Việc làm quản lý sản xuất là gì và lương có cao không?

công việc quản lý sản xuất
công việc quản lý sản xuất

Quản lý sản xuất là người chịu trách nhiệm cho toàn bộ quá trình sản xuất ra sản phẩm của một doanh nghiệp, nhà máy. Vậy cụ thể việc làm quản lý sản xuất là gì, cần có những tố chất nào để trở thành một người quản lý sản xuất giỏi? Hãy cùng Blog TopCV tìm hiểu trong bài viết dưới đây!

Quản lý sản xuất là làm gì?

Quản lý sản xuất là mắt xích không thể thiếu của bất cứ một doanh nghiệp, nhà máy nào. Quản lý sản xuất không chỉ là một khâu mà nó bám sát quá trình sản xuất ra hàng hóa. Bao gồm toàn bộ công việc trước sản xuất (hoạch định nguồn lực, lập kế hoạch), trong sản xuất (giám sát quá trình sản xuất) và cuối cùng là sau sản xuất (nghiệm thu, đánh giá, báo cáo)

việc làm quản lý sản xuất
Công việc của một quản lý sản xuất bao quát từ lệp kế hoạch, giám sát, hoạch định nguồn lực,… cho từng đơn hàng, từng dự án

Để cụ thể hóa công việc quản lý sản xuất là gì và chịu trách nhiệm những mảng nào, dưới đây là bản mô tả chi tiết những công việc của một người làm quản lý sản xuất

>>> Xem thêm: Nhân viên kế hoạch sản xuất làm gì? Thu nhập cao không?

Nghiên cứu, phân tích và lập kế hoạch sản xuất

  • Nhận đơn hàng từ phòng kinh doanh và tiến hành nghiên cứu, đề ra phương án sản xuất
  • Cùng phòng kinh doanh và khách hàng chốt kế hoạch sản xuất, bao gồm nguyên vật liệu, thiết bị máy móc, số lượng sản phẩm, thời gian vận hành sản xuất, bộ quy chuẩn quản lý chất lượng cho sản phẩm, phương thức nghiệm thu, ngân sách.
  • Lập kế hoạch sản xuất và phân công công việc cho các bộ phận trong doanh nghiệp
  • Hoạch định và quản trị nguồn nguyên vật liệu, máy móc thiết bị và nhân công cho đơn hàng.
  • Cân đối nguồn lực giữa các đơn hàng trong cùng thời điểm và kế hoạch sản xuất (quý/ năm) của doanh nghiệp
việc làm quản lý sản xuất là gì?
Không chỉ lập kế hoạch và giám sát kế hoạch mà một người quản lý sản xuất còn cần nắm được nhân lực, nguyên vật liệu và máy móc thiết bị của nhà máy để có phương án sắp xếp sao cho hiệu quả nhất

Giám sát toàn bộ hoạt động sản xuất 

  • Kiểm tra quá trình thực hiện đơn hàng đảm bảo đúng theo kế hoạch và nhiệm vụ từng bộ phận đã được phân công
  • Xử lý những phát sinh trong quá trình sản xuất: lỗi về quy chuẩn chất lượng, sự cố sản xuất, biến động nguồn nguyên vật liệu, nhân sự,… 
  • Chỉnh sửa, bổ sung kế hoạch sản xuất và báo cho các bộ phận liên quan: mua bổ sung nguyên vật liệu, máy móc thiết bị, tuyển dụng nhân sự hoặc yêu cầu tăng ca trong trường hợp cần thiết,… 
  • Đảm bảo đơn hàng được thực hiện đúng tiến độ, đạt quy chuẩn chất lượng và nằm trong ngân sách đã chốt.
  • Khi hoàn thành đơn hàng hoặc định kỳ cần lập báo cáo đánh giá, nghiệm thu sản phẩm, nhân lực, nguyên vật liệu 

Nhu cầu tuyển dụng việc làm quản lý sản xuất

Vị trí quản lý sản xuất là bộ phận quan trọng nhất của một nhà máy, xí nghiệp. Nhu cầu tuyển quản lý sản xuất luôn là nhu cầu thiết yếu của mọi doanh nghiệp. Khối lượng công việc của một phòng ban quản lý sản xuất luôn rất lớn, bởi vậy nhân lực quản lý cũng được chia làm nhiều cấp bậc từ tầm trung đến quản lý cấp cao. Do đó, cơ hội việc làm quản lý sản xuất là rất rộng mở. 

việc làm quản lý sản xuất tại nhà máy
Nhu cầu tuyển dụng vị trí quản lý sản xuất luôn rất cao

Mức lương việc làm quản lý sản xuất

Tùy theo cấp độ quản lý và đặc thù của từng nhóm ngành hàng, từng loại doanh nghiệp mà lương của người làm quản lý sản xuất sẽ dao động từ 15.000.000 đồng – 20.000.000 đồng cho qản lý cấp trung, và từ 20.000.000 cho tới 40.000.000 đồng cho quản lý cấp cao hơn. Càng phụ trách nhiều mảng công việc, nhiều đơn hàng thì mức thu nhập của quản lý sản xuất sẽ càng được tăng cao. Kỹ năng ngoại ngữ tốt (Anh, Trung, Hàn, Nhật,…) cũng sẽ giúp người quản lý được tăng bậc lương

Tố chất cần có của người quản lý sản xuất

Để có thể trở thành một người làm quản lý sản xuất tại các doanh nghiệp, nhà máy thì người lao động cần phải có nền tảng kiến thức và kinh nghiệm tổ chức dày dặn trong ngành sản xuất mà công ty đang thực hiện. 

Ngoài nghiệp vụ chuyên môn vững vàng, yêu cầu tuyển dụng quản lý sản xuất còn cần nhiều kỹ năng khác như: kỹ năng sắp xếp công việc, kỹ năng quản trị nhân sự, kỹ năng làm việc nhóm,… Để xử lý tốt các sự cố trong suốt quá trình thực hiện đơn hàng, người làm quản lý sản xuất cần có tố chất điềm tĩnh, nhạy bén, nhanh nhẹn. Bên cạnh những tố chất bẩm sinh thì phần nhiều đến từ kinh nghiệm làm việc, sự quyết tâm và cố gắng của người quản lý để có thể hoàn thành từng đơn hàng, từng dự án một cách xuất sắc nhất.

>>> Có thể bạn quan tâm: CV Nhân viên Nhân sự cho công ty sản xuất

Tạm kết

Có thể nói, vị trí quản lý sản xuất là công việc thu hút bởi có cơ hội thăng tiến chắc chắn cùng mức thu nhập khá cao so với mặt bằng chung. Thông tin tuyển dụng quản lý sản xuất tại các doanh nghiệp lớn, các khu công nghiệp, nhà máy luôn được TopCV cập nhật nhanh nhất với thông tin rõ ràng, uy tín. Bạn hãy nhanh tay lập CV chuẩn chỉnh và chớp cơ hội việc làm HOT trên TopCV ngay nhé!