Lương thưởng là một trong những yếu tố người lao động cân nhắc nhất khi ứng tuyển vào bất kì đâu. Việc nhận mức lương xứng đáng với công sức bỏ ra hay không ảnh hưởng trực tiếp đến mức độ gắn kết với tổ chức, công ty. Vậy bí kíp deal lương là gì?
1. Deal lương là gì? Khi nào cần deal lương?
“Deal” là từ tiếng anh có nghĩa là sự thoả thuận. Deal lương là gì? Deal lương là cách nói về quá trình thương lượng, đàm phán mức lương giữa nhà tuyển dụng và ứng viên.
Trên thực tế, không phải cứ vị trí công việc giống nhau thì có mức lương giống nhau. Mức lương của mỗi nhân viên trong công ty là khác nhau. Điển hình nhất là năng lực cá nhân. Vì khả năng mỗi người là khác nhau nên mức lương là khác nhau. Hơn nữa, nhà tuyển dụng luôn đưa ra mức lương chênh lệch với mức mà ứng viên mong muốn (thường là thấp hơn). Khi đó, ứng viên phải có những lập luận, lý lẽ để thuyết phục họ rằng bản thân xứng đáng với mức lương phù hợp hơn. Vậy deal lương như thế nào sẽ dẫn đến kết quả như ý?
>>> Xem thêm: Kỹ năng deal lương với nhà tuyển dụng: 5 nguyên tắc vàng
2. Hướng dẫn deal lương thành công
Dưới đây là một số chú ý về cách deal lương khi phỏng vấn có thể sẽ hữu ích với bạn.
2.1 Xác định khoảng deal lương (phù hợp với tình hình thực tế trên thị trường)
Muốn thỏa thuận thành công, trước tiên bạn phải tìm hiểu kỹ về công việc mình ứng tuyển. Trong đó bao gồm cả mức lương trung bình hiện tại của vị trí đó trên thị trường. Ngoài ra, nguồn tham khảo hữu dụng khác là những đồng nghiệp tương lai hoặc làm cùng lĩnh vực tại các tổ chức khác. Việc tìm hiểu kỹ sẽ chứng tỏ ứng viên rất quan tâm đến công việc. Như vậy không những có lợi thế khi deal lương mà còn ghi điểm tuyệt đối với nhà tuyển dụng.
2.2 Nổi bật những điểm mạnh, năng lực nổi bật của bản thân
Khi nhìn vào CV, mọi thông tin sẽ rất sơ lược. Vì thế hãy nói chi tiết hơn về những kinh nghiệm mình có được từ các công việc trước. Đồng thời “show” ra các kỹ năng, năng lực nổi bật của bản thân. Tuy nhiên hãy nhớ phô diễn có chọn lọc. Bởi nhà tuyển dụng không phải điều tra viên. Họ không cần biết tất tần tật về bạn. Chỉ cần những điểm liên quan đến công việc mà thôi. Năng lực phải tương xứng với mức lương như vậy mới dễ dàng thuyết phục họ theo ý mình.
2.3 Hứa hẹn những đóng góp cho công ty
Một điểm nữa trong cách đàm phán lương hiệu quả là cam kết về những gì mình có thể đóng góp cho công ty. Hãy cho họ thấy sự cầu tiến, nhiệt huyết của bạn với công việc. Đây cũng sẽ là một điểm cộng cho việc deal lương dễ dàng hơn.
2.4 Lựa chọn thời điểm đàm phán lương
Dù lương là yếu tố quan tâm tiên quyết nhưng đừng vội vàng đề cập đến ngay từ đầu. Thay vào đó, hãy dành thời gian gây ấn tượng tốt cho nhà tuyển dụng. Sau khi cho họ thấy năng lực của bản thân, họ có thể sẽ dành những lời khen cho bạn. Khi đó việc thỏa thuận lương sẽ dễ dàng hơn.
2.5 Thái độ lịch sự
Không phải ai cũng có nhiều kinh nghiệm để trình bày. Đặc biệt đối tượng là các bạn sinh viên mới ra trường. Hầu hết nhà tuyển dụng sẽ đánh giá cao thái độ làm việc và các kỹ năng mềm liên quan. Hãy thể hiện mình là người cầu tiến, tiếp thu và học hỏi nhanh. Ngoài ra cần hiểu rõ về bản thân và tự tin vào năng lực của bản thân. Ngoài ra, ứng viên cũng nên kiềm chế và bĩnh tĩnh trước các câu hỏi phỏng vấn. Bạn không nên để cảm xúc quá đà lấn át. Đặc biệt cách đàm phán lương của nhiều người vô tình khiến họ giống như quá tham lam, thực dụng.
2.6 Đặt câu hỏi ngược nếu bạn không thể đưa ra con số cụ thể
Khi phỏng vấn, nhà tuyển dụng đương nhiên sẽ có sẵn mức lương thương lượng. Vì thế đừng vội vàng đưa ra con số cụ thể nếu bạn chưa chắc chắn. Tốt nhất, hãy đá quả bóng đó lại về phía nhà tuyển dụng. Bởi nếu sai sót, không những bạn bị trả lương thấp hơn mức trung bình mà còn có thể sẽ không được chọn.
3. Những sai lầm khiến đàm phán lương thất bại
3.1 Đưa ra mức lương quá cao
Nhiều người nghĩ cách deal lương hiệu quả là ra một mức cao hơn thông thường để nhà tuyển dụng “giảm xuống là vừa”. Vậy nhưng điều này có thể khiến bạn bị đánh giá tệ hơn. Những gì bạn mang đến có thể nhiều người khác cũng có. Deal lương quá cao trong trường này thể hiện bạn đang đánh giá quá cao bản thân.
3.2 Mang vấn đề cá nhân vào cuộc đàm phán lương
Hãy chứng minh thực lực của bản thân. Liệu rằng bạn có đủ kỹ năng để đáp ứng công việc này hay không. Đó là cái bạn nên thể hiện ra cho nhà tuyển dụng thấy. Tuyệt đối không kể về những khó khăn cá nhân mà đòi hỏi mức lương cao để giúp cải thiện khó khăn đó. Như vậy không khác gì bạn đang đi xin người khác giúp mình.
3.3 So sánh với mức lương ở những công ty khác, đặc biệt là công ty cũ
Hãy thận trọng khi nói về mức lương cũ hoặc ở các công ty đối thú. Có thể vị trí hiện tại sẽ có mức lương cao hơn nhưng họ muốn thử thách bạn. Nhà tuyển dụng luôn muốn thấy nhiều điều hơn ở ứng viên nên sẽ tìm cách để làm khó bạn một chút. Việc nhắc đến mức lương cũ hoặc ở các công ty khác sẽ vô tình tạo sự so sánh không mấy tích cực. Việc so sánh này có thể làm nhà tuyển dụng không hài lòng. Vì thế cách deal lương này khá rủi ro.
>>> Tin liên quan: Lương cơ bản là gì? Cách tính lương cơ bản năm 2021
3.4 Chấp nhận mức lương ngay lần deal đầu tiên
Câu chốt đàm phán tốt nhất bạn nên nói là “Hãy để tôi nghĩ thêm về việc này”. Trong khi chờ đối phương phản hồi, hãy thực sự nghĩ về nó. Bạn hãy xem xét thật kỹ bởi có thể sẽ có những đề nghị tiềm năng hơn đang chờ. “Kiêu” một chút trong đàm phá cũng không có gì thiệt. Đôi khi như vậy cũng mang lại lợi thế khiến nhà tuyển dụng phải theo bạn.
Deal lương luôn là vấn đề khiến nhiều ứng viên đau đầu do không có nhiều kinh nghiệm. Với những thông tin trên, Blog TopCV hy vọng đã giúp bạn giải quyết băn khoăn về deal lương là gì và làm sao để deal được mức lương mong muốn. Nếu như bạn muốn tìm những công việc lương cao có thể truy cập TopCV. Tại TopCV bạn có thể tìm thấy rất nhiều việc làm lương cao tại những tập đoàn và công ty nổi tiếng.