Thư chia tay công ty và những lưu ý không thể bỏ qua khi viết

Thư chia tay công ty và những lưu ý không thể bỏ qua khi viết
Thư chia tay công ty và những lưu ý không thể bỏ qua khi viết

Những mối quan hệ trong cuộc sống đóng vai trò quan trọng trong việc cân bằng cảm xúc và suy nghĩ của mỗi người. Quan hệ đồng nghiệp chính là một trong những mối quan hệ không thể thiếu đó. Những người cùng bạn “đồng cam cộng khổ”, chia sẻ từng khoảnh khắc thành công và cả những thất bại trong công việc, dù trong thời gian ngắn hay dài, chắc chắn đều có tình cảm dành cho nhau.

Nếu đã có ý định thay đổi công việc hoặc không tiếp tục cộng tác với công ty hiện tại, mà vẫn chưa có nhiều thời gian để nói lời tạm biệt với đồng nghiệp hoặc bạn là người không biết cách nói chuyện với sếp khi nghỉ việc thì viết thư chia tay đồng nghiệp chính là cách để bạn giãi bày những cảm xúc và tâm, tư của mình. Bài viết dưới đây của Blog.TopCV tổng hợp cách viết thư chia tay công ty và một số lưu ý không thể bỏ qua. Tham khảo ngay nhé!

Viết thư chia tay công ty vào thời điểm nào?

thu-chia-tay-cong-ty-2
Viết thư chia tay công ty vào thời điểm nào?

Đúng như tên gọi, thư chia tay công ty thường được sử dụng vào thời điểm bạn rời khỏi công ty hiện tại để đi tìm một cơ hội mới, không tiếp tục công tác tại môi trường hiện tại nữa.

Đừng nghĩ việc viết mail chia tay công ty là cầu kỳ và không cần thiết. Chỉ cần bạn biết thời điểm phù hợp để gửi chúng đi, bạn sẽ là người tinh tế và văn minh trong mắt những đồng nghiệp sắp cũ. Thư chia tay công ty là nơi bạn có thể gửi lời nhắn nhủ thân thiết; cũng có thể là lời cảm ơn chân thành mà bạn muốn dành cho đồng nghiệp, đội ngũ lãnh đạo.

Bạn có thể gửi những bức thư này tới đồng nghiệp hay sếp trong bối cảnh thời gian ngặt nghèo khiến bạn và công ty không thể tổ chức một bữa tiệc chia tay đúng nghĩa. Với những đồng nghiệp thân thiết những lá thư chia tay cũng chính là lời thầm kín; lời cảm ơn; lời cầu chúc may mắn… mà bấy lâu nay bạn không thể hiện ra. Có thể nói thư chia tay công ty chính là một phương tiện thể hiện tình cảm của bạn.

Cách viết mẫu thư chia tay đồng nghiệp tham khảo

thu-chia-tay-cong-ty-3
Thư chia tay chính là giải pháp xoa dịu sự trống vắng khi bạn ra đi

Thư chia tay chính là giải pháp xoa dịu sự trống vắng khi bạn ra đi; dễ dàng gắn kết những mối quan hệ sau khi bạn đã nghỉ việc; làm bạn cảm thấy thoải mái hơn nếu lý do nghỉ việc của bạn làm bản thân lấn cấn. Đây được xem là một trong những hoạt động nằm trong cách xin nghỉ việc khéo léo bạn nên lưu ý.

Thông thường, thư chia tay công ty được viết theo bố cục 3 phần:
  • Phần mở đầu: Không giống thư cảm ơn hay thư xin việc, thư chia tay công ty, đồng nghiệp không cần để Subject là tên lá thư. Thay vào đó, bạn có thể đính kèm tên của một người đồng nghiệp cụ thể chẳng hạn “Dear, Minh Long” cùng với thông báo về sự ra đi của bạn.
  • Phần nội dung: Trong phần nội dung, bạn có thể trình bày lý do nghỉ việc, kèm theo lời cảm ơn chân thành đến sếp, đến đồng nghiệp đã tạo điều kiện để bạn phát triển bản thân, bạn đã thu nhận được những gì từ công ty hay đồng nghiệp,…. Câu văn nên mang sắc thái tích cực, tạo động lực cho những người ở lại.
  • Phần kết thúc: Bạn có thể để lại những lời chúc dành cho người đồng nghiệp, người sếp và công ty phát triển hơn và đạt được nhiều thành tích hơn trong tương lai. Bạn có thể để lại số điện thoại hay bất kỳ thông tin liên lạc nào để đồng nghiệp tiện liên hệ giao lưu hay có nhu cầu hợp tác trong tương lai.

>> Xem thêm: Cách nói chuyện với sếp khi nghỉ việc tránh làm mất lòng sếp

Những lưu ý khi viết thư chia tay công ty

thu-chia-tay-cong-ty-4
Mẫu thư chia tay chỉ nên dài khoảng 1/3 trang giấy hoặc trang word.

Để viết được một mẫu thư chia tay đồng nghiệp hay mail chia tay công ty một cách tinh tế, bạn hãy tham khảo một số lưu ý sau:

Độ dài vừa phải

Bạn không cần phải viết thư chia tay quá dài kiểu một trang A4 toàn chữ về quá trình gắn bó, sự nỗ lực hay những kỷ niệm khó quên với đồng nghiệp. Thông thường, mẫu thư chia tay chỉ nên dài khoảng 1/3 trang giấy hoặc trang word. Hãy cố gắng truyền tải những thông tin vào trong khoảng chiều dài này để đảm bảo đồng nghiệp hay sếp có thể hiểu được nội dung bạn muốn truyền tải là gì nhanh nhất và cụ thể nhất.

Sử dụng ngôn ngữ chân thành

Rất nhiều người có nhầm lẫn về độ dài thư chia tay thường chọn sai luôn văn phong và ngôn từ sử dụng. Đừng nghĩ chia tay là buồn. Tránh sa đà vào việc thể hiện quá nhiều cảm xúc tiêu cực trong bức thư, thậm chí nhiều ngôn từ sáo rỗng, thiếu thành thật. Hãy biết cách tạo động lực cho những người ở lại qua bức thư chia tay cũng là một cách hay. Bên cạnh đó, bạn cũng nên sử dụng những ngôn từ chân thành, gần gũi cho người nhận thư.

Giữ mối quan hệ bằng thông tin liên lạc

Sẽ không thừa thãi nếu bạn để lại thông tin liên lạc trong bức thư chia tay công ty. Đây chính là giải pháp giúp bạn duy trì mối quan hệ với đồng nghiệp cũ sau khi rời khỏi công ty. Bạn thực sự nên quan tâm đến kiểu thư gợi mở. Dù là thư chia tay những cách viết, cách đưa ra thông tin lại hướng tới tương lai nhiều hơn. Điều này vừa giúp bức thư bớt uỷ mị, lạc quan hơn; vừa đóng vai trò then chốt trong việc giữ gìn mối quan hệ; thậm chí gợi mở những cơ hội mới trong tương lai.

Trên đây là những thông tin được TopCV tổng hợp về thư chia tay công ty cũng như một số lưu ý khi viết loại thư này. Hy vọng qua bài viết này, các bạn sẽ biết cách gửi gắm những tình cảm tới công ty đồng nghiệp một cách tinh tế và đáng trân trọng. Nếu đang có ý định thay đổi công việc, đừng chần chừ, truy cập ngay TopCV để chớp lấy những cơ hội việc làm hấp dẫn tới từ các công ty uy tín hàng đầu Việt Nam.