Chúc mừng bạn đã tới vòng phỏng vấn!

Bất cứ một công việc nào, dù bạn là người mới đi làm hay đã có nhiều năm kinh nghiệm thì tham gia phỏng vấn, đàm phán lương với nhà tuyển dụng là việc bắt buộc và cực kỳ quan trọng. 

Theo một báo cáo trên tạp chí Forbes: “Cứ 2 năm chuyển việc một lần có thể giúp bạn tăng 50% thu nhập.” Có 2 lý do cho điều này:

  1. Công ty mới cần bạn (vậy nên họ mới tuyển bạn). Họ sẵn sàng offer mức lương cao để hấp dẫn bạn.
  2. Công ty cũ đã có bạn sẵn rồi, họ sẽ khó cho bạn một mức tăng đáng kể vì nhiều lý do. Trong đó có tâm lý: “của nhà trồng được, sao phải giữ.”

Giả sử 2 người cùng có mức lương 15 triệu/tháng trong cùng 1 công ty. Mức tăng lương trung bình của vị trí đó là 8% và mức tăng trung bình của một công việc mới là 15%.

Người A ở cùng vị trí đó trong 10 năm, người B chuyển việc 2 năm 1 lần. Sau 10 năm, người B sẽ có 1 mức lương cao hơn người A 37%.

Vậy làm thế nào để bạn có thể đàm phán lương cuối năm với nhà tuyển dụng một cách thuyết phục nhất? 

1. Khó khăn và cơ hội khi đàm phán lương cuối năm với nhà tuyển dụng

Khó khăn khi đàm phán lương cuối năm

Thông thường, các công ty vào thời điểm cuối năm không có quá nhiều biến động về tình hình nhân sự, vì vậy mà cơ hội nghề nghiệp dành cho ứng viên không nhiều. Tất nhiên cũng có một số công ty tuyển dụng nhưng thông thường công việc mang tính thời vụ, không lâu dài. Thêm vào đó, thời gian thị trường lao động và hoạt động kinh doanh bị ảnh hưởng bởi COVID-19 khiến nhiều công ty hạn chế chi ngân sách cho hoạt động tuyển dụng. 

Điều này khiến các doanh nghiệp cũng ưu tiên lựa chọn những ứng viên phù hợp với tiêu chí nhưng mức lương thấp hơn. Nhiều ứng viên thậm chí phải tự hạ mức lương mong muốn xuống so với mặt bằng chung của thị trường để tìm được việc.

Bí quyết đàm phán lương cuối năm hiệu quả

Cơ hội không ít

Bên cạnh khó khăn bị ép giá bởi thị trường cuối năm, các ứng viên vẫn có cơ hội tăng thu nhập đáng kể nếu tìm được công ty ứng tuyển như ý và tiến hành đến vòng đàm phán lương.

Thị trường kinh doanh trong năm 2020 bị ảnh hưởng nặng nề do dịch bệnh COVID-19 kéo dài khiến các doanh nghiệp đang dần tăng tốc và dồn hết sức lực để hoàn thành mục tiêu kinh doanh vào những tháng cuối năm. Do đó, những doanh nghiệp này sẵn sàng bỏ ra một khoản chi phí không nhỏ để tuyển dụng nhân sự chất lượng. 

Các lĩnh vực có những hoạt động sôi nổi vào cuối năm có thể kể đến: ngành bán lẻ, sản xuất hàng hoá, thực phẩm, chế biến, gia công… và tất nhiên, những việc làm để trống tại các doanh nghiệp cũng có liên quan tới những lĩnh vực này. Thiếu hụt nhân sự chất lượng, các doanh nghiệp khát ứng viên dẫn tới việc đàm phán lương cuối năm của ứng viên và nhà tuyển dụng có thể diễn ra “dễ thở” hơn về phía ứng viên.

2. Bí quyết đàm phán lương cuối năm hiệu quả

Đàm phán lương ngay từ bước gửi CV

Đàm phán lương không chỉ bắt đầu tại bàn phỏng vấn. Bạn có thể tiến hành đàm phán lương ngay từ bước gửi CV. Đây là hình thức liên hệ đầu tiên của bạn với công ty tuyển dụng cũng là thời điểm bạn bắt đầu tạo dựng vị thế của mình. 

Tuỳ vào vị trí ứng tuyển, bạn sẽ ghi cấp bậc chức vụ của mình cho phù hợp trong CV. Bạn nên sử dụng các chức danh như Senior, Junior, Leader… để nhà tuyển dụng hình dung ra mức lương trên thị trường lao động, từ đó, đưa ra mức lương phù hợp với mong muốn của bạn.

Trong phần kinh nghiệm làm việc, bạn cần chứng minh được khả năng của mình thông qua các con số để đánh giá hiệu quả làm việc hoặc những thành tích bạn đã đạt được. Bạn cũng có thể đính kèm những dự án, portfolio hoặc các đánh giá của đồng nghiệp, cấp trên tại nơi bạn công tác trước đó trong CV của mình. Đây có thể là cơ sở để nhà tuyển dụng dự tính mức lương phù hợp với năng lực của bạn.

Khi gửi CV cho nhà tuyển dụng, bạn nên viết Cover Letter có nội dung chính là khẳng định lại năng lực của bản thân, và năng lực đó có thể giúp ích gì cho doanh nghiệp bạn ứng tuyển một cách cụ thể. Nếu CV là bản rút gọn về thông tin cá nhân, kinh nghiệm, kỹ năng,… của bạn thì Cover Letter sẽ là nơi để bạn trình bày những nguyện vọng, mong muốn của bản thân một cách dễ dàng và dễ chạm vào sự đồng cảm của nhà tuyển dụng hơn.

++ Tham khảo kho Cover Letter mẫu chuyên nghiệp của TopCV

Để nhà tuyển dụng nắm bắt được mức lương mong muốn của bạn một cách rõ ràng nhất, bạn có thể sử dụng hệ sinh thái tuyển dụng toàn diện của TopCV để vừa cập nhật CV, vừa có thể ghi lại những thông tin mong muốn về mức lương, lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp… Những thông tin này đều được gửi tới cho nhà tuyển dụng ngay sau khi bạn Update hoặc Upload CV lên hệ thống. Vì vậy, khi sử dụng TopCV, bạn có thể dễ dàng được kết nối với những nhà tuyển dụng phù hợp, tăng cơ hội tìm được việc làm như ý lên tới 80%.

++ Truy cập hệ sinh thái tuyển dụng toàn diện TopCV

Một bí quyết để bạn có thể đàm phán lương cuối năm hiệu quả chính là đầu tư vào template CV bạn gửi cho nhà tuyển dụng. Một bản CV đẹp đẽ, chỉn chu chắc chắn sẽ thể hiện được gu thẩm mỹ, sự chuyên nghiệp và cả sự tôn trọng của bạn dành cho nhà tuyển dụng.

Để sở hữu mẫu CV chuyên nghiệp, chinh phục nhà tuyển dụng ngay từ cái nhìn đầu tiên từ đó tăng khả năng đàm phán lương thành công của bạn, hãy tham khảo kho CV gồm hơn 100 mẫu của TopCV: https://www.topcv.vn/mau-cv

Cho nhà tuyển dụng thấy giá trị của bạn trong buổi phỏng vấn

Rõ ràng, thu nhập của bạn sẽ tỉ lệ thuận với những đóng góp của bạn cho công ty. Vì thế, nếu bạn muốn đàm phán lương cuối năm cao hơn, dĩ nhiên bạn cần cho nhà tuyển dụng thấy bạn có thể đem lại những giá trị gì.

Bí quyết đàm phán lương cuối năm hiệu quả

Bạn nên tìm hiểu kỹ càng về công ty cũng như vị trí bạn ứng tuyển trước khi phỏng vấn. Bạn có thể tham khảo Công thức của Google để trình bày về những thành tích, kinh nghiệm của bạn. Cụ thể, bạn nên trình bày thông tin của mình cho nhà tuyển dụng theo công thức:

Hoàn thành [X] được đo lường bởi [Y] bằng cách làm [Z]

Bắt đầu với một hành động mà bạn đã làm là [X], đo lường kết quả mà bạn đạt được so với con số chuẩn mực của thang đo [Y], cuối cùng là mô tả bằng cách nào [Z] bạn đạt được mục tiêu.

Ví dụ thay vì nói “Tôi có 3 năm kinh nghiệm ở vị trí Android Developer”. Bạn có thể nói: “Tôi có kinh nghiệm 3 năm ở vị trí Android Developer. Tôi đã tiến hành code và launch được 7 ứng dụng trong đó có 4 ứng dụng nổi bật trong Google Play Store với hơn 4000 lượt tải.”

Hoặc thay vì nói “Tôi luôn luôn hoàn thành công việc đúng giờ.” bạn có thể nói “Tôi có thể hoàn thành 120% các tasks công việc hàng tháng, giảm 22% thời gian ước tính cho mỗi task (khoảng 3 giờ/ngày).

Ngoài ra, bạn cũng nên tìm hiểu trước về mức lương trên thị trường dành cho vị trí bạn đang ứng tuyển để đưa ra mức thu nhập của bản thân phù hợp.

Để trang bị cho bản thân những kỹ năng phỏng vấn chuyên nghiệp được hướng dẫn bởi các chuyên gia nhân sự hàng đầu Việt Nam, bạn có thể tham khảo: http://bit.ly/37nBnFi

Hiểu “insight” từng câu hỏi của nhà tuyển dụng

Không nên đưa ra mức lương cụ thể

Có một sự thật là bạn sẽ dễ dàng deal lương hơn khi nhà tuyển dụng không nắm chính xác mức lương hiện tại và mức lương mong muốn của bạn. Hãy cố gắng để nhà tuyển dụng đưa ra cho bạn con số trước.

Có khoảng 4 mức độ trả lời cho câu hỏi về mức lương của nhà tuyển dụng. Mức độ thứ nhất, bạn có thể trả lời: “Tôi tin rằng lương không phải là vấn đề, nếu như công ty thấy tôi phù hợp. Tôi đặc biệt có hứng thú làm việc XXX tại quý công ty.”

Ở mức độ thứ hai, khi nhà tuyển dụng vẫn khăng khăng muốn biết, bạn có thể trả lời: “Tôi sẽ cân nhắc bất kì offer nào hợp lý.” Đây là cách lịch sự nhất để tránh phải trả lời trực tiếp.

Tiếp theo mức độ thứ ba, nhà tuyển dụng vẫn buộc bạn phải nêu ra mức lương mong đợi. Nếu vậy, bạn hãy thử trả lời theo kiểu: “Ở vị thế nhà tuyển dụng, anh hẳn biết rõ giá trị của tôi đối với công ty.”

Cuối cùng, nếu không thể khéo léo hơn được nữa và nhà tuyển dụng vẫn một mực muốn bạn đưa ra một con số, bạn nên đưa ra khoảng lương mong muốn thay vì một con số chính xác. 

“Mức lương mong đợi của tôi nằm trong khoảng X-Y”. Hãy chắc chắn rằng bạn hài lòng với khoảng thấp nhất X bạn vừa nêu.

>> Xem thêm: Bí kíp deal lương cho các bạn trẻ – chia sẻ từ CEO TOPCV Việt Nam!

3. Những điều cần lưu ý tránh khi đàm phán lương cuối năm

Suy cho cùng, đàm phán lương cũng đồng nghĩa với việc bạn đang thực hiện những bước đi vô hình khẳng định giá trị bản thân ở mức cao hơn. Vì thế, bạn cần lưu ý tránh một số điều sau để quá trình đàm phán lương cuối năm được suôn sẻ.

Nói dối về mức lương cũ

Bạn chắc chắn không nên nói dối nhà tuyển dụng hiện tại về mức lương cũ bạn nhận được. Bởi nhà tuyển dụng có thể gọi điện cho công ty cũ hoặc người tham chiếu của bạn để hỏi về mức lương bạn thực chất nhận được bất cứ lúc nào. Nếu bị phát hiện nói dối, hẳn bạn cũng sẽ hình dung ra kết cục tiếp theo rồi.

Trong trường hợp bạn đang làm một công việc kinh doanh mà cơ cấu hoa hồng rất phức tạp, hoặc bạn đang làm cho một công ty mới thành lập trong đó bạn xem cổ phần mà bạn được tặng là một phần trong gói lương thưởng, hoặc bạn vừa nhận được tiền thưởng cuối năm, hãy nêu chi tiết về những khoản đó, thay vì gộp tất cả và nói với nhà tuyển dụng rằng đó là lương của bạn. 

Bạn nên nói rõ ràng, thẳng thắn về mức lương của bạn thay vì tự động thêm những khoản phụ bạn nhận được ngoài lương. 

Nói về tình trạng tài chính cá nhân

Tất nhiên, bạn không nên đưa những lý do cá nhân liên quan tới lối sống và nhu cầu của bạn để đàm phán lương cuối năm. Mặc dù, những lý do đó có thể là động lực để bạn xin tăng lương hoặc tìm một công việc mới, nhưng rõ ràng không liên quan tới lý do khiến nhà tuyển dụng phải đồng ý mức lương của bạn. Bởi lương thưởng phụ thuộc vào hiệu quả công việc của bạn, giá trị của bạn, các công ty không tăng lương hoặc đưa ra một mức lương cao hơn cho bạn vì bạn đang nợ ngân hàng, hoặc đang thiếu tiền đóng học phí cho con… 

Thay vào đó, bạn có thể trình bày những tiềm năng về mặt giá trị bạn có thể mang lại cho công ty. Có thể trước mắt, những thông tin bạn về khả năng của bạn chưa được kiểm chứng, nhưng hãy luôn thể hiện thái độ tích cực trước nhà tuyển dụng. Từ đó, họ sẽ muốn đánh giá kỹ hơn về bạn và sự đánh giá kỹ lưỡng hơn đó có thể đưa ra nhiều lý do hợp lý hơn để họ không muốn để trượt một ứng viên như bạn. 

>> Xem thêm: Kỹ năng deal lương với nhà tuyển dụng: 5 nguyên tắc vàng

Tỏ thái độ bực dọc với nhà tuyển dụng

Cuộc đàm phán lương cuối năm của bạn sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều nếu cả bạn và nhà tuyển dụng mang tinh thần lạc quan, tích cực. Bạn không nên đưa ra những hành động bảo thủ, cứng rắn trong buổi đàm phán, bởi việc làm này sẽ khiến người khác không muốn hợp tác với bạn. Trong một cuộc đàm phán tiền lương thì đây lại càng không phải là một chiến lược để đạt tới sự thành công. Hãy tỏ ra kiên định nhưng cũng cần thể hiện một thái độ tích cực.

Tác giả Daniel H. Pink trong cuốn sách viết về tâm lý “To Sell is Human” viết: “Những cảm xúc tích cực mở rộng các ý tưởng của con người về tính khả thi của hành động, cũng như những hướng suy nghĩ đa dạng hơn… giúp chúng ta trở nên dễ lĩnh hội những cái mới hơn và có năng lực sáng tạo tốt hơn”. 

Nói cách khác, thể hiện thái độ tích cực, niềm vui, sự quan tâm và biết ơn sẽ giúp bạn “bôi trơn” cho cuộc đàm phán, giúp nó thuận lợi và bạn sẽ dễ dàng đạt được mục đích hơn.

Từ trước đến nay, tiền bạc luôn là một chủ đề nhạy cảm, đàm phán lương chưa bao giờ là việc làm dễ dàng, nhất là đối với những ứng viên trẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm làm việc. Tuy nhiên, nếu bạn trung thực về mức lương cũ, đàm phán với thái độ tích cực, hiểu rõ và tự tin về giá trị bạn sẽ mang tới cho công ty ứng tuyển đồng thời nắm bắt được mong muốn của nhà tuyển dụng qua từng câu hỏi, chắc chắn bạn sẽ có buổi đàm phán lương như ý.

>> Tham khảo Công cụ tính lương của TopCV để đưa ra thỏa thuận chính xác nhất