Xin việc ngành truyền thông và những điều bạn cần biết

Việc làm ngành truyền thông
Việc làm ngành truyền thông

Việc làm ngành truyền thông (Media) là một lĩnh vực mới, năng động và đang dần dần khẳng định tầm quan trọng đối với các lĩnh vực khác, đặc biệt trong việc thúc đẩy tăng doanh số và quan hệ công chúng. Vậy học truyền thông làm nghề gì? Cơ hội xin việc ngành truyền thông hiện nay như thế nào? Bí quyết giúp ứng tuyển thành công là gì? Các trang thông tin tuyển dụng, kỹ năng uy tín cho ứng viên ngành truyền thông ra sao? Tất cả sẽ được Blog.TopCV giải đáp chi tiết, cụ thể trong bài viết này.

Cơ hội nghề nghiệp ngành truyền thông

Hiện nay, các sinh viên tốt nghiệp ngành truyền thông thường được đánh giá cao trên thị trường lao động. Không chỉ các công ty truyền thông, quảng cáo, tòa soạn, đài truyền hình mà rất nhiều doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau đều sẵn sàng đưa ra mức lương cao để tuyển chọn những chuyên gia truyền thông giỏi. Tùy thuộc vào lĩnh vực, chuyên môn hoạt động của mỗi doanh nghiệp, có thể có rất nhiều cơ hội việc làm ngành truyền thông như PR hay marketing. Khi đảm nhiệm những vị trí này, nhiệm vụ của bạn thường sẽ là bảo đảm rằng các hoạt động marketing của công ty, tăng doanh số hiệu quả đồng thời khẳng định và giữ vững mối quan hệ tốt với nhà đầu tư, khách hàng cũng như người tiêu dùng. Mức lương của ngành truyền thông cũng ngày càng hấp dẫn hơn. Vì thế, theo học ngành này, các bạn sinh viên sẽ không phải lo lắng về việc làm sau khi ra trường nếu như bạn luôn biết cố gắng học hỏi.

Việc làm ngành truyền thông 1
Cơ hội rộng mở cho việc làm ngành truyền thông

Học truyền thông làm nghề gì?

Chuyên viên truyền thông nội bộ

Chuyên viên truyền thông nội bộ là vị trí thường gặp ở những công ty hoạt động trong lĩnh vực truyền thông quảng cáo. Đây là vị trí tương đối quan trọng với cơ hội nghề nghiệp lớn. Con đường thăng tiến của chuyên viên truyền thông nội bộ vô cùng rộng mở.

Mô tả công việc

  • Lên ý tưởng cho các chương trình, hoạt động nội bộ của công ty
  • Lập kế hoạch tổ chức các hoạt động phong trào hay sự kiện xây dựng phát triển văn hóa công ty

Mức lương trung bình: 8.000.000-12.000.000

Phụ Trách Quan Hệ Công Chúng (PRE)

Nếu bạn đang có ý định theo đuổi ngành truyền thông thì hãy cân nhắc vị trí phụ trách quan hệ công chúng hay còn gọi là PRE. Khi đảm nhận vị trí này, bạn sẽ được tham gia vào những khâu tổ chức sự kiện của doanh nghiệp.

Mô tả công việc

  • Tham gia lập và tổ chức thực hiện các chương trình PR
  • Soạn thông cáo báo chí, bài phát biểu, bài viết, sắp xếp phỏng vấn, ghi hình… cho các sự kiện, soạn các tài liệu truyền thông
  • Tổ chức các sự kiện, chương trình tài trợ để tăng sự nhận biết của công chúng về dịch vụ, sản phẩm, thương hiệu.

Mức lương trung bình: 7.000.000 -15.000.000

>>> Xem thêm: Cách viết CV cho chuyên viên PR

Chuyên viên PR Media

Chuyên viên PR Media không phải là một vị trí mới trong ngành truyền thông. Họ là người trực tiếp tham gia vào hoạt động xúc tiến sản phẩm của doanh nghiệp.

Mô tả công việc

  • Viết và biên tập các nội dung liên quan thương hiệu, sản phẩm, sự kiện…
  • Thiết lập, duy trì các mối quan hệ với cơ quan truyền thông, các cơ quan chức năng, nội bộ.
  • Quản trị khủng hoảng truyền thông.
  • Lập kế hoạch và triển khai các hoạt động PR theo kế hoạch chung của phòng ban.

Mức lương trung bình: 10.000.000 – 15.000.000

Chuyên viên Digital Marketing

Mô tả công việc

  • Hoạch định kế hoạch, phân tích và thực hiện hoạt động Digital Marketing, Social Media
  • Phụ trách phát triển các chương trình PR, quảng cáo trên trên các phương tiện truyền thông online để quảng bá thương hiệu và các sản phẩm của Công ty.
  • Lập kế hoạch SEO, SEM, Google Adwords tối ưu hóa thứ hạng của website Công ty trên các trang tìm kiếm. Thường xuyên thống kê và phân tích từ khóa định kỳ.

Mức lương trung bình: 6.000.000- 10.000.000

>>> Gợi ý: Công cụ tính lương Gross sang Net

Chuyên viên tổ chức sự kiện

Những năm gần đây, nhu cầu tổ chức sự kiện của các cá nhân và tổ chức ngành một nhiều. Một trong những vị trí việc làm ngành truyền thông nhận được nhiều sự tâm là chuyên viên tổ chức sự kiện.

Mô tả công việc

  • Khảo sát mặt bằng, quản lý nhân sự: MC, Ca sỹ, nhóm nhảy, nhóm múa, PG, ….
  • Giám sát, quản lý chất lượng và tiến độ các hạng mục.
  • Lập phương án xử lý tình huống, báo giá các hạng mục cho khách hàng.

Mức lương trung bình: 5.000.000 – 7.000.000

Rèn luyện kĩ năng, kinh nghiệm xin việc ngành truyền thông thành công
Học truyền thông làm nghề gì?

Tìm kiếm thông tin, rèn luyện kĩ năng ứng tuyển ngành truyền thông ở đâu?

Bạn băn khoăn không biết làm sao để tìm kiếm thông tin, rèn luyện các kĩ năng khi ứng tuyển ngành truyền thông

  • Bạn có thể tham gia các khóa học giúp như: Vinalink, Tomorrow Marketing Academy,  DMA Việt Nam,…
  • Tham gia ban truyền thông của các sự kiện, câu lạc bộ, các tổ chức…
  • Tiếp đến một số website về ngành truyền thông mà bạn nên theo dõi thường xuyên như: lamsocial.net, nguyenngoclong.com/blog, blog.topcv.vn, …

Hơn nữa bạn có thể tìm việc làm ngành truyền thông tại các vị trí thực tập sinh, cộng tác viên của một số công ty, doanh nghiệp vừa và nhỏ để tích lũy thêm kinh nghiệm cũng như kĩ năng cần thiết.

>>> Có thể bạn quan tâm: Cẩm nang xin việc ngành Marketing

Những bí quyết giúp xin việc ngành truyền thông thành công

Viết CV xin việc ngành truyền thông chuyên nghiệp, ấn tượng

Để có bản CV chinh phục nhà tuyển dụng từ cái nhìn đầu tiên, bạn nên nhấn mạnh các kinh nghiệm làm việc, các kĩ năng liên quan đến lĩnh vực truyền thông. Ngoài ra, hãy làm nổi bật những thành tích trong học tập hoặc công việc đã trải qua. Tham khảo ngay những mẫu CV chất lượng ngành truyền thông của TopCV  nhé.

Kinh nghiệm khi phỏng vấn xin việc làm ngành truyền thông

Một số câu hỏi thường gặp khi xin việc ngành truyền thông như:

  • Hãy PR bản thân bạn?
  • Bạn biết gì về sản phẩm công ty?
  • Bạn có nhận xét như thế nào về cách truyền thông hiện tại của công ty?
  • Khách hàng mục tiêu của công ty là ai? Hãy đề xuất một cách tiếp cận hiệu quả nhóm đối tượng này

Để phỏng vấn xin việc ngành truyền thông thành công trước hết bạn cần phải chuẩn bị các tố chất của người làm truyền thông như sáng tạo, năng động, nhiệt huyết,… Đặc biệt hãy tìm hiểu kĩ thông tin về vị trí công việc, sản phẩm cũng như về công ty trước khi ứng tuyển.

>>>Xem thêm: 4 Câu Hỏi Phỏng Vấn Ngành Truyền Thông Marketing

Các trang tuyển dụng cung cấp việc làm ngành nhân sự uy tín cho ứng viên

Bạn đang cần xin việc ngành truyền thông? Bạn băn khoăn không biết các công ty, doanh nghiệp nào đang tuyển dụng? Tất cả sẽ được giải đáp khi bạn đến với các cổng thông tin việc làm ngành nhân sự với hàng nghìn việc làm mới mỗi tháng như: TopCV, tìm việc nhanh, mywork, vietnamworks…

Bên cạnh đó bạn cũng có thể tham gia một số group chuyên về truyền thông như: Chợ Viết,  hay thường xuyên truy cập các trang web của một số công ty mà bạn đang muốn ứng tuyển.

Mong rằng với cẩm nang xin việc ngành truyền thông sẽ giúp bạn đến gần hơn với công việc mơ ước. Đặc biệt để có được cơ hội xin việc ngành truyền thông chất lượng nhất, đừng bỏ qua cổng thông tin việc làm TopCV, công cụ tạo CV, nơi chia sẻ kiến thức ngành truyền thông uy tín nhất hiện nay.