Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của các phương tiện khác nhau, truyền thông đã và đang bùng nổ mạnh mẽ. Ngành này bao gồm nhiều lĩnh vực nhỏ, trong đó có truyền thông nội bộ. Đây là một vị trí quan trọng, được ví như “linh hồn” của tổ chức, doanh nghiệp giúp gắn kết các thành viên với nhau.
Chính vì thế, ngày càng nhiều bạn trẻ định hướng theo ngành “hot” này và khởi điểm với vị trí Communication Intern. Vậy Communication Intern làm những gì? Những câu hỏi ứng viên gặp khi đi ứng tuyển vị này là gì? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây của BlogTopCV.vn.
Communication Intern là gì?
Communication Intern – Thực tập sinh Truyền thông nội bộ là những nhân sự học việc tại phòng truyền thông của doanh nghiệp, công ty tùy theo sự sắp xếp của mỗi đơn vị. Họ chưa được gọi là nhân viên chính thức, có nhiệm vụ hỗ trợ Chuyên viên truyền thông nội bộ cứng của doanh nghiệp, xây dựng các hoạt động chung để gắn kết các nhân sự với nhau.
Có thế thấy, các thành viên trong ban truyền thông nội bộ có tầm quan trọng rất lớn, là những người kết nối truyền đạt thông điệp và tầm nhìn của lãnh đạo tới các nhân viên, giúp họ ý thức được vai trò và đóng góp của mình cho sự phát triển của doanh nghiệp. Ngoài ra, truyền thông nội bộ không chỉ mang lại hiệu quả bên trong doanh nghiệp mà còn giúp xây dựng thương hiệu hình ảnh đẹp trong mắt các đối tác, khách hàng.
Mô tả công việc của Communication Intern
Công việc của một thực tập sinh truyền thông nội bộ phần nào đã được phản ánh trong khái niệm nêu ở trên. Dưới đây, BlogTopCV sẽ liệt kê một vài đầu việc chi tiết mà Communication Intern đảm nhiệm trong thời gian làm việc tại doanh nghiệp.
- Hỗ trợ lập kế hoạch các sự kiện nội bộ xuyên suốt năm và dự toán ngân sách cho các hoạt động đó.
- Đưa ra ý tưởng cho các chương trình nhằm gắn kết nhân viên, xây dựng tinh thần doanh nghiệp. Có thể những ý kiến này chưa thực sự hoàn hảo nhưng cũng giúp thực tập sinh rút ra bài học, tích lũy thêm kinh nghiệm, kiến thức.
- Kết nối các bộ phận cùng triển khai kế hoạch các chương trình, sự kiện nội bộ được Ban Lãnh đạo công ty phê duyệt.
- Cập nhật thông tin, hỗ trợ viết bài và biên tập nội dung trên các kênh truyền thông nội bộ của công ty như bản tin nội bộ, website, các tài khoản mạng xã hội, email, tập san doanh nghiệp,.….
- Hỗ trợ xây dưng các ấn phẩm truyền thông nội bộ từ khâu lên ý tưởng, nội dung, biên tập, thiết kế đến phát hành.
- Phối hợp với team Media để phát triển nội dung/ kịch bản cho các album ảnh và video clip.
- Thực hiện báo cáo công việc cho người hướng dẫn trực tiếp hoặc trưởng bộ phận hoặc các lãnh đạo khác.
Câu hỏi khi ứng tuyển vị trí Communication Intern
Khi đi phỏng vấn vị trí Communication Intern các ứng viên sẽ được hỏi 2 nhóm câu hỏi gồm câu hỏi chung và kiến thức chuyên môn. Cụ thể:
Câu hỏi chung
Đây chủ yếu là câu hỏi về thông tin cá nhân, mục tiêu ngắn hạn – dài hạn của ứng viên. Từ đó, nhà tuyển dụng sẽ xác định ứng viên phù hợp hay không? Một số câu hỏi hầu hết người phỏng vấn sẽ hỏi gồm:
- Bạn hãy giới thiệu ngắn gọn về bản thân của mình?
- Tại sao bạn lại muốn trở thành thực tập sinh truyền thông nội bộ của chúng tôi?
- Khi trở thành thực tập, bạn đặt ra mục tiêu ngắn hạn và dài hạn như thế nào?
- Bạn nhận thấy điểm mạnh và điểm yếu của mình trong công việc là gì?
- Trước khi tham gia phỏng vấn, bạn đã tìm hiểu những thông tin gì về doanh nghiệp của chúng tôi?
- Bạn mong muốn điều gì ở vị trí thực tập của mình?
Câu hỏi chuyên môn
Bên cạnh những câu hỏi chung kể trên, nhà tuyển dụng sẽ hỏi thêm các câu hỏi chuyên môn để xác định sự phù hợp của ứng viên với vị trí đang trống. Vì ứng viên chủ yếu là sinh viên hoặc mới ra trường chưa có kinh nghiệm nên các câu hỏi sẽ chủ yếu xoay quanh kiến thức học trong trường. Cụ thể:
- Theo bạn, thực tập sinh truyền thông nội bộ sẽ làm những công việc gì?
- Đâu là yếu tố quan trọng nhất một Communication Intern?
- Bạn đánh giá điểm nào của bản thân phù hợp để làm truyền thông nội bộ?
- Đâu sẽ là những áp lực khiến bạn cảm thấy khó để kiếm soát nhất trong công việc?
- Bạn có nghĩ rằng ý kiến của cấp trên luôn đúng và sẽ thực hiện theo mà không đề xuất thêm ý tưởng nào không?
- Bạn đã biết và từng tiếp xúc với những công cụ làm việc nội bộ nào chưa? Nếu có, hãy trình bày kinh nghiệm sử dụng và chức năng của công cụ đó với công việc.
- Bạn có khả năng chụp ảnh và chỉnh sửa ảnh cơ bản không?
Ngoải ra, để đánh giá kỹ hơn, một vài nhà tuyển dụng có đặt thêm những tình huống thực chiến cho ứng viên. Nhờ đó, sẽ thấy rõ sự nhạy bén trong xử lý tình huống và lên kế hoạch thực hiện của ứng viên.
>>> Xem thêm: Xin việc ngành truyền thông và những điều bạn cần biết
Communication Intern cần tố chất, kỹ năng gì?
Muốn trở thành một Communication Intern, ứng viên không chỉ nắm được những kỹ năng cơ bản, kiến thức chuyên môn mà còn phải có những tố chất phù hợp.
Tố chất Communication Intern cần có
- Hoạt ngôn, tích cực và giàu năng lượng, thường là người hướng ngoại.
- Biết lắng nghe và truyền tải thông điệp tốt.
- Nhạy bén, có tư duy linh hoạt và khả năng sáng tạo.
- Trung thực, dám nghĩ dám làm, có chính kiến.
Các kỹ năng Communication Intern cần có
Giống như nhân viên truyền thông nội bộ, các thực tập sinh cũng cần phải có các kỹ năng sau:
Kỹ năng giao tiếp
Một trong số những kỹ năng mà người làm truyền thông cần có chính là giao tiếp. Bởi lẽ, truyền thông là quá trình các bên trao đổi, tương tác trực tiếp với nhau. Sở hữu kỹ năng giao tiếp, một Communication Intern sẽ cư xử một cách khéo léo trong mọi tình huống, đồng thời hỗ trợ truyền tải thông điệp và thu hút được công chúng mục tiêu.
Kỹ năng làm việc nhóm
Mỗi sự kiện nội bộ của doanh nghiệp đều có sự tham gia của rất nhiều bộ phận khác nhau. Chính vì thế, thực tập sinh truyền thông nội bộ cần phải có kỹ năng làm việc nhóm để kết nối với mọi người nhằm đạt được mục tiêu công việc.
Kỹ năng thuyết trình, dẫn chương trình
Dù chỉ là thực tập sinh nhưng các bạn vẫn có thể lọt “mắt xanh” của các sếp, trở thành dẫn chương trình cho những sự kiện nội bộ nên bạn phải trang bị cho bản thân khả năng thuyết trình và nói trước đám đông. Nếu bất ngờ một ngày nào đó, sếp chỉ đích danh làm MC thì cũng tự tin nhận nhiệm vụ và hoàn thành xuất sắc.
Kỹ năng tổ chức và quản lý
Đa số thực tập sinh đều có mục tiêu sẽ trở thành người làm truyền thông giỏi. Chính vì vậy, ứng viên ít nhiều phải có khả năng tổ chức, sắp xếp và lập kế hoạch cho mỗi sự kiện. Trong thời gian thực tập, các bạn có thể tích lũy thêm kinh nghiệm, nâng cao kỹ năng này, đồng thời quan sát, học hỏi người hướng dẫn cách quản lý, phân công công việc phục vụ mục tiêu của bản thân.
Sáng tạo và nhạy bén
Ngành truyền thông nói chung và truyền thông nội bộ nói riêng đều đòi hỏi tính sáng tạo rất lớn. Bởi lẽ, để tạo ra những nội dung hấp dẫn, thú vị, người làm truyền thông nội bộ phải liên tục tìm ra những phương thức độc lạ ít hoặc chưa ai làm. Có thể nói, sáng tạo và nhạy bén chính là “chìa khóa” thành công của nhân sự ngành truyền thông. Thế nên, một Communication Intern muốn theo đuổi và trở thành chuyên viên truyền thông nội bộ giỏi nhất định phải sở hữu “chiếc khóa” này.
Kỹ năng chỉnh sửa hình ảnh, dựng video
Người làm truyền thông giỏi không thể bỏ qua kỹ năng chỉnh sửa hình ảnh và quay dựng video. Thực tập sinh có khả năng chỉnh sửa hình ảnh và video sẽ nhận được rất nhiều lợi thế, dễ ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng. Ngoài ra, Communication Intern cần sử dụng thành thạo các công cụ bổ trợ giúp làm việc hiệu quả hơn.
Mức lương của thực tập sinh truyền thông nội bộ
Công việc chính của Communication Intern chủ yếu là học tập và rèn luyện các kiến thức, kỹ năng công việc chuyên môn nên khi quyết định ứng tuyển, ứng viên không nên quá chú trọng về lương. Bên cạnh một số doanh nghiệp chỉ hỗ trợ dấu thực tập, không trả lương cho vị trí thực tập sinh vẫn còn rất nhiều doanh nghiệp, công ty lớn trả lương.
Tùy vào quy mô công ty và mức độ công việc, lương trung bình của một Communication Intern dao động từ 1 – 3 triệu đồng/tháng. Với mức này, các bạn có thể trang trải một phần chi phí sinh hoạt hàng ngày.
Ngoải trợ cấp, trong quá trình làm việc, ứng viên sẽ tích lũy thêm nhiều kiến thức, kinh nghiệm thực chiến giúp tiến bộ nhanh chóng trong công việc sau này. Những điều này có giá trị lớn hơn phần hỗ trợ lương rất nhiều.
>>> Xem thêm: 3 Việc Làm Thêm Ngành Truyền Thông Bạn Nên Thử
Hướng dẫn viết CV Communication Intern
Tùy từng vị trí, mẫu CV xin việc truyền thông nội bộ sẽ khác nhau, cần điều chỉnh sao phù hợp. Đa số ứng viên ứng tuyển vị trí thực tập sinh đều chưa có kinh nghiệm nhiều nên CV xin việc cần phải chuẩn bị kỹ lưỡng để thu hút nhà tuyển dụng.
Ngay từ khi đi học nếu đi làm thêm các công việc liên tới vị trí bạn ứng tuyển, hãy liệt kê vào CV. Bên cạnh đó, trong quá trình học tập đạt được thành tích, giải thưởng chuyên ngành hoặc tham gia tổ chức các sự kiện cũng nên ghi vào CV. Bởi dù tuyển thực tập sinh, doanh nghiệp vẫn ưu tiên chọn những ứng viên có điểm mạnh thay vì chọn người không có gì.
Nếu chưa biết cách viết, ứng viên có thể tham khảo các mẫu đơn xin việc và chỉnh sửa lại sao phù hợp nhất là được. Đừng quên TopCV.vn hỗ trợ công cụ tạo CV số 1 Việt Nam cung cấp nhiều mẫu CV ấn tượng, giúp ứng viên dễ dàng gia nhập vào hệ sinh thái kết nối tuyển dụng giữa doanh nghiệp và ứng viên.
Tìm việc làm Communication Intern ở đâu?
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng nhu cầu tuyển dụng việc làm thực tập sinh nội bộ sẽ còn tăng mạnh trong tương lai nhưng số lượng nhân lực chất lượng cao ở nước ta chưa nhiều. Để trau dồi vốn kiến thức và các kỹ năng liên quan, bạn cần tìm được một môi trường tốt để trải nghiệm trong quãng thời gian đi làm thực tập sinh. Đây chính là lợi thế để các ứng viên trẻ bước chân vào nghề hot này.
Công nghệ thông tin phát triển nhanh chóng, tất cả mọi người đều dễ dàng tiếp cận thông tin tuyển dụng từ nhiều nguồn khác nhau. Những nguồn mà thực tập sinh truyền thông nội bộ có thể theo dõi, tìm việc gồm:
- Các group, hội nhóm tuyển dụng trên mạng xã hội
- Người thân, bạn bè làm tuyển dụng hoặc có các thông tin tuyển dụng nội bộ có ích
- Các hội chợ việc làm, ngày hội tuyển dụng tại trường đại học
- Các website tìm việc làm uy tín như TopCV, Vieclam24h, Jobstreet,…
Trong đó, TopCV là nơi có nhiều tin tuyển dụng thực tập sinh đến từ những tập đoàn lớn hàng đầu hiện nay. TopCV được biết đến là nền tảng công nghệ tuyển dụng hàng đầu Việt Nam với hệ thống dữ liệu hơn 5.000.000 ứng viên, mỗi ngày có hơn 30.000 việc làm đa lĩnh vực, đa tỉnh thành, đa trình độ được cập nhật từ 190.000+ nhà tuyển dụng tại Việt Nam, tạo cơ hội việc làm cho nhiều người lao động. Ứng viên dễ dàng tìm kiếm công việc mong muốn thông qua 2 bộ lọc là lọc Lĩnh vực/Ngành nghề và lọc địa điểm.
Tạm kết
Mong rằng thông qua bài viết trên của BlogTopCV, bạn đọc sẽ hiểu hơn về Communication Intern. Mong rằng những bạn trẻ đang có định hướng theo đuổi ngành truyền thông, đặc biệt là những bạn sắp bước vào kỳ thực tập sẽ có những thông tin tham khảo hữu ích để đưa ra định hướng nghề nghiệp phù hợp. Đừng quên thường xuyên cập nhật thông tin những cơ hội công việc hấp dẫn tại TopCV nhé!