Hầu hết các nhà tuyển dụng đều thích các ứng viên có năng lực, kinh nghiệm và xu hướng gắn bó lâu dài với công việc. Vậy nên nếu bạn có một lịch sử nhảy việc như “lướt sóng” mà không biết cách viết CV một cách khéo léo thì rất dễ mất điểm ngay từ vòng đầu tiên!
Mục tiêu rõ ràng
Điều khiến một người hay nhảy việc mất điểm trong mắt nhà tuyển dụng chính là sự nghi ngờ về đam mê công việc. Nếu bạn là một người hay nhảy việc; hãy thể hiện rằng điều đó là cần thiết cho việc phát triển sự nghiệp và năng lực của bạn. Và cách dễ dàng nhất để thực hiện điều đó chính là một mục tiêu công việc rõ ràng; mạnh mẽ. Ví như với một mục tiêu phải trở thành CMO; tất nhiên nhà tuyển dụng sẽ phần nào hiểu được lý do bạn phải trải nghiệm nhiều vị trí ở nhiều agency khác nhau.
Chỉ tóm tắt ngắn gọn các công việc không quan trọng
Khi nhảy việc thường xuyên; bạn không nên viết cụ thể về thời gian làm việc ở nhiều công ty khác nhau; mà nên chọn ra 3 hoặc 4 vị trí và viết một đoạn tóm tắt. Trong đó có ngày bắt đầu và kết thúc giai đoạn làm việc này; cùng với tên công công ty, chức vụ cùng một vài câu mô tả về vai trò của bạn. Việc kết hợp và chỉ ghi một khoảng thời gian như thế có tác dụng rất tốt trong việc; làm giảm cảm giác “nhảy việc”quá nhiều trong CV của bạn.
Dùng “năm” thay cho “năm, tháng”
Loại bỏ đơn vị đo thời gian “tháng” cho các vị trí làm việc có thể mang đến cảm giác rằng bạn đã làm việc ở đó lâu hơn. Ví dụ, nếu liệt kê rằng bạn đã làm việc ở một công ty từ tháng 12 năm 2016 đến tháng 2 năm 2017; nhà tuyển dụng sẽ biết rằng bạn chỉ gắn bó với vị trí trong 3 tháng. Tuy nhiên, nếu bạn ghi từ năm 2016 đến 2017 sẽ ngụ ý một khoảng thời gian dài hơn.
Sử dụng một CV không định dạng thời gian
Có lẽ định dạng CV được sử dụng phổ biến nhất là theo thứ tự thời gian; nhưng đó không phải là lựa chọn duy nhất. Bạn cũng có thể tạo một CV khác; trong đó sẽ ưu tiên làm nổi bật các kỹ năng; thành tích cá nhân và các cột mốc thời gian làm việc sẽ được liệt kê ở cuối CV. Hãy ghi rõ các nhiệm vụ quan trọng đã đảm nhận cùng những thành tích đạt được ở vị trí (công ty) đó. Điều này sẽ thu hút sự chú ý vào các thành tựu của bạn nhiều hơn là quan tâm đến thời gian bạn gắn bó với các công việc trong quá khứ.
Nhấn mạnh vào năng lực và thành tựu
Suy cho cùng, năng lực vẫn là yếu tố then chốt; nó quyết định bạn có phải là một ứng viên tiềm năng hay không. Khẳng định được kinh nghiệm năng lực; bảng thành tích ấn tượng của mình ở CV thì chắc chắn sẽ chẳng mấy nhà tuyển dụng quan tâm tới lịch sử “nhảy việc” của bạn. Thậm chí chuyện bạn làm ở nhiều công ty khác nhau đôi khi còn là minh chứng bạn là một nhân lực “hot’ và được săn đón!