Muốn nhảy việc? Trước khi quyết định hãy thử các biện pháp sau

muốn-nhảy-việc?-trước-khi-quyết-dịnh-hay-thử-cac-biện-phap-sau

Khi xuất hiện những dấu hiệu trên, nhảy việc không phải là lựa chọn duy nhất!

Dấu hiệu 1: Bạn muốn kiếm nhiều tiền hơn nữa

Kiếm tiền là nhu cầu của tất cả mọi người. Nếu bạn cảm thấy công việc hiện tại của mình chưa thoả mãn được điều đó, hãy thử các phương pháp .

Hướng khắc phục:

Một nguyên tắc chung: có bằng cấp càng cao, bạn càng kiếm được nhiều hơn. Điều này đúng ở hầu hết các lĩnh vực: y tế, kinh doanh, giáo dục… Do đó, nếu có thể, hãy tham gia các khóa học để nâng cao bằng cấp.

Công việc ở cấp độ quản lí cũng giúp bạn kiếm nhiều tiền hơn. Vì vậy thay vì tìm một công việc mới, hãy thử đưa ra đề nghị về một vị trí cao hơn

Dấu hiệu 2: Bạn cảm thấy buồn chán với công việc

Thụ động trải qua từng phút trôi qua trong công việc không đơn giản chỉ là buồn chán, nó còn ảnh hướng xấu tới cả bạn và công ty.

Hướng khắc phục:

Không cần nhảy việc bạn cũng có thể làm mới công việc của mình. Hãy thử thách bản thân với những vai trò mới, chủ động nhận những nhiệm vụ bạn chưa từng thử.

muốn-nhảy-việc?-trước-khi-quyết-dịnh-hay-thử-cac-biện-phap-sau-02

Tạm rời công việc, du lịch nghỉ ngơi tìm hứng thú. Sự buồn chán, mệt mỏi có thể bắt đầu từ việc cả thể trạng và tinh thần bạn đang kiệt sức. Hãy để bản thân có thời gian nghỉ ngơi. Biết đâu tìm lại được động lực.

Dấu hiệu 3: Bạn bị bỏ qua trong đợt xét tăng lương, lên chức.

Dù công việc hay tình huống là gì, nhìn những người khác lần lượt trở thành sếp trong khi mình lại giậm chân tại chỗ là một điều khó chấp nhận. Và dần bạn sẽ cảm thấy tiêu cực với bản thân và công việc.

Hướng khắc phục: 

Cách giải quyết tốt nhất là chứng tỏ bạn xứng đáng được thăng thức. Hãy cho sếp biết rằng bạn có nguyện vọng tiến lên vị trí cao hơn và hỏi sếp về những khía cạnh bạn cần cải thiện. Lên tiếng đấu tranh với câos trên vì quyền lợi của mình là điều luôn cần thiết.

  Xem xét việc bổ sung trình độ của mình bằng một tấm chứng nhận hay học cao học. Muốn tiến tới cấp quản lí, bạn có thể tham gia chương trình MBA phù hợp với mình ở các lĩnh vực bán hàng, marketing hoặc nhân sự… Chú ý rằng nhiều công ty tài trợ chi phí học tập cho những nhân viên tiềm năng.

Dấu hiệu 4: Bạn tìm  có xu hướng “ngắm nghía” những công việc khác

Tiếp tục quá trình tìm công việc mới trong khi đã có không chỉ nguy hiểm mà còn chỉ rằng mọi điều trong công việc hiện tại của bạn đều không ổn.

Hướng khắc phục:

Trước tiên, hãy dừng quá trình tìm việc mới. Sẽ ra sao nếu sếp và đồng nghiệp biết điều đó?

muốn-nhảy-việc?-trước-khi-quyết-dịnh-hay-thử-cac-biện-phap-sau-03

Tìm cách phát triển sự nghiệp hiện tại bằng cách tham gia các dự án nhiều thách thức hoặc bổ sung trình độ…

Sau đó mới bắt đầu sử dụng thời gian rảnh để cải thiện sơ yếu lí lịch và củng cố mạng lưới quan hệ của bạn. Công việc xứng đáng sẽ tự tìm tới bạn nếu bạ có đủ trình độ.

Dấu hiệu 5: Bạn sợ thức dậy và đi làm vào mỗi sáng

Những cơn ác mộng trong đêm về công việc và cảm giác sợ hãi khi thức dậy vào buổi sáng vì phải tới cơ quan là dấu hiệu đã đến lúc bạn cần thay đổi.

Hướng khắc phục: 

Thực hiện một cuộc đánh giá toàn diện về bản thân. Điều gì trong công việc tác động xấu tới bạn như vậy và tại sao? Nếu đã đến lúc “nhảy việc”, hãy cân nhắc thật kĩ trước khi quyết định.

Có thể bạn đang bị quá tải công việc, dẫn tới tâm lý “sợ” đi làm. Đừng ngần ngại tìm kiếm sự giúp đỡ từ đồng nghiệp và cấp trên.