Một trong những điều kiện tiên quyết để trở thành một kế toán-kiểm toán viên chuyên nghiệp đó là Chứng chỉ CPA. Để sở hữu chứng chỉ này các bạn cần phải hội tụ đầy đủ các kỹ năng cũng như kiến thức chuyên sâu. Vậy Chứng chỉ CPA là gì? Bài viết dưới đây Blog.TopCV sẽ giúp bạn có được những thông tin cụ thể giải đáp băn khoăn này!
Chứng chỉ CPA là gì?
Chứng chỉ CPA là gì? Đây là một loại chứng chỉ dành cho người hoạt động trong ngành kế toán, kiểm toán. Chứng chỉ có tên gọi là chứng chỉ hành nghề kế toán viên do Hiệp hội nghề nghiệp trong nước và quốc tế công nhận.
Trong tiếng Anh loại chứng chỉ này là cụm từ viết tắt của Certified Public Accountants. Những người kiểm toán, kế toán khi sở hữu chứng chỉ này có thể tự do làm nghề. Đây giống như những “tấm hộ chiếu” quyền lực giúp bạn định vị thương hiệu cá nhân để nhận các dự án độc lập.
Hiện nay ở Việt Nam, kế toán/kiểm toán thường thi chứng chỉ CPA, hoặc CPU (Úc). Đây là hai loại chứng chỉ có thể chứng minh được năng lực và có yếu tố quyết định tới khả năng trở thành kiểm toán viên chính thực.
Cũng theo quy định ở nước ta để trở thành Hội viên của Hiệp hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA) bắt buộc các bạn phải có chứng chỉ Kiểm toán viên. Theo Luật Kiểm toán độc lập Điều 14 có ghi rõ các kiểm toán viên có chứng chỉ CPA sẽ được quyền điều hành kiểm toán và ký báo cáo kiểm toán.
>>> Xem thêm: Việc làm thêm kế toán nhận sổ sách về nhà làm – Tất cả những điều cần biết!
Lợi ích khi có Chứng chỉ CPA
Những cá nhân đang làm nghề hoặc dự định theo nghề kế toán, kiểm toán thì Chứng chỉ CPA có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Cụ thể là:
Khi sở hữu chứng chỉ này đồng nghĩa với việc năng lực của bạn được công nhận và có thể trở thành một kế toán viên chuyên nghiệp, hướng tới vị trí Kế toán trưởng, hoặc làm dịch vụ độc lập. Ngoài ra các bạn có thể đóng vai trò tư vấn, quản lý tài chính cá nhân hay công ty, doanh nghiệp. Đăng ký để thành lập các doanh nghiệp tư nhân trong lĩnh vực này.
CPA là chứng chỉ gì? Có lợi ích gì? một cách để Nhà nước có thể chủ động quản lý hoạt động kế toán một cách cụ thể. Ngoài ra, văn bằng này cũng có ảnh hưởng trực tiếp tới mức thu nhập của các kế toán. Thông thường mức lương sẽ cao hơn nhiều so với những người chưa có chứng chỉ. Thậm chí mức lượng được tính lên tới 1000 – 2000 USD/tháng cũng có thể là cao hơn dựa vào năng lực cũng như kinh nghiệm làm việc của mình.
Chính vì thế những người làm việc ngành nghề này thường rất nỗ lực để thi đạt chứng chỉ bên cạnh khẳng định bản thân còn nâng cao mức lương và có cơ hội phát triển bản thân ở những vị trí cao hơn.
Văn bằng CPA là một minh chứng rõ ràng nhất được cơ quan uy tín công nhận để các bạn chứng minh được năng lực của mình với các đơn vị tuyển dụng. Các doanh nghiệp có thể sàng lọc được các ứng viên một cách dễ dàng. Bên cạnh đó người lao động cũng có thể chủ động tìm kiếm việc làm hấp dẫn, với mức lương xứng xứng đáng với năng lực của mình.
>>> Xem thêm: Kế toán doanh nghiệp là làm gì? Mô tả công việc và mức thu nhập
Chứng chỉ CPA có thời hạn bao lâu?
Ở nước ta, Chứng chỉ CPA do Bộ Tài chính cấp cho một cá nhân sau khi đã trải qua một kỳ thi đạt chuẩn. Chứng chỉ là một cơ sở quan trọng để đánh giá năng lực, phẩm chất của một kế toán giỏi. Chứng chỉ CPA là gì? Chứng chỉ CPA có thời hạn bao lâu?
Theo Thông tư 202/2012/TT-BTC hướng dẫn đăng ký, quản lý, công khai danh sách kiểm toán viên hành nghề kiểm toán có nêu rõ Giấy chứng nhận hành nghề kế toán, kiểm toán thời hạn tối đa là 5 năm. Tuy nhiên không quá ngày 31/12 khi đến năm thứ 5.
Nếu những cá nhân khi đã sở hữu chứng chỉ này cần hết sức lưu ý về thời thời gian hiệu lực. Nếu quá ngày cần đăng ký thi lại để đảm bảo chứng chứng chỉ còn giá trị phục vụ cho quá trình làm việc của mình.
Nội dung thi chứng chỉ CPA đòi hỏi kiến thức rất rộng. Điều này đòi hỏi các bạn phải có quá trình học tập, nghiên cứu và kinh nghiệm làm việc thực tế mới có thể hoàn thành tốt được.
Bài thi chứng chỉ Kiểm toán viên bao gồm:
- Luật Kinh tế, Luật Doanh nghiệp.
- Tài chính, quản lý tài chính nâng cao.
- Thuế, quản lý thuế nâng cao.
- Kiểm toán, dịch vụ bảo đảm nâng cao.
- Ngoại ngữ: Tiếng Anh, Tiếng Nga, Tiếng Đức, Tiếng Pháp hay tiếng Trung Quốc.
Bài dự thi chứng chỉ hành nghề Kế toán:
- Kế toán, dịch vụ bảo đảm nâng cao
- Phân tích tài chính nâng cao.
- Ngoại ngữ: Tiếng Anh, Tiếng Nga, Tiếng Đức, Tiếng Pháp hay tiếng Trung Quốc.
>>> Xem thêm: Mô tả công việc kế toán nội bộ và những công cụ hỗ trợ
Điều kiện được dự thi lấy chứng chỉ kế toán CPA tại Việt Nam
Chứng chỉ kiểm toán viên CPA là gì? Điều kiện dự thi là gì? Để đạt được chứng nhận CPA các bạn phải đáp ứng đầy đủ những điều kiện để dự thi đầy đủ. Đây là chứng chỉ có tính chất quốc gia nên đòi hỏi những yêu cầu rất cao. Theo Điều 4, Thông tư 91/2017/TT-BTC thay thế cho Thông tư 129/2012/TT-BTC về việc Quản lý, thi cử cấp chứng chỉ hành nghề Kế toán, kiểm toán thì những người dự thi Chứng chỉ CPA cần phải đáp ứng được các điều kiện:
- Đạo đức, phẩm chất trung thực với nghề, luôn chấp hành tốt các quy định của Pháp luật. Tuyệt đối không vi phạm các quy định Pháp luật và các vấn đề đạo đức nghề nghiệp tính cho tới thời điểm dự thi chính thức.
- Có đầy đủ Bằng tốt nghiệp Đại học trở lên chuyên ngành: tài chính, ngân hàng, kế toán, kiểm toán. Hoặc các chuyên ngành khác nhưng có tổng số trình học môn: Tài chính, kế toán, thuế, kiểm toán,…. từ 7% trở lên. Bên cạnh đó phải có chứng chứng chỉ đã hoàn thành các khóa học do các tổ chức quốc tế kế toán, kiểm toán tổ chức.
- Có kinh nghiệm làm việc trong ngành Kế toán, kiểm toán, tài chính ít nhất là 5 năm ở vị trí kế toán, tài chính. 4 năm ở vị trí kiểm toán. 48 tháng làm trợ lý kiểm toán và đã làm việc thực tế tại các doanh nghiệp trong lĩnh vực này từ thời điểm tốt nghiệp (tạm thời hay chính thức) tới khi dự thi chứng chỉ.
- Có đầy đủ các loại giấy tờ, đúng với mẫu hồ sơ dự thi và nộp lệ phí theo đúng quy quy định.
>>> Xem thêm: Kế toán tổng hợp cần học những gì? Chi tiết công việc kế toán tổng hợp
Hồ sơ dự thi chứng chỉ kế toán CPA gồm những gì?
Hồ sơ dự thi chứng chỉ kế toán CPA phải đảm bảo đầy đủ giấy tờ theo đúng mẫu quy định. Người dự thi cần chuẩn bị như sau:
Với người dự thi lần đầu:
- Phiếu đăng ký dự thi có điền đầy đủ các thông tin cá nhân của người dự thi. Trong đó phiếu phải có xác nhận của đơn vị, cơ quan nơi công tác.
- Giấy xác nhận thời gian đã làm việc ngành kế toán, kiểm toán.
- CMND/CCCD (công chứng bản sao).
- Sơ yếu lý lịch được xác nhận bởi cơ quan nơi làm việc.
- Bản sao của các loại văn bằng, chứng chỉ được xác nhận từ các cơ quan đã cấp bằng. (Nộp kèm bản sao của các loại bảng điểm các môn học và điểm tổng kết trung bình môn kết thúc cuối cấp).
- Ảnh chân dung màu, 3×4 chụp mới trong vòng 6 tháng.
- Phong bì dán tem có ghi rõ các thông tin theo đúng yêu cầu.
Với người đã có chứng chỉ hành nghề kế toán muốn đăng ký thi lấy chứng chỉ CP cần chuẩn bị:
- Phiếu đăng ký dự thi điền đầy đủ thông tin cá nhân có đóng dấu của cơ quan công tác.
- CMND/CCCD (bản sao có công chứng).
- Sơ yếu lý lịch đã được xác nhận của cơ quan nơi công tác.
- Sơ yếu lý lịch được xác nhận bởi cơ quan nơi làm việc.
- Chứng chỉ hành nghề kế toán (bản sao có công chứng).
- Ảnh chân dung dạng màu, kích thước 3×4 mới chụp trong vòng 6 tháng gần nhất.
Hồ sơ đăng ký dự thi sẽ chỉ có một mẫu thống nhất do Hội đồng thi ban hành. Người đăng ký dự thi phải nộp hồ sơ cho Hội đồng hay đơn vị được Hội đồng ủy quyền trong đúng thời hạn. Đơn vị nhận hồ sơ chỉ nhận khi người đăng ký cung cấp đầy đủ các thông tin và giấy tờ theo đúng mẫu yêu cầu cùng với phí dự thi.
Chi phí hồ sơ sẽ được hoàn trả nếu hồ sơ của người dự thi không đáp ứng được yêu cầu hoặc có đơn không tham dự kỳ thi trong vòng 10 ngày kể từ ngày công bố danh sách dự thi. Các bạn sẽ nhận được thông báo về vấn đề này để nắm được lý do vì sao không có tên trong danh sách dự thi. Vì thế nếu xác định được mục tiêu và định hướng rõ ràng nên chuẩn bị chu đáo để đảm bảo quá trình thi diễn ra suôn sẻ nhất.
Các loại giấy tờ và lệ phí sẽ được Hội đồng thi niêm yết trước mỗi kỳ thi và không có sự thay đổi cũng như những trường hợp ngoại lệ trong việc sai sót các thông tin, thiếu giấy tờ hay nộp chậm lệ phí. Do vậy các thí sinh cần hết sức lưu ý để đảm bảo được tư cách dự thi trên thực tế.
Trên đây là những thông tin giải đáp băn khoăn Chứng chỉ CPA là gì? Hy vọng sẽ giúp bạn có được những hiểu biết cụ thể hơn về loại chứng chỉ quan trọng này. Chúc các bạn sẽ có những hành trang tốt nhất để có được những bước tiến xa hơn trong sự nghiệp của mình.
Ngành nghề kế toán, kiểm toán có nhu cầu tuyển dụng rất lớn. Để sớm có được việc làm kế toán phù hợp các bạn có thể tìm kiếm trên TopCV – Trang tuyển dụng uy tín với đa dạng thông tin ngành nghề. Người lao động có thể tìm kiếm các việc làm ở các khu vực, mọi nghề nghiệp chỉ với một thao tác tìm kiếm trên điện thoại thông minh, hay laptop, máy tính bảng. Các bạn có thể dễ dàng tìm kiếm việc làm phù hợp nhanh chóng với độ chính xác cao với các thiết kế ấn tượng, thu hút nhà tuyển dụng.
Nguồn ảnh: Sưu tầm