Đôi khi trong quá trình xin việc, chỉ sau khi nộp CV, bạn mới nhận thấy vị trí ứng tuyển hay nhà tuyển dụng đó không phù hợp với mình. Tình cờ đúng lúc này, bạn lại nhận được email mời phỏng vấn. Vậy bạn cần xử lý như thế nào?Thực tế, bạn hoàn toàn có thể im lặng nhưng việc phản hồi lại email sẽ giúp bạn được nhà tuyển dụng đánh giá cao và có cơ hội hợp tác về sau. Trong bài với này, blog.TopCV sẽ hướng dẫn bạn cách từ chối thư mời phỏng vấn chuyên nghiệp. Đừng bỏ lỡ!
Thư mời phỏng vấn là gì?
Sau khi nhận được CV và thư xin việc của bạn, NTD sẽ xem xét, đánh giá những yếu tố như trình độ, kỹ năng, kinh nghiệm…của bạn. Việc này nhằm đảm bảo chắt lọc được những ứng viên tiềm năng cho vị trí họ tuyển dụng.
Thông thường, sau khi lọt qua vòng hồ sơ, bạn sẽ nhận được thư mời phỏng vấn (Interview Invitation Email). Hiện nay, thư mời phỏng vấn thường được gửi dưới dạng email. Mục đích chính của Interview Invitation Email là thông báo cho ứng viên việc họ đã vượt qua vòng hồ sơ và tiếp tục tiến vào vòng phỏng vấn.
Hay nói cách khác, thư mời phỏng vấn chính là lời mời của NTD đến những ứng viên tiềm năng. Do đó, bạn có thể chấp nhận hoặc từ chối tham gia buổi phỏng vấn này.
Khi nào từ chối thư mời phỏng vấn?
Có nhiều lý do khiến bạn có thể đã quyết định từ chối công việc này này sau khi đã nộp CV và thư xin việc. Cụ thể như:
- Bạn đã nghiên cứu thêm về vị trí hoặc công ty và phát hiện ra rằng mục tiêu của bạn không tương thích với sứ mệnh hoặc văn hóa công ty.
- Bạn có sự thay đổi trong kế hoạch, định hướng nghề nghiệp vì vậy, vị trí ứng tuyển đã không còn phù hợp.
- Vị trí ứng tuyển có thể không đáp ứng được kỳ vọng của bạn hoặc bạn đã tìm thấy một công việc thích hợp hơn. (Bạn có thể tham khảo thêm các việc làm hấp dẫn tại TopCV)
- Bạn có thể đã nhận được một lời mời làm việc hấp dẫn hơn và đã chấp nhận vị trí làm việc đó.
- Lịch trình của bạn có thể đã thay đổi, khiến bạn không có lịch làm việc mà công việc yêu cầu.
- Bạn có thể đã quyết định không thay đổi công việc hiện tại của mình, ít nhất là trong tương lai gần.
Cách từ chối thư mời phỏng vấn
Đừng nói từ chối quá nhanh
Sau khi nhận được thư mời phỏng vấn, bạn thường có ít nhất một ngày để phản hồi. Vì vậy, hãy sử dụng khoảng thời gian đó hợp lý hoặc bạn có thể liên hệ với NTD để yêu cầu được xem xét email và phản hồi lại trong thời gian sớm nhất.
Lúc này, bạn cần tự đánh giá những cơ hội mà vị trí này mang đến, những cách từ chối thư mời phỏng vấn có đủ thuyết phục,… Nếu phản ứng ban đầu của bạn là ngay lập tức từ chối cơ hội này, một số NTD sẽ cảm thấy họ không được tôn trọng và bạn đã trân trọng cơ hội việc làm này. Hãy dành chút ít thời gian nghiên cứu lại vị trí bạn ứng tuyển để có được câu trả lời phù hợp nhé!
>>>> Xem thêm: Hướng dẫn cách viết thư xác nhận phỏng vấn xin việc
Hãy tìm một lý do từ chối thích hợp
Chấp nhận hay từ chối buổi phỏng vấn là quyền lợi của bạn. Cách từ chối thư mời phỏng vấn là hãy tỏ ra khéo léo và tôn trọng NTD bằng cách đưa ra một lý do thích hợp khi viết thư từ chối.
Thực tế, có rất nhiều lý do khiến bạn có thể suy xét về mức độ phù hợp của công công việc đang ứng tuyển. Nhưng hãy tránh sử dụng các lý do cá nhân bởi với một số NTD thì đó là biểu hiện của những người chưa biết cân đối công việc đấy.
Nghiên cứu kỹ về nhà tuyển dụng trước khi từ chối
Trước khi quyết định từ chối hay chấp nhận bất kỳ lời mời phỏng vấn nào, bạn cũng nên nghiên cứu kỹ nhà tuyển dụng vị trí đó. Chẳng hạn như, tìm kiếm thông tin trên Google, xin review từ các hội nhóm, hỏi thăm người quen… Việc nghiên cứu này giúp bạn không lựa chọn một cách cảm tính mà thay vào đó sẽ có góc nhìn đa chiều hơn.
Cách viết thư từ chối tham gia phỏng vấn
- Duy trì mối quan hệ tốt đẹp: Việc duy trì mối quan hệ với nhà tuyển dụng là điều vô cùng quan trọng. Bởi có thể họ sẽ là những người bạn cần đến sự giúp đỡ trong tương lai. Do vậy, đừng để vụt mất cơ hội chỉ vì những điều bất cẩn trong quá khứ nhé!
- Thận trọng: Đừng mô tả quá rõ ràng lý do từ chối phỏng vấn của bạn. Bởi nếu không may vô tình những điều bạn nói có thể làm mất lòng NTD thì cơ hội hợp tác trong tương lai của bạn sẽ gần như bằng 0. Bạn chỉ nên viết email ngắn gọn, súc tích để họ thấy được thiện chí của bạn với công việc này.
- Gợi ý thêm đề xuất cho NTD: Nếu thực sự phải từ chối và đó là một công ty tốt, bạn có thể xem xét đưa ra những gợi ý cho họ về một ứng viên tiềm năng khác. Hoặc bạn nên giữ lại phương thức liên lạc với NTD để dùng sau này.
- Viết đúng hình thức email: Đây là lỗi không ít người mắc phải. Thông thường một email có 3 phần: Tiêu đề, nội dung và thông tin liên hệ, chữ ký. Tiêu đề thư từ chối phỏng vấn sẽ được viết theo cấu trúc: Mã hồ sơ (nếu có) – Mục đích gửi -vị trí ứng tuyển – Tên ứng viên.
Tham khảo thêm: Cách viết email xin việc và một số lưu ý cần tránh
Gọi điện thoại
Nếu bạn giới thiệu ứng viên khác, hãy cung cấp thông tin liên lạc cho nhà tuyển dụng.
Sau khi gửi thư từ chối tham gia phỏng vấn, bạn nên gọi điện cho NTD để chắc chắn họ đã nhận được thông tin.
Trong đó, hãy nhắc lại lý do vì sao bạn từ chối và xin phép được lưu lại cơ hội lần sau. Điều này sẽ giúp bạn lấy được thiện cảm của người tuyển dụng và không bỏ lỡ cơ hội một cách đáng tiếc.
Mẫu thư từ chối lời mời phỏng vấn
Dưới đây là một số mẫu thư từ chối phỏng vấn bạn có thể tham khảo.
Từ chối phỏng vấn cũng là một trong những quyền lợi của ứng viên. Vì vậy, nếu bạn cảm thấy không phù hợp với công việc đó, bạn hoàn toàn có thể liên hệ với NTD để từ chối. Điều này không chỉ thể hiện sự tôn trọng của bạn với đơn vị tuyển dụng mà còn giúp bạn giữ lại được cơ hội hợp tác trong tương lai.
>>> Có thể bạn quan tâm: Cách viết email từ chối nhận việc tránh làm mất lòng nhà tuyển dụng
Hy vọng với những cách trả lời thư từ chối phỏng vấn trên, bạn đã bỏ túi cho mình được những bí quyết cần thiết khi đi tìm việc. Chúc bạn thành công! Để tạo được CV ưng ý, ghi điểm với nhà tuyển dụng và cập nhật sớm nhất những việc làm HOT hãy truy cập ngay TopCV – nền tảng tuyển dụng lớn nhất Việt Nam.