Tại sao có chuyện kẻ lương tháng 20 triệu không đủ sống. Nhưng có kẻ lương 7 triệu vẫn rảnh rang. Sau đây là những quy luật tài chính mà ai cũng phải nắm.
Bí quyết tài chính không phải tỷ phú mới có. mà chính những người chỉ lẹt đẹt tháng 7, 8 triệu đồng lương mới cần phải nắm rõ hơn ai hết. Bạn kiếm tiền như thế nào, bạn giữ tiền ra sao khiến nó sinh sôi nảy nở bằng cách gì… Chính bạn phải là người nắm rõ QUY LUẬT nhất.
Quy luật số 1: Luôn tiêu ít hơn số tiền bản thân kiếm được
Lương thấp không phải “TỘI”. Bởi có những thời điểm bạn không thể muốn là nhảy ra startup. Không may mắn muốn là có tài sản thừa kế kếch xù.
Bạn xuất phát từ tầng lớp lao động, xuất phát từ một kẻ tay trắng. Bạn đi làm bằng tấm bằng đại học và đời chưa đủ trải để tự kinh doanh riêng. Thì việc bạn chưa có tài sản lớn, chẳng ai dám trách bạn cả.
Chỉ là khi bắt đầu kiếm được tiền. Bạn phải học được cách giữ tiền và biến nó tăng nhiều hơn nữa. Nếu bạn để đồng tiền mình kiếm được trôi đi không quay trở lại mới là đáng “TỘI”.
Có rất nhiều kẻ khờ khạo. Họ luôn tiêu sạch sành sanh số tiền lương trong tháng. Luôn vay mượn lung tung chỉ để chi tiêu cho các khoản cá nhân. Đó là mua sắm, ăn uống, du lịch… Lương tháng này đập vào lương tháng kia. Doanh thu tháng này bù lỗ lãi vào tháng khác.
Cứ như thế vòng luẩn quẩn cứ lặp lại liên tiếp. Đến khi tổng kết số tiền không thể trả nổi. Không thể bù lỗ lại tăng lên kinh khủng.
Có kẻ khờ hơn là, lương 10 – 15 triệu đã nghĩ là to. Thẳng tay quẹt thẻ tín dụng. Đi đến siêu thị cũng quẹt, đến cửa hàng thời trang cũng quẹt, ăn uống cũng quẹt… Và thế là khi tổng kết thẻ, nhìn con số lại đâm lo lắng.
Nhưng rồi, thói quen khó bỏ, tháng sau lại vẫn như thế. Sau năm, bảy năm đi làm ừ thì “tôi vẫn là kẻ trắng tay”.
Còn có nhiều trường hợp, “đáng thương” đến nỗi luôn ngồi than đời, trách người rằng số mình không giàu được. Mình đen đủi, số mình không ai yêu thương thật lòng vì mình nghèo quá. Lương kiếm được chẳng đáng bao nhiêu, tiêu gì cũng thiếu. Ờ thì đúng, nhưng mà là tại bạn.
Một vài kẻ sĩ hão đến mức độ này nữa nhé. Họ là luôn phán xét cách tiêu tiền của người khác:
“Thằng kia thật bủn xỉn, ai lại để con gái trả tiền”
“Ôi, ăn không dám ăn, mặc không dám mặc… sống thế sống làm gì”
“Gul thời trang của hắn tệ hại quá, lúc nào cũng sơ mi, tuần mặc 3 bộ… Sao đi làm cùng nhau mà lại có kẻ quê mùa này rớt vào đây cơ chứ?”
“Hôm nay tao khao…”
…
Nhưng trong hoàn cảnh này bạn biết không. Kẻ được phán xét và kẻ phán xét có mức lương bằng nhau.
Nhưng kẻ mà được cho “lỗi mốt sống” đó lại đang rất dư giả về tài chính. Anh ta có thể xoay lúc cả trăm triệu gửi về nhà nếu ba mẹ ở quê có việc gấp. Hôm nay anh ta không may phải nhập viện vì một lý do nào đó. Anh ta không phải chạy vạy khắp nơi vì số tiền viện phí lớn hơn cả mấy tháng lương.
Hay đơn giản sau 5 – 7 năm ra trường. Anh ta cần tìm một cô vợ để xây dựng mái ấm. Anh ta có thể rõ ràng đặt vấn đề với bố mẹ cô gái. “Cháu có đủ chân thành và kinh tế để chăm lo cho cô ấy”.
Còn kẻ đang ngồi phán xét kia. Cũng sau 5 -7 năm đó, những thứ còn lại chỉ là dăm ba bộ quần áo thời trang. Còn lại vài chiếc đồng hồ theo thời gian cũng lỗi mốt. Một tá thẻ tín dụng với số nợ khổng lồ và vẫn đang ngồi cắn đắn “Sao cô ấy lại bỏ tôi mà đi”.
Vậy rốt cục “Tại sao tôi và anh ta lương bằng nhau mà tôi vẫn nghèo như thế?“.
Đó là bạn quá nuông chiều mức sống của bản thân. Bạn luôn tiêu nhiều hơn số tiền bạn kiếm được. Phũ phàng hơn một chút, thì bạn là kẻ sĩ diện nhất đối với chính cuộc sống của mình.
Phương pháp là gì? Là stop lại ngay cái việc yêu chiều mua sắm quá đà. Khoe khoang tài chính, dừng phán xét cách tiêu tiền của người khác. Và xem lại cách chi tiêu của chính mình. Hãy yêu từng đồng hào bạn kiếm được ngay từ bây giờ đi.
Quy luật thứ 2: Hiểu được cách giữ tiền, cũng phải luôn quy luật để kiếm thêm tiền
Bạn có biết tại sao, anh chàng “sống lỗi mốt” thứ 2 kia lại thực sự giàu có như vậy? Không phải vì anh ta tiết kiệm được nhiều tiền đến mức nhịn ăn nhịn mặc như kẻ phán xét hay nói đâu.
Mà đơn giản anh ta hiểu được của việc mua gì mình CẦN và mua gì mình MUỐN. Ở đâu là điểm dừng cho sự mua sắm… Và số tiền để “mua sắm” đó anh ta có thể biến nó sinh lời như thế nào.
Anh ta đủ thông minh để hiểu:
Nếu không thể trả tiền mặt để mua thứ gì thì sẽ không sắm thứ đó.
Tiền bạc không mua được hạnh phúc, nhưng nó là nền móng chắc cho mọi mối quan hệ.
Phải tập trung vào duy trì sự tự do tài chính của bản thân, vì có thể một ngày nào đó mình sẽ mất việc.
Ngay cả lúc ngủ cũng phải đẻ ra tiền, dù ít hay nhiều. Để tiền chết là hết.
Kiếm tiền bằng công việc anh ta yêu thích.
Cuộc đời là rất ngắn ngủi, mình chỉ sống một lần, tài chính không phải là vấn đề để chứng tỏ…
Anh ta biết, rất hãn hữu người trở nên giàu có chỉ nhờ may mắn mà không có kế hoạch cụ thể.
Không phải cứ tuyên bố muốn tự do tài chính là đạt được mục tiêu đó. Anh ta có kế hoạch đầu tư cho chính mình. Bằng chính số tiền lương, mình nên đầu tư bao nhiêu, đầu tư vào kênh gì.
Nếu anh ta giỏi:
Giỏi viết – thì viết thêm, có kẻ thuận ngôn tháng kiếm thêm vài chục triệu. Ai bảo lương người ta tháng 8 triệu là thấp đâu chứ.
Giỏi vẽ – thử nhìn một bộ tranh thuê ngoài đi, vô cùng đắt đỏ. Ai bảo làm thiết kế ở cơ quan tháng 10 triệu lương cứng, không có thêm nổi doanh số.
Giỏi ăn nói – thử gặp anh ta lúc bán hàng xem, chốt sale đơn hàng trăm triệu bạn có dám?
Quy luật “sinh lời đồng tiền ở đây là gì”?
Là dùng đầu tư đa kênh, dùng chính tiền lương của mình để đầu tư tăng thêm thu nhập, nào là gửi ngân hàng, chơi trái phiếu, mua cổ phần, mua hàng về bán sinh lời…, nhất định không để tiền nằm im một chỗ.
Là đầu tư bằng chính khối óc của mình, đừng để “chết não” ở cơ quan ngày 8 tiếng, OT liên tục, nhận job không từ nan… giỏi gì làm nấy, không than, cấm bỏ.
Dùng chính kinh nghiệm đi làm thuê bao năm của mình để kiếm thêm thu nhập. Không được an phận với mức lương ở cơ quan và ngồi nghĩ tới giầy ở Nike đang 30% giảm giá. Nhấ định không được!
Làm theo những “Quy luật” này, 5 – 7 năm nữa, bạn có thể thoải mái hơn trong việc mua những gì bạn muốn nhé!
Tiền bạc chính là tự do. Tự do là hạnh phúc. Mọi thứ còn lại sẽ tự nhiên mà đến
Tiền bạc chính là thước đo của sự tự do. Chúng ta không kiếm tiền bằng mọi giá, nhưng hãy kiếm bằng mọi cách.
Bạn sẽ không thể có một sự tự do đúng nghĩa nếu như bạn không giàu có.
Bạn sẽ phải lao động để kiếm tiền, sự tự do của bạn phải bó buộc lại trong một tổ chức với một “ông sếp” khó tính. Bạn cũng không thể thỏa sức bay nhảy, đi những nơi bạn muốn đến, khám phá những địa điểm mới khi bạn không có đủ tiềm lực tài chính.
Chúng ta chỉ có thể làm tất cả điều đó khi chúng ta giàu.
Xét cho cùng, bạn chẳng thể kỳ vọng tiền trong túi mình tự nhiều lên nếu không có lấy một mô hình quản lý tài chính đúng đắn.
Vì vậy, hãy nghiêm khắc thêm một lần nữa vì sự tự do của mình. Đời mỗi người mỗi khác, đừng so sánh sự giàu có với ai đó, chỉ cần bạn tự làm chính mình giàu có là đủ hạnh phúc rồi.
Vì sự tự do của bạn!
Theo Helino