Quy trình bán hàng là tập hợp các bước nhằm đưa sản phẩm của mình tới tay người mua một cách có hệ thống, từ việc gợi ra nhu cầu cho khách hàng về sản phẩm, tư vấn, giới thiệu thông tin về sản phẩm, dịch vụ, cho tới khâu chăm sóc khách hàng sau bán.
Bán hàng là một trong những kỹ năng công việc vô cùng quan trọng.
Doanh nghiệp bán được nhiều sản phẩm hay không phụ thuộc rất nhiều vào việc: Họ có sở hữu quy trình bán hàng bài bản hay không?
Xây dựng quy trình bán hàng giúp quá trình bán diễn ra hiệu quả hơn.
Quy trình bán hàng hiệu quả bao gồm 7 bước, bạn có thể đã từng làm nhưng chưa theo hệ thống và đủ sức thuyết phục.
Bước 1: Chuẩn bị trước bán
- Tìm hiểu thật thấu đáo về sản phẩm, dịch vụ của công ty.
- Nghiên cứu khách hàng tiềm năng: độ tuổi, sở thích, thói quen tiêu dùng, văn hóa, phong tục, tập quán bắt buộc phải tuân thủ,…
Bước 2: Lựa chọn khách hàng mục tiêu
- Khách hàng mục tiêu bán hàng là ai? Đó là những người có nhu cầu về sản phẩm, có khả năng thanh toán và bạn có thể tạo cơ hội tiếp cận được,…
- Phân đoạn khách hàng và lựa chọn nhóm mang lại lợi ích cao nhất cho công ty.
Bước 3: Tạo cơ hội gặp mặt, trao đổi trực tiếp với khách hàng
- Thông qua telesales đặt trước lịch hẹn với khách hàng
- Thông qua email được gửi tới khách hàng
- Tổ chức các cuộc hội thảo,…
Bước 4: Giới thiệu về tính ưu việt của sản phẩm so với sản phẩm của đối thủ cạnh tranh
- Thị trường có hàng trăm hàng ngàn sản phẩm giống của bạn, và phải mang điểm độc đáo nào đó sản phẩm ấy mới gây được ấn tượng với khách hàng. Đánh mạnh vào điểm này là một mấu chốt cho quy trình bán hàng thành công.
Bước 5: Đàm phán, thuyết phục khách hàng
Quy trình bán hàng thành công phụ thuộc vào khả năng đàm phán
Quy trình bán hàng của bạn có thành công không phụ thuộc vào việc bạn đàm phán với khách hàng về những điều này thuyết phục đến thế nào.
- Giá trị lợi ích lớn: Để đàm phán thành công, bạn cần cho khách hàng thấy được lợi ích cực nhận được từ sản phẩm của của bạn hấp dẫn hơn nhiều so với đối thủ cạnh tranh.
- Chi phí bỏ ra thấp: Người bán hàng giỏi là người có thể thuyết phục khách hàng thấy được: Chi phí bỏ ra cho sản phẩm của bạn thấp hơn nhiều so với số tiền chi trả cho các sản phẩm, dịch vụ khác mà lợi ích chúng đem lại cho bạn cũng chẳng tương đương.
- Ví dụ: Khách hàng chỉ cần bỏ ra 300 nghìn đồng để học một khóa học viết CV chuẩn và được tặng thêm tài khoản tạo CV, Cover letter cao cấp trị giá 200 nghìn đồng. Sau đó họ có ngay một công việc thu nhập ngay 3 – 5 triệu đồng. Tức là, thực chất, khách hàng chỉ phải trả thêm 100 nghìn đồng cho khóa học. Giả sử, nếu không học khóa học này, khách hàng của bạn có thể không tìm được việc làm phù hợp trong 1 tháng, và chi phí bỏ ra là 3 – 5 triệu đồng thay vì 300 nghìn đồng nếu sử dụng dịch vụ, và chi phí này có thể nhiều hơn thế nếu khách hàng của bạn muốn tìm một công việc với thu nhập cao hơn.
Bước 6: Ký kết hợp đồng mua bán
- Đây là giai đoạn vô cùng quan trọng, là chìa khóa cho cả quá trình bán hàng. Đàm phán thành công nhưng chưa ký được hợp đồng thì mọi nỗ lực của bạn vẫn có nguy cơ đổ bể. Vì vậy, để bán hàng thực sự đạt hiệu quả, hãy xúc tiến ngay quá trình ký kết hợp đồng với khách sau khi đàm phán.
Bước 7: Chăm sóc khách hàng sau bán
- Gọi điện, trả lời email, phản hồi của khách hàng về sản phẩm, dịch vụ.
- Cung cấp giải pháp tối ưu giúp khách hàng giải quyết vấn để trong quá trình sử dụng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.
Trên đây là những lưu ý trong việc xây dựng quy trình bán hàng của các doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp có thể thêm, bớt một vài bước tùy thuộc vào tính chất và nguồn lực của mình. Hi vọng bạn và doanh nghiệp áp dụng hiệu quả để xây dựng cho mình quy trình bán hàng phù hợp nhất.
Ngoài ra để tìm kiếm những mẫu CV và cơ hội việc làm ngành bán hàng.