“Rải” CV – nộp nhiều hồ sơ, ứng tuyển nhiều vị trí cũng một lúc. Thủ thuật quen thuộc đối với ứng viên. Nhất là các bạn trẻ non kinh nghiệm, vừa ra trường, lúc nào cũng trong tâm thế “khát việc”
“Rải” CV – Cái khó ló cái khôn, khôn nhiều lại lòi ra khó (!?)
Trong thời buổi cơ hội việc làm rộng mở, đồng nghĩa với việc cạnh tranh tìm việc cũng tăng cao. Nhiều ứng viên lựa chọn phương pháp “rải” CV – nộp nhiều hồ sơ, ứng tuyển nhiều vị trí cũng một lúc. Đây cũng là một giải pháp, khi mà bạn có thể thứ sức với nhiều cơ hội khác nhau.
Thay vì chỉ ngồi một chỗ và chờ đợi một cuộc gọi. Bạn có thể mở rộng cánh cửa của mình, tìm đến nhiều đơn vị, thử sức ở nhiều lĩnh vực. Cơ hội này đóng lại thì cơ hội khác lại mở ra.Bạn vừa tiết kiệm được thời gian, lại cho mình thêm nhiều lựa chọn. Xác suất tìm được công việc mơ ước bởi vậy sẽ cao hơn rất nhiều.
Tuy nhiên, việc lạm dụng phương pháp này quá nhiều cũng gây ra không ít phản ứng ngươc trong thị trường tuyển dụng.
Thực tế, nhà tuyển dụng không đánh giá cao việc nhận được CV “spam“
Có rất nhiều lý do dẫn tới định kiến này.
Mỗi một ngành nghề, vị trí lại có những yêu cầu khác ở CV
Đây là điều dễ hiểu khi bạn viết một tấm CV duy nhất và dùng để ứng tuyển hơn chục vị trí, công ty khác nhau. Mỗi một ví trí, công ty lại đòi hỏi những điều khác nhau ở ứng viên. Cũng vì vậy mà việc bạn gửi cũng một mẫu CV tới nhiều công việc sẽ khiến sự chuẩn bị của bạn được đánh giá qua loa, không chỉnh chu. Thậm chí đôi khi còn “lạc quẻ” hoàn toàn so với những gì nhà tuyển dụng tìm kiếm.
Mẫu CV nhân viên Marketing ngành Giáo dục
Mẫu CV nhân viên Marketing mảng Bất động sản
Cùng là CV marketing nhưng khi ứng tuyển mảng giáo dục hay là công ty bất động sản lại có những đòi hỏi khác nhau.
>>> Xem thêm trọn bộ mẫu CV nhân viên marketing ứng tuyển tất cả các ngành
“Rải” CV tràn lan, không chọn lọc, tìm kiếm công việc “mì ăn liền”
Ứng tuyển nhiều công việc một lúc không có nghĩa là bạn “bạ đâu gửi đấy”. Thấy job nào cũng apply. Không ít trường hợp nhà tuyển dụng ngớ người khi gọi điện cho ứng viên nhưng họ thậm chí không biết mình đã gửi hồ sơ tới đâu.
Tất nhiên đó là những ứng viên bị đánh giá là thiếu chuyên nghiệp. Đôi khi là do họ không thực sự hứng thú với công việc. Nhưng đôi khi là bởi họ đã quá tham “rải” CV mà quên mất cần chuẩn bị những kỹ năng gì. Thực tế này khiến người làm nhân sự ngày một kĩ càng hơn. Họ sẽ loại thẳng tay tất cả các CV có dấu hiệu “spam”.
Dấu hiệu nào khiến CV của bạn bị liệt vào dạng “spam”
Gửi mail Forword – Lỗi sơ đẳng nhất
Tạm chấp nhận viêc bạn chuẩn bị được mẫu CV cực ngầu có thể dùng ứng tuyển nhiều lần. Tuy nhiên không công ty nào chấp nhận một đường mail Forward (chuyển tiếp) của ứng viên. Đấy là sự thiếu tôn trọng.
Không có Cover letter hoặc gửi mail trống
Một CV gửi kèm trong đường mail trống không. Không có tiêu đề, không lời chào hỏi, không có cover letter. Đấy là những dấu hiệu đầu tiên để nhà tuyển dụng xếp bạn vào CV “spam”. Họ sẽ đánh giá là bạn quá lười và thiếu chuyên nghiệp. Hay CV của bạn chưa kịp được đánh giá đã bị cuốn trôi theo hàng ngàn dòng mail khác rõ ràng hơn.
Không đặt tên, hoặc đặt tên file không rõ ràng
“CV 1”, “CV mar”, “CV sales”… Những cái tên cụt lủn này rất dễ khiến nhà tuyển dụng đánh giá bạn là một ứng viên “mì ăn liền”. Và tất nhiên CV của bạn cũng sẽ nhanh chóng liệt vào dạng “spam”. Hãy nhớ rằng ngay cả trong cách đặt tên file bạn cũng cần chỉnh chu. Cho dù đó là một mẫu CV được “tái sử dụng”.
Làm thế nào để “rải” CV đúng cách
Xác định công việc phù hợp với bản thân
Trước tiên, bạn cần nhìn nhận bản thân xem mình thích công việc gì, khả năng của mình đến đâu. Sau đó hãy nghiên cứu kỹ lưỡng thông tin tuyển dụng, đặc biệt là các phần mô tả công việc và yêu cầu tuyển dụng, xem năng lực của bạn có đáp ứng được tất cả những yêu cầu đó không. Việc này sẽ giúp bạn xác định chính xác những công việc nào thật sự phù hợp với mình.
Viết CV cho mỗi công việc
Sau khi xác định những công việc phù hợp, bạn cần tạo hồ sơ riêng cho mỗi công việc. Trong đó nhấn mạnh những ưu điểm của bạn cũng như những thành tích bạn từng đạt được mà có liên quan hoặc sẽ là nền tảng cho bạn ứng tuyển vào vị trí đó.
Có một mẹo nhỏ là hãy tạo thật nhiều CV với nhiều phong cách. Cập nhật chúng thường xuyên. Để mỗi khi chọn được công việc ưng ý thì bạn cũng có ngay một tấm CV vừa khít với những gì vị trí đó yêu cầu.
Cần lưu ý là hồ sơ tiếng Anh hay tiếng Việt. Mỗi bạn nên soạn cho mình 2 phiên bản: tiếng Anh & bản tiếng Việt để nộp hồ sơ phù hợp với từng nhà tuyển dụng.
Kiểm tra kỹ CV trước khi nộp
Trước khi nộp, bạn nên kiểm tra hồ sơ tối thiểu hai lần để bảo đảm hồ sơ của bạn hoàn toàn sạch lỗi chính tả hay ngữ pháp. Một ứng viên dù tài năng đến đâu nhưng trên hồ sơ có những lỗi chính tả thì chắc chắn không thể chinh phục được bất kỳ nhà tuyển dụng nào.
Viết Email khi nộp CV
Lưu ý địa chỉ email, Title email và những thông tin có liên quan trong nội dung email. Tránh trường hợp râu ông này cắm cằm bà kia.
Sau khi hoàn thành
Lưu ý là xem kĩ và ghi chú vào sổ tay hoặc máy tính/ điện thoại (nơi thuận tiện của bạn) một vài thông tin của công ty & vị trí mà bạn đã ứng tuyển. Điều này giúp bạn tự tin hơn và không bị bỡ ngỡ khi nhận được cuộc gọi phỏng vấn từ nhà tuyển dụng.
Cuối cùng, nếu bạn có ý định tìm việc nghiêm túc và mong muốn có được một công việc tốt thì hãy đầu tư thời gian và công sức để viết hồ sơ phù hợp với mỗi công việc mình dự tuyển. Chắc chắn khoản đầu tư này của bạn sẽ không bao giờ lãng phí!