Giới thiệu bảng mô tả công việc Telesales chi tiết nhất

Bảng mô tả công việc telesale chi tiết nhất
Công việc telesale

Công việc telesale không yêu cầu cao về bằng cấp, ngoại hình, tuổi tác nên là cơ hội việc làm cho nhiều ứng biên. Tuy nhiên, để có cái nhìn rõ hơn về nghề telesale dưới đây hãy cùng BlogTopCV tìm hiểu bản mô tả công việc telesale như thế nào nhé. 

Công việc telesale là gì?

Nhân viên bán hàng qua điện thoại là người có nhiệm vụ chính là kết nối, liên hệ trực tiếp với các khách hàng theo data được cấp để giới thiệu thông tin sản phẩm, dịch vụ từ đó bán sản phẩm, dịch vụ cho khách hàng tiềm năng. 

Nhân viên telesale thuộc bộ phận kinh doanh tại doanh nghiệp. Đội ngũ nhân viên telesale đóng vai trò quan trọng trong việc bán hàng và đem về lợi nhuận cho doanh nghiệp. Ngoài sử dụng data sẵn có thì nhân viên telesale cũng sẽ phải thường xuyên tìm kiếm thông tin khách hàng tiềm năng để liên lạc, tư vấn chốt đơn đảm bảo KPI hàng tháng. 

Công việc telesale là gì?
Công việc telesale là gì?

Mô tả công việc telesale hiện nay

Trên thực tế, khi nhắc đến công việc telesale nhiều người đang hình dung đến công việc ngồi gọi và nghe điện thoại. Tuy nhiên, sự thật tại các doanh nghiệp vị trí nhân viên telesale lại đảm nhiệm nhiều công việc hơn thế. Cụ thể: 

Tìm hiểu và nắm rõ thông tin sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp 

Telesale là công việc giới thiệu sản phẩm cho khách hàng thông qua điện thoại. Để có thể tư vấn và trả lời câu hỏi của khách hàng một cách rõ ràng, lưu loát thì trước khi bắt tay vào cuộc gọi, nhân viên telesale phải tìm hiểu và nắm rõ về sản phẩm/dịch vụ mà doanh nghiệp đang kinh doanh.

Nhận data khách hàng và thực hiện phân chia khách hàng

Sau khi nắm bắt thông tin sản phẩm/dịch vụ, các nhân viên telesale sẽ được cung cấp data khách hàng. Tại đây, bạn cần phân loại các khách hàng tiềm năng từ kho data để chuẩn bị kịch bản tư vấn hoàn hảo nhất. Đây là phần công việc quan trọng giúp bạn tối ưu hóa thời gian tư vấn khách hàng và tăng hiệu quả chốt sales. 

Phân loại data khách hàng để xây dựng kịch bản tư vấn hiệu quả
Phân loại data khách hàng để xây dựng kịch bản tư vấn hiệu quả

Tiến hành thực hiện cuộc gọi tư vấn 

Trước khi bắt đầu những cuộc gọi bạn cần chuẩn bị tinh thần thoải mái, tích cực và sẵn sàng lắng nghe các câu hỏi, vấn đề của khách hàng. Từ nội dung cuộc trò chuyện với khách hàng nắm bắt tâm lý, nhu cầu và đưa đến giải pháp tối ưu nhất. 

Gọi điện thoại cho khách hàng là đầu việc quan trọng nhất trong công việc telesale. Bởi đây là giai đoạn chứng minh năng lực giao tiếp, xử lý tình huống và kết quả doanh số bán hàng của bạn cho doanh nghiệp. 

Tiếp nhận giải quyết khiếu nại của khách hàng 

Dù sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp có hoàn hảo thế nào thì vẫn có những vấn đề mà khách hàng cần hỗ trợ. Việc xử lý các khiếu nại của khách hàng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết định mua sắm và gắn bó với doanh nghiệp. Với công việc telesale thì tư vấn thôi chưa đủ, việc giải quyết thắc mắc, khiếu nại của khách hàng kịp thời chính là cơ hội giúp bạn có lượng khách hàng và duy trì doanh số ổn định. 

Tiếp nhận xử lý khiếu nại của khách hàng
Tiếp nhận xử lý khiếu nại của khách hàng

Cập nhật và quản lý thông tin khách hàng 

Khi thực hiện các cuộc gọi với khách hàng nhân viên telesale cần cập nhật dữ liệu thông tin, tình trạng khách hàng lên hệ thống lưu trữ. Đây là phần việc bắt buộc để doanh nghiệp có thể kiểm soát được hiệu quả công việc cũng như data khách hàng tiềm năng. 

Ngoài ra, việc cập nhật quản lý thông tin khách hàng giúp nhân viên telesale thực hiện quá trình chăm sóc khách hàng tốt hơn. Bằng việc hỏi thăm, chăm sóc để tạo dựng mối quan hệ thân thiết với khách hàng từ đó nắm bắt tâm lý khách hàng đưa ra các gợi ý sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp phù hợp với khách hàng. 

Liên kết với các phòng ban kinh doanh khác hoàn thành mục tiêu 

Công việc telesale làm một trong những vị trí tại phòng kinh doanh. Doanh số là yếu tố quyết định đến hiệu quả làm việc của mỗi cá nhân nói riêng và cả phòng kinh doanh nói chung. Do vậy, để đảm bảo chỉ tiêu KPI mỗi tháng thì bộ phận telesale cũng cần phối hợp nhịp nhàng với các bộ phận khác trong phòng kinh doanh thực hiện các kế hoạch. 

Báo cáo tiến độ công việc và kết quả doanh số 

Đây là hạng mục công việc bắt buộc của nhân viên telesale. Thông qua báo cáo và kết quả ban lãnh đạo sẽ nắm được năng lực và hiệu suất của nhân viên telesale để đưa ra đánh giá chính xác. Cũng thông qua đó, cá nhân mỗi nhân viên telesale tự nhìn nhận ưu nhược điểm trong quá trình làm việc để có những điều chỉnh kịp thời. 

Tổng kết báo cáo tiến độ công việc sau mỗi ngày làm việc
Tổng kết báo cáo tiến độ công việc sau mỗi ngày làm việc

Những kỹ năng cần có ở một telesale giỏi

Telesale tưởng chừng là công việc nhàn hạ không yêu cầu quá cao, nhưng để trở thành một nhân viên bán hàng qua điện thoại xuất sắc thì cần hội tụ các kỹ năng cần thiết như: 

Kỹ năng lên kế hoạch 

Trước khi bắt đầu cuộc gọi telesale bạn cần chuẩn bị nội dung cuộc gọi là gì? đầu dây bên kia là ai? mục đích của cuộc gọi là gì? Sự chuẩn bị sẽ hạn chế được việc tư vấn cung cấp thừa hoặc thiếu thông tin với khách hàng. Bên cạnh đó, việc chuẩn bị kỹ lưỡng sẽ tăng tỷ lệ chốt sales và dễ dàng xử lý các tình huống bất ngờ. 

Kỹ năng giao tiếp

Để đảm bảo cho công việc telesale thì giao tiếp là kỹ năng hàng đầu cần có. Với những nhân viên mới trong lĩnh vực telesale thì sự lo lắng hồi hộp trước mỗi cuộc họp là không tránh khỏi. Việc luyện tập trước khi thực hiện cuộc gọi là giải pháp giúp bạn nhớ kịch bản, tự tin hơn khi bắt đầu cuộc gọi tư vấn. 

Khi gọi cho khách bạn cần tạo điểm nhấn cho cuộc hội thoại, khơi gợi nhu cầu cho khách hàng trong thời gian ngắn hạn. Thể hiện thái độ nhiệt tình, thân thiện qua giọng nói để truyền tải thông tin cho khách hàng là điểm công giúp các cuộc gọi của bạn tạo ra kết quả tốt nhất. 

Giao tiếp là kỹ năng cần có ở một nhân viên telesale
Giao tiếp là kỹ năng cần có ở một nhân viên telesale

Kỹ năng đàm phán 

Sau khi cung cấp thông tin, trả lời câu hỏi của khách hàng về sản phẩm/dịch vụ thì sẽ đến bước thuyết phục khách hàng chốt đơn. Để làm được điều này bạn cần nắm bắt được tâm lý khách hàng hiện đang vướng mắc, bận tâm vấn đề gì và tìm ra phương án tháo bỏ rào cản đó 

Kỹ năng lắng nghe 

Thực tế, công việc telesale là quá trình giao tiếp diễn ra hai chiều. Bạn không thể là người duy nhất nói chuyện trong suốt cuộc gọi. Hãy khéo léo đưa ra gợi ý, câu hỏi để có thể hiểu hơn về khách hàng. 

Bên cạnh đó, khí bắt đầu cuộc gọi hãy tạo sự chú ý ngay từ câu nói đầu tiên. Bởi khách hàng không muốn dành quá nhiều thời gian cho bạn. Vậy nên, thu hút khách hàng ngay từ câu nói đầu tiên sẽ giúp họ thoải mái lắng nghe chia sẻ của bạn. 

Kỹ năng ghi chép

Việc tạo thói quen ghi chép các thông tin mà khách hàng cung cấp trong cuộc gọi sẽ là kỹ năng tuyệt vời cho một telesale chuyên nghiệp. Những chi tiết nhỏ khi giao tiếp với khách hàng qua điện thoại sẽ là chìa khóa mở hàng rào khoảng cách giữa bạn và khách hàng. 

Hãy chọn lọc thông tin và sắp xếp chúng một cách khoa học sau những lần tư vấn. Từ những thông tin đó để xây dựng phương án phù hợp cho khách hàng. Thói quen tổng kết lại quá trình làm việc cũng giúp bạn nắm được điểm mạnh, điểm yếu của bản thân  từ đó khắc phục dần để có hiệu quả tốt trong công việc telesales. 

Con đường để thành công trong công việc telesale đòi hỏi sự cố gắng và học hỏi kinh nghiệm rất nhiều. Hãy từng bước rèn luyện và trau dồi kỹ năng nghề nghiệp để có kết quả tốt nhất và trở thành một nhân viên telesale xuất sắc. 

 Lắng nghe và ghi chép lại thông tin trong quá trình gọi điện với khách hàng
Lắng nghe và ghi chép lại thông tin trong quá trình gọi điện với khách hàng

>>> Xem thêm: Telesales: Muốn giỏi nghề thì không nên “giỏi quá” ?!

Thu nhập của công việc telesale là bao nhiêu?

Hiện tại, công việc telesale có 2 dạng lương đó là lương cứng + % hoa hồng. Trung bình mức lương cứng sẽ rơi vào khoảng  5-8 triệu đồng/tháng. Mức lương cứng này sẽ có sự thay đổi như người mới bắt đầu với công việc sẽ có mức lương 5-6 triệu đồng/tháng. Còn đối với những người có kinh nghiệm, kỹ năng tốt hơn trong lĩnh vực thì có thể nhận mức lương cứng từ 9-10 triệu đồng/tháng. 

Ngoài mức lương cứng ra thì nhân viên telesale sẽ nhận được khoản tiền hoa hồng tính theo % doanh số đạt được vào mỗi tháng. Mức % hoa hồng sẽ tùy thuộc vào cơ chế của mỗi doanh nghiệp. 

Song song với vấn đề thu nhập thì nhân viên telesale cũng sẽ được hưởng các phúc lợi xã hội và quyền cơ bản của người lao động. Đây là cơ chế mà các doanh nghiệp đưa ra để đảm bảo cho đội ngũ nhân viên telesale cống hiến và gắn bó với công việc lâu dài.

Thu nhập của công việc telesale khá cao
Thu nhập của công việc telesale khá cao

>> Tham khảo bài viết: Việc Làm Telesales – Những Điều Nên Và Không Nên Thực Hiện

Tìm kiếm công việc telesale ở đâu?

Hiện nay, các doanh nghiệp liên tục tuyển dụng nhân sự mới cho vị trí nhân viên telesale. Không khó để bạn tiếp cận được thông báo tuyển dụng đó thông qua trung tâm giới thiệu việc làm, người quen hoặc các trang web đăng tin tuyển dụng. 

TopCV.vn là một trong số ít website chuyên cung cấp các thông tin tuyển dụng một cách đầy đủ và chi tiết nhất. Các ứng viên dễ dàng tìm kiếm vị trí công việc telesale theo vị trí địa lý, lĩnh vực, mức lương cũng như yêu cầu công việc. Trang web sẽ liên tục cập nhật thông báo tuyển dụng mới nhất giúp các ứng viên tiếp cận sớm với doanh nghiệp tuyển dụng. 

Ngoài ra, tại TopCV.vn các ứng viên dễ dàng tạo cho mình một bản CV xin việc chuyên nghiệp với hàng ngàn mẫu CV có trong trang web. Sau khi tạo CV xong bạn có thể dùng để ứng tuyển vào vị trí telesale phù hợp tại phần tìm việc làm trong trang web. Nếu bạn đang loay hoay chưa biết thiết kế CV hay tìm việc telesale ở đâu thì đừng bỏ qua trang web TopCV.vn – tại đây có rất nhiều cơ hội hấp dẫn đang chờ bạn.

Tìm việc làm telesale ở đâu?
Tìm việc làm telesale ở đâu?

Trên đây là các công việc thường ngày của nhân viên telesale. Hy vọng với những thông tin việc làm telesale sẽ giúp bạn có cái nhìn rõ hơn về công việc telesale cùng kỹ năng cần thiết để giúp bạn trở thành một nhân viên telesales thành công. TopCV đang có vô số việc làm telesales với mức lương hấp dẫn, truy cập để ứng tuyển ngay nhé!