Đừng vội bỏ việc vì sếp “tồi”, biết đâu đây có thể là cơ hội của bạn

Nếu bạn đang làm việc dưới trướng một người sếp tồi, vô lý mà muốn bỏ việc. Hãy bình tĩnh và suy nghĩ lại vì đây có thể là cơ hội giúp bạn thể hiện bản thân. Những nhân viên có thể “trụ” lại được với người sếp khó tính thường là người có khả năng nhẫn nhịn cao; biết “hạ” cái tôi của bản thân để công việc được suôn sẻ.

Sếp của bạn không bao giờ khen thưởng, công nhận những việc bạn hoàn thành tốt. Bạn luôn phải về muộn giờ trong khi mọi người đều được về sớm. Bạn được giao một núi việc trong khi nhiệm vụ chính còn chưa xong. Tuy nhiên, ngay cả với một người sếp như thế, bạn vẫn có cơ hội cải thiện bản thân. Có người coi đó là một sự khắt khe bản thân cần vượt qua. Cũng có người rút ra bài học từ chính cách quán lý của sếp; và tích lũy thành kinh nghiệm, kỹ năng sau này.

Vậy khi “cơ hội” đến, bạn cần phải làm gì?

Học cách tự tạo động lực cho bản thân

Sếp “tồi” sẽ không bao giờ dành thời gian quan tâm tới việc bạn mất định hướng làm việc. Hay khi bạn không hiểu rõ yêu cầu công việc hay bạn có bất kỳ vấn đề gì. Chắc chắn là họ cũng không bao giờ hào phóng dành cho bạn lời khen; hay sự động viên dù nhỏ mỗi khi bạn hoàn thành xuất sắc một dự án nào đó. Dù đây là điều chẳng nhân viên nào mong muốn; tuy nhiên, bạn buộc phải chấp nhận và học cách tự tạo động lực cho chính mình.

Hãy nhớ rằng, không một ai hiểu bạn bằng bạn. Do vậy, hãy tự khích lệ chính mình; tự tìm những thú vui, phần thưởng để tạo động lực cho bản thân. Chỉ có bạn mới có thể vực bạn dậy chứ không phải bất kỳ ai khác. Sau này, khi nhìn lại, bạn sẽ thấy bản thân thật giỏi vì vẫn làm tốt dù không được tạo điều kiện

sếp tồi

Xác định đúng điều gì nên và không nên làm

Khi đã có kinh nghiệm làm việc dưới trướng một người sếp không tốt; bạn sẽ hiểu việc gì nên làm, việc gì không nên làm. Biết đâu sau này bạn lại trở thành sếp, quản lý? Hãy nhớ lại vị sếp “tồi”của bạn và tự rút ra những bài học cho mình: điều gì mà vị sếp này còn thiếu khi ở cương vị của một nhà lãnh đạo. Thiếu kỹ năng lãnh đạo hay không quyết đoán khi ra quyết định; thiếu quan tâm tới nhân viên; hay không khéo léo khi xử lý tình huống nhân sự.

Cách sếp đối xử với nhân viên, khen thưởng và phạt … đều là những kinh nghiệm quý giá để bạn có thể khắc phục và trở thành một người nhân viên; hay thậm chí là người sếp tốt hơn.

Bạn buộc phải mài giũa kỹ năng giao tiếp của mình

Đối với những vị sếp khó tính, bạn buộc phải rõ ràng, ngắn gọn; khéo léo trong từng cử chỉ, hành vi khi nói chuyện hay đàm phán. Họ thường thiếu kiên nhẫn và tỏ ra khó chịu. Đặc biệt là khi nếu bạn dài dòng hay trình bày vấn đề một cách vòng vo. Do vậy, bạn phải tự rèn luyện và biến kỹ năng giao tiếp của mình trở nên hoàn hảo. Điều này không có nghĩa bạn giao tiếp kém. Tuy nhiên, một khi bạn có thể làm cho một vị sếp khó tính hiểu; thì bạn sẽ không sợ và đủ tự tin để thuyết trình hay đàm phán với bất kỳ ai khác.

Sự kiên nhẫn, khéo léo khi xử lý tình huống và khả năng lay chuyển vấn đề sẽ là những điểm cộng tuyệt vời cho những công việc mới. Một điều quan trọng hơn nữa đó là khả năng làm việc dưới áp lực cao của bạn cũng sẽ tăng. Bởi bạn làm việc dưới một môi trường không hề có sự liên kết nào giữa sếp và nhân viên; bạn sẽ trải qua hàng loạt tình huống éo le không mong muốn.

Xây dựng một nhóm làm việc ăn ý

Sếp “tồi”, sếp khó tính thì không phải chỉ riêng bạn phải chịu đựng. Sẽ luôn có những đồng nghiệp khác cũng trải qua những tình huống oái ăm như bạn. Chính vì thế, xây dựng nhóm làm việc không chỉ giúp bạn làm việc trơn tru, hiệu quả hơn; mà bạn có cơ hội để động viên tất cả mọi người. Điều này sẽ giúp bạn có được sự ủng hộ từ tất cả mọi người. Mỗi khi bạn có bất kỳ thành tích nào, bạn vẫn luôn có một đội nhóm cỗ vũ và làm động lực cho bạn.

Chẳng ai muốn có một người sếp “tồi”, nhưng đó không phải là điều xấu nhất. Nếu bạn chưa thực sự sẵn sàng để nhảy việc; hay chưa tìm được một công việc tốt hơn. Hãy cứ làm công việc hiện tại; học hỏi và tích lũy từ những trải nghiệm và khó khăn hàng ngày bạn phải đối mặt.