Nếu bạn đang làm freelancer, đàm phán lương với khách hàng là viễn cảnh không có gì xa lạ. Tuy nhiên, điều này có thể một số người cảm thấy lo ngại. Giới làm freelancer vẫn truyền tai nhau về tình huống đàm phán lương: Bạn đưa ra một mức giá; bên khách hàng sẽ cười và phản bác bằng một mức giá thấp hơn nhiều. Bạn bắt đầu nuốt nước bọt và ước rằng mình đừng tăng giá cao như vậy (mặc dù không phải vậy) rồi miễn cưỡng đồng ý làm việc với mức giá quá rẻ…
Nếu bạn né tránh việc báo giá và thỏa thuận giá, bạn có thể sẽ bỏ lỡ rất nhiều cơ hội để kiếm cho mình một hợp đồng béo bở với mức thù lao xứng tầm. Trong bài viết dưới đây, TopCV sẽ chỉ cho freelance designer một số bí quyết chốt deal “ngon” hiệu quả, không cần đàm phán quá lâu. Tham khảo ngay nhé!
Thiết lập mức giá tối thiểu
Lần đầu tiên được khách hàng xin báo giá logo chắc hẳn bạn sẽ cảm thấy phấn khích, sau đó sẽ hơi hoang mang. Thông thường, bạn sẽ dễ dàng đưa ra một mức giá “trên trời” bạn muốn mà không quan tâm tới rủi ro khách hàng có thể từ chối báo giá của bạn ngay lập tức. Đây rõ ràng không phải là cách hiệu quả để định giá bất kỳ tác phẩm sáng tạo nào và chắc chắn cũng không phải là giải pháp bền vững về mặt tài chính.
Thay vào đó, ở mức tối thiểu, bạn cần biết được chi phí mà bạn phải chi trả trong thời gian nhận job là bao nhiêu cũng như thời gian job kéo dài bao lâu. Một mức giá sàn đảm bảo trang trải cuộc sống và tương xứng với thời gian bỏ ra là hợp lý.
Cho dù bạn chọn trả thù lao theo giờ hay theo ngày, tính phí cố định/dự án, nếu không có mức giá tối thiểu, cuộc sống của bạn sẽ gặp khó khăn hơn nhiều.
>> Xem thêm: Tất tần tật về công việc freelance thiết kế bạn nên biết
Hiểu rõ giá trị công việc của một freelance designer
Là một freelancer designer, bạn sẽ thường xuyên gặp phải tình huống khách hàng tiềm năng trả giá thấp cho hơn công việc của bạn. Bạn không nên xem đó là một vấn đề cá nhân, cũng đừng đổ vì bạn không làm một vị trí fulltime cố định.
Những người không có chuyên môn dường như có định kiến với công việc thiết kế rằng những gì bạn làm là “sở thích” hoặc không được xem là một công việc thực sự.
Một trong những mục tiêu chính của bất kỳ cuộc gặp mặt đầu tiên với khách hàng tiềm năng chính là giúp họ hiểu được giá trị công việc của bạn – 1 freelance designer chuyên nghiệp. Chỉ vì ai đó cho rằng một dự án có giá trị X không có nghĩa là dự án đó không thể có giá trị Y.
Doanh nghiệp chi tiền cho những thứ họ đánh giá cao. Là một người làm việc tự do, trước khi bạn đồng ý về quy mô và giá cả cho một dự án, bạn có rất nhiều cơ hội để khẳng định những gì bạn đang mang lại cho doanh nghiệp đó.
>> Xem thêm: Việc làm thiết kế đồ họa online – Công việc “hái ra tiền”
Freelance designer cần học cách đặt câu hỏi phù hợp
Trước khi báo giá bất kỳ ai, điều quan trọng là bạn phải đặt câu hỏi và lắng nghe câu trả lời một cách cẩn thận. Nếu bạn hỏi đúng người, bạn có thể xây dựng nền tảng cho một dự án thành công – cả về mặt sáng tạo và tài chính.
Một phương pháp mà bạn có thể thử là đặt câu hỏi Three Whys (3 câu hỏi tại sao) – Why this (Tại sao là công việc này)? Why me (Tại sao lại chọn tôi)? Why now (Tại sao vào thời điểm bây giờ)? Những câu hỏi này sẽ gợi ý những câu trả lời chi tiết cho việc báo giá của bạn. Thay vì chỉ trả lời và báo giá từ một brief được đưa ra, khách hàng của bạn có thể được mời tham gia cùng bạn phác thảo tư duy, chiến lược đằng sau dự án.
Bạn càng có cái nhìn sâu sắc, bạn càng có thể hiểu rõ hơn giá trị mà bạn có thể tạo ra cho doanh nghiệp của họ. Càng đi sâu vào cuộc trò chuyện này, bạn càng có thể xây dựng được nhiều niềm tin hơn.
Mối quan hệ của freelance designer với khách hàng trong suốt quá trình này chuyển từ nhà cung cấp sản phẩm sang nhà cung cấp dịch vụ. Hãy nghĩ về các dịch vụ vốn đã linh hoạt từ trước. Vai trò của bạn là phục vụ nhu cầu của khách hàng theo cách tốt nhất có thể. Họ càng tin tưởng bạn, thì họ càng có xu hướng nghe theo chuyên môn của bạn khi bàn bạc về một kế hoạch hành động.
Một cách tiếp cận khác là phát triển một bảng câu hỏi để khám phá. Tập trung vào những phần thông tin quan trọng nhất theo quan điểm của bạn, lập danh sách các câu hỏi chính. Những điều này có thể bao gồm thương hiệu, mục tiêu của công ty và có thể là cái nhìn sâu sắc về các chiến dịch hoặc chiến lược trước đây đã hoạt động, cùng với những chiến lược chưa hoạt động. Một bảng câu hỏi khám phá phải luôn bao gồm các nguyên tắc cơ bản như suy nghĩ ban đầu về ngân sách và ý tưởng về tiến trình.
Không có cách nào đúng để lên cấu trúc được câu hỏi của bạn về khách hàng, ngoài việc phát triển một chiến lược phù hợp nhất với bạn theo thời gian. Nếu bạn chỉ mới bắt đầu, thì hãy thử nghiệm. Hãy nhớ ghi lại bất kỳ lỗi nào xuất hiện trong dự án, từ đóm bạn có thể làm tốt hơn vào lần sau.
Làm quen với việc “phục vụ” hơn là bán hàng
Khách hàng không đơn thuần muốn được bán hàng, mà mong muốn nhận được dịch vụ hơn từ người làm freelance designer. Thay vì bán sản phẩm cho khách hàng, bạn có thể tập trung vào việc mang tới dịch vụ tốt nhất. Bạn có thể giúp họ giải quyết vấn đề hoặc những thách thức kinh doanh cơ bản này bằng cách nào? Làm cách nào để bạn có được nhiều khách hàng hơn, thúc đẩy doanh số bán hàng của doanh nghiệp nhiều hơn, tăng lượng theo dõi trên mạng xã hội của họ?
Bạn nên tập trung năng lượng của bạn vào việc đặt câu hỏi trước khi báo giá của bạn. Thông qua cuộc trò chuyện và một số hướng dẫn khái quát, khách hàng của bạn có thể bắt đầu tự nhận ra giá trị của bạn một cách sâu sắc hơn. Đây có vẻ như là một thách thức nếu bạn không quen với nó, nhưng tin tôi đi, đặt câu hỏi hiệu quả hơn nhiều so với việc bắt đầu một cuộc đàm phán mà không có thông tin phù hợp, bởi việc đặt câu hỏi nó giúp xua tan mọi cảm giác về “hội chứng kẻ mạo danh” mà bạn có thể phải đối mặt .
Nó cũng chuyển trọng tâm từ bạn sang khách hàng – những người quan trọng nhất ở giai đoạn này. Hãy nhớ rằng họ thích cảm thấy như vậy, cũng giống như bạn thích được phục vụ khi là một khách hàng sử dụng một dịch vụ nào đó.
Tìm hiểu giới hạn của cả hai bên
Khi bạn đã có báo giá của mình, hãy tiến tới việc đặt ra ranh giới rõ ràng. Điều này sẽ có lợi cho cả hai bên. Đầu tiên, hãy soạn thảo hợp đồng với các điều khoản rõ ràng. Đây là một hợp đồng cơ bản mà bất kỳ ai cũng có thể đọc và nhanh chóng hiểu được bản chất thỏa thuận của bạn là gì. Tài liệu này trở thành xương sống của dự án. Nó không chỉ giúp hai bên hiểu những việc không thể thực hiện được, mà còn có thể chỉ ra thời điểm xem xét hoặc thảo luận công việc bổ sung. Bất kỳ việc mua bán nào hoặc thay đổi bản chất của thỏa thuận của bạn cần phải được đưa vào trong thỏa thuận điều khoản chỉnh sửa.
Luôn hướng tới việc cả hai bên ký kết hợp đồng này trước khi tiến hành bất kỳ công việc nào. Đảm bảo bao gồm chi tiết về lịch trình thanh toán, thời điểm thanh toán một phần hoặc thời điểm quyết toán hợp đồng.
Chỉ cần nhớ rằng, tất cả nên được bắt đầu bằng một cuộc trò chuyện thay vì một cuộc thương lượng, nghe sẽ dễ dàng hơn phải không?