bước vào ngành làm việc tự do, cụ thể hơn là lập trình viên freelance, hãy có đủ kiến thức và kỹ năng. Đồng thời là kế hoạch phát triển rõ ràng cho bản thân cũng như sự tỉnh táo cần thiết để có thể tiến xa hơn trong ngành.
Nhu cầu tuyển dụng và cơ hội việc làm Freelancer IT hiện nay
Nhu cầu tuyển dụng
Cách mạng 4.0 mở ra một thời đại mới với sự hội tụ của các công nghệ khiến việc làm từ xa ngày càng nở rộ. Nhân sự IT theo đó cũng bước vào giai đoạn bùng nổ với nhu cầu cực lớn, trải đều cho tất cả các lĩnh vực.
Nhu cầu nhân lực cho ngành công nghệ thông tin ngày càng có chiều hướng gia tăng. Nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn đặc biệt là cho các bạn sinh viên tốt nghiệp. Trong bối cảnh dịch bệnh yêu cầu phải làm việc từ xa, bạn có thể tìm kiếm việc làm freelancer IT tại các công ty, xí nghiệp, trường học, bệnh viện, các tổ chức, hiệp hội,… Những nơi liên quan đến các lĩnh vực phát triển, sản xuất, lắp ráp, sửa chữa trang thiết bị phần cứng; chuyên thiết kế, triển khai các giải pháp tích hợp về phần cứng và phần mềm; những vấn đề về an ninh mạng như virus, hacker,… Một số vị trí việc làm cụ thể như sau:
– Lập trình viên phần mềm
– Chuyên viên phân tích thiết kế hệ thống
– Quản trị mạng
– Kỹ thuật phần cứng máy tính
– Quản lý, điều phối các dự án công nghệ thông tin
>>> Xem thêm: Ngành công nghệ thông tin ra làm gì? Trường nào đào tạo tốt nhất?
Mức lương freelancer IT
Tại thị trường trong nước, mức thu nhập của nhân viên IT khởi điểm đã có thể đạt 8-9 triệu/ tháng. Với những người có thâm niên kinh nghiệm lâu năm (5 đến 7 năm) mức lương có thể lên đến 30 triệu/ tháng. Tuy nhiên với IT freelancer, lương sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào hiệu quả công việc mà bạn mang lại. Việc bạn có nền tảng và kỹ năng tốt sẽ đem lại cơ hội khi deal lương. Từ đó nhận được mức lương cao hơn trung bình.
Ngoài ra, tùy vào từng lĩnh vực Tester, Develop Engineer, Project Management, Software Architect… mà mức thu nhập sẽ có sự chênh lệch. Những xu hướng nổi bật như big data, fintech sẽ đem lại thu nhập hấp dẫn hơn cho các lập trình viên. Lưu ý cho các freelancer đó chính là nên biết cách thuyết phục khách hàng rằng số tiền họ bỏ ra là xứng đáng. Bởi tính chất của việc thuê freelancer bên ngoài là giảm chi phí cho nhân sự cố định. Vì thế họ sẽ luôn thương lượng mức giá thấp hơn.
Tìm việc làm Freelancer IT ở đâu nhanh nhất?
Nếu xác định làm freelancer IT bạn cần phải kiên nhẫn khi tìm việc. Bởi lẽ các dự án công nghệ rất nhiều. Tuy nhiên đặt trong sự so sánh, nếu như số dự án tăng theo cấp số cộng thì số lượng freelancer tăng theo cấp số nhân. Chưa kể đến freelancer ở các thị trường nước ngoài. Hơn nữa các công ty lớn sẽ hay ưu tiên thuê ngoài cả một ekip thay vì thuê freelancer riêng lẻ. Nên bạn có thể sẽ khó khăn hơn trong việc cạnh tranh tìm các dự án lớn, hấp dẫn.
Một trong những nguồn tìm việc cho các freelancer không thể không nhắc đến là TopCV. TopCV có riêng một mục “Việc làm remote” giúp bạn dễ dàng theo dõi các tin tuyển dụng IT freelancer. Ngoài ra, website còn hỗ trợ người dùng tạo CV online cũng như tự động gợi ý các việc làm phù hợp nhất giúp bạn tăng khả năng ứng tuyển thành công.
Hy vọng những thông tin xoay quanh freelancer IT trên đây hữu ích với bạn. Mong rằng bạn sẽ sớm tìm được công việc mà mình mong muốn.
Nguồn ảnh: Sưu tầm