Công việc của merchandiser là gì? Có vất vả không?

công việc của merchandiser
công việc của merchandiser

Các doanh nghiệp hiện nay rất quan tâm và chú trọng trong tuyển dụng vị trí merchandiser. Bộ phận này đóng vai trò rất lớn trong việc duy trì tiến độ công việc và đảm bảo sự thống nhất trong dây chuyền sản xuất. Vậy công việc của merchandiser là gì và vì sao nó lại quan trọng đến vậy? Tất cả sẽ được Blog TopCV lý giải trong bài viết này và giúp bạn đọc có cái nhìn chân thực nhất về công việc của merchandiser.

Merchandiser là gì?

Merchandiser hay nhân viên quản lý đơn hàng là người chịu trách nhiệm về việc quản lý và theo dõi các đơn đặt hàng của khách, đảm bảo hàng hóa và dịch vụ khi đến tay người tiêu dùng sẽ đạt được chất lượng đáp ứng được nhu cầu, thị hiếu của khách. Merchandiser là một khái niệm phổ biến trong các doanh nghiệp sản xuất, đặc biệt là trong ngành may mặc.

Mặc dù merchandiser không trực tiếp tham gia vào quá trình thiết kế và sản xuất, tuy nhiên bộ phận này lại đóng vai trò quan trọng khi chịu trách nhiệm từ khâu đầu tiên đó chính là nguyên liệu. Merchandiser cũng là người nghiên cứu và nắm bắt xu hướng của người dùng, khảo sát giá cả trên thị trường để đưa ra các phương hướng sản xuất tốt nhất. Do vậy, nhiều người cho rằng vị trí Merchandiser đóng vai trò như “cán cân” cân bằng giữa lợi ích của khách hàng, nhà sản xuất và đơn vị cung ứng nguyên vật liệu, đồng thời có khả năng tác động để tối ưu hóa lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Merchandiser là khái niệm phổ biến trong ngành mày mặc.
Merchandiser là khái niệm phổ biến trong ngành mày mặc.

Công việc của merchandiser là gì?

Về cơ bản, công việc của Merchandiser – Nhân viên quản lý đơn hàng sẽ thực hiện các nhiệm vụ sau:

  • Tiếp nhận thông tin đơn hàng của khách đảm bảo doanh số bán hàng được ổn định
  • Tham gia vào quá trình chuẩn bị đơn hàng mẫu và gửi khách để ghi nhận phản hồi
  • Đàm phán để thống nhất về mẫu mã, chất lượng sản phẩm, nhận confirm giá và soạn thảo hợp đồng
  • Theo dõi quá trình sản xuất đơn hàng đảm bảo mọi hoạt động sản xuất được diễn ra đúng tiến độ, bao gồm từ bộ phận sản xuất, đơn vị vận tải…
  • Tính toán chi phí để đảm bảo tối ưu hóa lợi nhuận
  •   Thống kê các số liệu về hiệu suất bán hàng và lập bảng báo cáo cho cấp trên.
  • Ghi nhận phản hồi của khách hàng đối với sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp và duy trì mối quan hệ tích cực với khách hàng, đối tác
  • Phân tích và nghiên cứu dữ liệu bán hàng, tình hình thị trường, từ đó đề xuất chiến lược phát triển sản phẩm để nhằm gia tăng lợi nhuận, tăng doanh số bán hàng và mở rộng thương hiệu   

>>> Xem thêm: Merchandise là gì? Cơ hội việc làm và tương lai ngành merchandise

Phân loại vị trí merchandiser trên thị trường

Mỗi vị trí merchandiser sẽ có những nhiệm vụ và công việc khác nhau
Mỗi vị trí merchandiser sẽ có những nhiệm vụ và công việc khác nhau

Merchandise đơn hàng FOB

Merchandise đơn hàng FOB chịu trách nhiệm theo dõi và quản lý các đơn hàng của khách hàng trong nước hoặc nước ngoài khi họ có nhu cầu về xuất khẩu. Nhân viên Merchandise đơn hàng FOB sẽ phải đảm bảo các vấn đề liên quan đến toàn bộ quá trình thực hiện đơn hàng, từ khâu cung ứng nguyên vật liệu, khâu sản xuất và thủ tục để xuất khẩu đơn hàng.

Merchandise đơn hàng CMT

Merchandise đơn hàng CMT thực hiện nhiệm vụ theo dõi các đơn hàng gia công. Họ có trách nhiệm thực hiện các quy trình sản xuất bao gồm việc cắt, may và hoàn thiện sản phẩm đáp ứng yêu cầu của phía khách hàng. Đặc biệt, vị trí này không phải chịu trách nhiệm trong khâu cung cấp nguyên liệu như FOB, thay vào đó nhiệm vụ này do bên đặt hàng gia công thực hiện cung ứng.

Merchandise đơn hàng sản xuất và cung ứng nội địa

Đây là vị trí theo dõi và quản lý các đơn hàng sản xuất, cung ứng nội địa trong nước. Việc phân chia quản lý các thị trường khác nhau sẽ giúp giảm tải số lượng và áp lực cho Merchandise. Từ đó tạo động lực cho nền kinh tế nội địa phát triển và tối ưu được các chi phí cho quá trình sản xuất.

Merchandise tổng hợp

Merchandise tổng hợp là những người quản lý toàn bộ công việc của các bộ phận kể trên, bao gồm cả Merchandise đơn hàng FOB, CMT và cả merchandise đơn hàng cung ứng nội địa. Do đó, Merchandise tổng hợp thường sẽ yêu cầu cao hơn về mặt chuyên môn và phải có kỹ năng quản lý tốt.

Một Merchandise cần có những tố chất, kỹ năng gì?

Ngoài những phẩm chất cần thiết như sự quyết đoán để đưa ra những quyết định quan trọng, đảm bảo hoạt động giao dịch không bị gián đoạn; sự trung thực giúp Merchandise luôn duy trì được uy tín của mình; sự nhanh nhẹn giúp Merchandise  có thể kiểm soát mọi hoạt động hoạt động sản xuất, bàn giao đơn hàng được diễn ra kịp thời và đúng tiến độ, một Merchandise còn phải sở hữu các kỹ năng đặc biệt khác để đáp ứng công việc. Bao gồm:

Kỹ năng giao tiếp trong kinh doanh

Công việc của Merchandiser thường phải liên hệ và trực tiếp làm việc với khách hàng, đối tác, các nhà cung cấp, đơn vị vận chuyển… Do vậy, Merchandiser phải có kỹ năng giao tiếp tốt để có thể dễ dàng trao đổi, kết nối với khách hàng, từ đó có thể tạo dựng và duy trì được mối quan hệ làm việc lâu dài với các đối tác.

Kỹ năng phân tích tốt

Để nắm bắt được sự thay đổi của thị trường, một Merchandiser phải có kỹ năng phân tích tốt để đánh giá và nhận định được xu hướng hoặc thị hiếu của công chúng. Từ đó đề xuất những chiến lược phát triển kịp thời nhằm nâng cao hiệu suất của các đơn hàng và hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Kỹ năng tin học

Kỹ năng tin học sẽ hỗ trợ công việc của merchandiser rất nhiều trong mọi quy trình từ khâu quản lý, lên kế hoạch đến phân tích và nghiên cứu chiến lược… Sử dụng thành thạo tin học sẽ giúp Merchandiser có thể quản lý các đơn hàng, lưu trữ dữ liệu một cách dễ dàng. Ngoài ra, tin học cũng sẽ giúp Merchandiser có thể kết nối đến mọi người một cách nhanh chóng và rộng rãi hơn.

Kỹ năng đàm phán

Trong quá trình làm việc với khách hàng, Merchandiser cần biết cách để đàm phán các vấn đề liên quan đến mẫu mã, chất lượng, giá cả, các điều khoản hợp đồng… Tất cả phải đảm bảo được diễn ra một cách suôn sẻ dựa trên sự thống nhất và tôn trọng, cân bằng hài hòa về quyền lợi của khách hàng và nhà sản xuất.

Thực tế thì công việc nào cũng sẽ có những vất vả riêng, tùy vào đặc thù của mỗi ngành nghề và vị trí khác nhau mà mức độ công việc cũng sẽ những điểm khác biệt. Tuy nhiên, nếu thật sự đam mê và không ngừng trau dồi kỹ năng nghề nghiệp, ứng viên có thể dễ dàng xử lý công việc một cách hiệu quả và gia tăng cơ hội thăng tiến trong sự nghiệp.

Mặc dù công việc của merchandiser đòi hỏi ứng viên phải đáp ứng nhiều điều kiện về mặt chuyên môn và kỹ năng. Tuy nhiên, đây cũng xem làm một công việc tiềm năng và sở hữu cơ hội thăng tiến rộng mở. Nếu ứng viên cảm thấy quan tâm và hứng thú với công việc của merchandise, hãy truy cập TopCV để không bỏ lỡ những cơ hội việc làm hấp dẫn.