Sáng được nhận, chiều mất hút – Bao giờ ứng viên trẻ mới học được hai từ “chuyên nghiệp”

Khi phỏng vấn, bao nhiều ứng viên trẻ đã hứa hẹn về thời gian gắn bó lâu dài với công ty; về trách nhiệm của bạn thân khi làm việc. Tại sao đến khi cảm thấy công việc không phù hợp nữa, thấy quyết định của bản thân quá nóng vội; chúng ta không xin nghỉ một cách lịch sự và có trách nhiệm như ta từng nói?

Ứng viên trẻ “mất hút”, nhà tuyển dụng khốn đốn “tuyển lại từ đầu”

Trong thời đại “việc tìm người”, nhà tuyển dụng săn đón ứng viên; doanh nghiệp ngày càng có nhiều chính sách thu hút nhân tài. Thì mức độ đòi hỏi của người trả ngày càng cao hơn, và dần trở nên phi lý. Đối với họ, “nhảy việc” đã là chuyện ai cũng làm; còn xin nghỉ đột ngột là điều bạn “nên làm” khi cảm thấy không còn phù hợp với một tổ chức nữa.

Thế nên mới có chuyện, ứng viên sáng được nhận việc, đến công ty một buổi sáng thì mất hút. Email, điện thoại cũng không liên lạc được; hoặc có thì trả lời bằng hàng ngàn lý do vô trách nhiệm. Cũng có nhân viên làm việc lâu lăm, sáng gửi email xin nghỉ việc, chiều nghỉ luôn. Không có một buổi bàn giao trực tiếp. Doanh nghiệp khốn đốn vì không biết phải giao việc cho ai; cũng không ai biết rõ công việc để thay thế họ trong ngày một ngày hai.

Đối với những người “nghĩ việc” vô tổ chức như vậy, chắc chắn họ không bao giờ muốn chạm mặt lại công ty cũ. Dĩ nhiên, họ đã để lại ấn tượng không mấy tốt đẹp về chính bản thân mình.

Ứng viên trẻ đường hoàng nộp hồ sơ, phỏng vấn và được chọn. Tại sao không thể ra đi một cách đàng hoàng như thế?

Có kiểu người rải hồ sơ ồ ạt, thậm chí chưa thèm đọc kĩ mô tả công việc. Mười email xin việc cái nào cũng “copy” y nguyên. Khi đi phỏng vấn công ty nào cũng hứa hẹn rất nhiều; nhưng sẽ đến làm thử và chọn một. Thực chất, trong thời gian thử việc, bạn có thể nghỉ bất cứ lúc nào mà không cần phải thông báo trước. Nhưng ít nhất, hãy giữ liên lạc với nhà tuyển dụng.

Bạn hoàn toàn có thể trao đổi thẳng thắn rằng; em cảm thấy bản thân không thực sự phù hợp với môi trường làm việc. Xin lỗi vì đã quyết định quá nóng vội và thiếu chính xác. Một ứng viên có sự chuẩn bị kĩ lưỡng, sẽ tìm hiểu rất kĩ về công ty mình ứng tuyển. Sẽ chẳng có chuyện như trên xảy ra trừ những trường hợp bất khả kháng. Một ứng viên tôn trọng bản thân và nhà tuyển dụng sẽ làm việc ít nhất 2 tuần đế xác định thực sự mình có hợp với môi trường này không?

Khi đến viết thư xin việc, khi đi hay nói một lời cám ơn

Nghỉ việc vô trách nhiệm là vấn đề đáng lên án, và cũng có rất nhiều nhà tuyển dung lên tiếng vì điều đó. Nhưng nhiều ứng viên trẻ vẫn cho rằng, “bỏ bom” nhà tuyển dụng là chuyện bình thường. Bạn nghĩ chưa phải nhân viên chính thức, thì không cần níu kéo bất kỳ trách nhiệm gì. Bạn nghĩ bạn mới gặp họ một buổi, cũng chẳng ai nhớ mặt điểm tên.

Nhưng bạn quên rằng, họ có CV, hồ sơ và thông tin của bạn. Bạn không thể biết được một ngày kia bạn sẽ găp lại ai; và họ đóng vai trò quan trọng thế nào trong cuộc đời bạn. Vậy nên, đừng ỉ lại vào quy tắc để cho phép bản thân cư xử “bất lịch sự”. Khi xin việc thì gửi hồ sơ, thư từ đầy đủ chỉn chu, mà đến khi ra đi lại trốn như “trốn nợ”. Bạn không chỉ thiếu tôn trọng người khác, mà còn rước điều tiếng xấu cho chính bản thân mình.

ứng viên trẻ

Tôi từng đi làm ở nhiều chỗ, cũng chứng kiến không ít những ứng viên “bất lịch sự”. Nhưng tôi vẫn không thể nào lý giải tại sao họ lại hành xử như thế? Họ đâu được lợi lộc gì từ chuyện ấy, hay chỉ vì họ quá “ngại” để nói ra câu từ chối.

Chúng ta không thể mãi đổ lỗi cho tuổi trẻ được vì sự thiếu chuyên nghiệp của mình được.

Tôi có một anh bạn, dù chỉ là thực tập sinh ở chỗ làm cũ. Nhưng khi nghỉ việc, anh vẫn báo trước một tháng, vẫn thu xếp, bàn giao công việc ổn thỏa rồi mới yên tâm ra đi. Mọi người luôn nhắc về anh ấy với ấn tượng tốt. Và nhờ thái độ tốt mà sự nghiệp của anh ấy phát triển thuận lợi tới ngày hôm nay.

Trước khi, quyết định xin nghỉ ở đâu hay suy nghĩ thật kĩ. Đối với tôi, khi một người đi làm và nghỉ ngay trong chiều hôm đó; quyết định ấy chưa bao giờ là một quyết định chính xác. Lý do thường là bạn đã trúng tuyển công việc ở chỗ tốt hơn; bạn chưa tìm hiểu kĩ về công ty nên bị hẫng; bạn chưa sẵn sàng để đi làm.

Liệu một ngày, khi bạn nhận công việc và vui vẻ đi làm ngày đầu tiên; rồi đến chiều công ty nói bạn nghỉ vì đã tìm được người khác tốt hơn. Bạn có cảm thấy khó chịu? Có cảm thấy mình không được tôn trọng? Đừng mang lại cho người khác cảm giác đến chính bạn cũng khó chấp nhận. Vì vậy, hãy có một kết thúc tốt đẹp như chính cách mà bạn đã bắt đầu.

Theo insider.tophr.vn