Công nghệ thông tin đang phát triển không ngừng và những ngành nghề liên quan đến nó như PHP Developer cũng được nhiều người quan tâm hơn. Vậy cụ thể PHP Developer là gì cũng như đầu là những kiến thức về nghề mà bạn cần phải biết. Bài viết hôm nay, TopCV sẽ chia sẻ đến bạn những thông tin chi tiết nhất.
PHP Developer là gì?
Để hiểu PHP Developer, đầu tiên chúng ta phải hiểu PHP là gì? Developer là gì?
PHP chính là từ viết tắt của cụm từ “Hypertext Preprocessor” là một loại ngôn ngữ lập trình thường được sử dụng để viết ở phía máy chủ (dạng lập trình web).
Còn Developer là lập trình viên hay kỹ sư phần mềm thường sử dụng ngôn ngữ lập trình để xây dựng cũng như bảo trì các chương trình cho máy tính.
Vậy, PHP Developer là người lập trình viên sử dụng ngôn ngữ lập trình PHP để làm việc và sử dụng. PHP là loại ngôn ngữ có cú pháp đơn giản, tốc độ nhanh, nhỏ gọn nên được nhiều lập trình viên đã từng sử dụng đánh giá là dễ học, thời gian tiếp cận nhanh hơn so với những loại ngôn ngữ khác. Hiện nay, PHP được nhiều CMS mã nguồn mở khác nhau như: WordPress, OpenCart, NukeViet nên nó được xem là đa dạng, đáp ứng tốt các yêu cầu của những website thông thường (kể cả blog cá nhân đến các loại website giới thiệu công ty cũng như bán hàng).
Developer thường đóng vai trò quan trọng trong quá trình tạo ra phần mềm. Bởi họ chính là người sử dụng thành thạo các ngôn ngữ lập trình để viết ra các đoạn mã lập trình. Hiện nay, rất nhiều bạn trẻ lựa chọn theo đuổi công việc này bởi những tiềm năng cũng như đãi ngộ mà nó mang lại.
Mô tả công việc
Lập trình viên PHP chịu trách nhiệm đảm bảo trao đổi dữ liệu liền mạch giữa máy chủ và người dùng, lập trình và mã hóa tất cả logic máy chủ, duy trì cơ sở dữ liệu trung tâm và trả lời các yêu cầu từ các lập trình viên Front-End.
Để đảm bảo thành công với tư cách là lập trình viên PHP, bạn cần có kiến thức chuyên sâu về lập trình PHP hướng đối tượng, hiểu biết về thiết kế MVC và kinh nghiệm làm việc liên quan đến HTML5, JavaScript và CSS3. Một lập trình viên PHP giỏi cũng có thể thiết kế và xây dựng các mô-đun PHP hiệu quả trong khi tích hợp liền mạch các công nghệ Front-End.
Công việc của lập trình viên PHP thường bao gồm:
- Tiến hành phân tích trang web và các yêu cầu ứng dụng.
- Viết mã back-end và xây dựng các mô-đun PHP hiệu quả.
- Phát triển cổng back-end với cơ sở dữ liệu được tối ưu hóa.
- Xử lý sự cố ứng dụng và vấn đề mã.
- Tích hợp các giải pháp lưu trữ dữ liệu.
- Đáp ứng các yêu cầu tích hợp từ các nhà phát triển Front-End.
- Hoàn thiện các tính năng back-end và thử nghiệm các ứng dụng web.
- Cập nhật và thay đổi các tính năng ứng dụng để nâng cao hiệu suất.
Mức thu nhập
Về tổng thể thì lương của nhân viên IT, lập trình viên rất cạnh tranh, không chỉ ở mức cao so với các vai trò khác trong lĩnh vực kỹ thuật và công nghệ thông tin mà còn có thể tương đương với nhiều vai trò quản lý trong các ngành sản xuất, kinh tế, nhân sự… Tuy nhiên, lương của lập trình viên phụ thuộc vào từng vị trí lập trình viên bạn đảm nhiệm và kinh nghiệm làm việc, cụ thể như sau:
Lập trình PHP có mức lương trung bình từ 9 – 15 triệu/tháng với kinh nghiệm 1 – 2 năm, cao hơn có thể lên đến 45 triệu/tháng. Đối với nhiều công ty có nhiều thực tập sinh lập trình viên PHP cũng được trả lương nếu có năng lực. Tuy mức lương không cao nhưng cũng là nguồn thu nhập và khích lệ tinh thần cho các thực tập sinh cố gắng phần đấu hơn trong công việc.
Yêu cầu về kinh nghiệm và kỹ năng
Các kỹ năng Javascript, HTML, CSS
Đối với một PHP Developer chuyên nghiệp nhất thì bạn không nên chỉ biết đến PHP. Bởi, nếu như bạn đang muốn startup cho lĩnh vực IT thì cần phải biết được nhiều về front-end, design. Ngoài ra, các ngôn ngữ như javascript, html, css để tạo ra các sản phẩm đạp hoặc nếu developer sai sót trong thiết kế thì bạn cũng có thể đưa ra được các giải pháp sửa chữa phù hợp nhất.
Nắm chắc những kiến thức cơ bản liên quan đến lập trình và không ngừng học tập, nâng cao kiến thức
Một PHP Developer không chỉ nắm chắc những kiến thức chuyên sâu về ngôn ngữ lập trình PHP, phần mềm lập trình PHP mà còn phải cập nhật thêm những kiến thức khác liên quan đến lập trình như JavaScript, html, CSS, Front-End,… Ngoài ra, bạn cũng nên nắm được những kiến thức cơ bản về thiết kế. Bởi, nếu xảy ra những sai sót trong thiết kế ứng dụng thì PHP Developer chính là người khắc phục những sai sót ấy.
Kiến thức về PHP Developer là vô cùng rộng lớn, chính vì vậy mỗi lập trình viên cần phải luôn học hỏi, tìm tòi sáng tạo ra những cái mới cũng như tiếp thu những kiến thức mới để nâng cao vốn kiến thức của mình. Đây là cách giúp bạn thúc đẩy bản thân phát triển cũng như đón nhận được những xu thế công nghệ mới mẻ luôn thay đổi xung quanh.
Kỹ năng xử lý, giải quyết vấn đề
Kỹ năng xử lý và giải quyết vấn đề thể hiện thông qua việc bạn có thể nhận ra được vấn đề nào đang phát sinh trong các dự án. Đồng thời, bạn có thể phân tích và đưa ra được giải pháp để xử lý, khắc phục những vấn đề đó. Kỹ năng này sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều nếu bạn đang mong muốn tiến xa hơn trong ngành lập trình như vị trí Leader hay Manager.
Tính cẩn trọng, tỉ mỉ
Công việc của PHP Developer chủ yếu xoay quanh việc sử dụng các đoạn mã lệnh. Chính vì vậy, tính cẩn trọng, tỉ mỉ trong quá trình làm việc là điều vô cùng cần thiết. Bởi, chỉ cần một sai sót ở dấu câu nhỏ cũng sẽ khiến cho ứng dụng web không thể hoạt động và bạn phải tốn thời gian tìm kiếm lỗi sai, chỉnh sửa lại từ đầu.
Kỹ năng quản lý nguồn tài chính
Học cách quản lý nguồn vốn (hay tài chính) là cách tốt để bạn có khả năng trở thành ông chủ nếu như có ý định mở công ty hoặc thành lập doanh nghiệp.
Kỹ năng quản lý cho dự án
Đối với một PHP Developer chuyên nghiệp thì học cách quản lý dự án là điều vô cùng cần thiết. Các dự án lớn nhỏ đang dần trở thành thử thách cho bạn nâng cao khả năng của mình trong việc tiếp quản. Nếu đã đủ va chạm thì bạn có thể trở thành một project manager có kinh nghiệm cao.
Xây dựng cho mạng lưới
Với các Developer xây dựng mạng lưới chuyên nghiệp sẽ giúp cho những người có kinh nghiệm lập trình học hỏi được nhiều cơ hội nghề nghiệp cao. Từ đó, nâng cao kinh nghiệm và giá trị của bản thân trong những công ty tiềm năng.
Học gì ra làm PHP Developer?
Lập trình là một trong những phần việc chiếm đa số tầm quan trọng trong lĩnh vực CNTT. Không phải ai học CNTT cũng có thể trở thành PHP Developer nhưng khi đã là PHP Developer thì bạn bắt buộc phải học về lập trình.
Có nhiều cách để bạn trở thành một PHP Developer nhưng chung quy là bạn đều phải học. Nếu muốn đi sâu vào nghiên cứu, bạn có thể chọn một số chuyên ngành lập trình viên quen thuộc như sau:
- Khoa học máy tính (Computer Science): Đây là ngành lập trình viên học tập trung vào quan điểm lý thuyết liên quan nhiều tới toán học & logic. Bạn sẽ được tiếp cận với những công việc liên quan đến các thuật ngữ hết sức “thời thượng” như Trí Tuệ Nhân Tạo (Artificial Intelligence – AI) hay Học Máy (Machine Learning)…
- Kỹ thuật máy tính (Computer Engineering): Đây là chuyên ngành kết hợp giữa Điện tử & CNTT cung cấp cho bạn kiến thức về hệ thống phần cứng và phần mềm. Từ đó bạn có thể xây dựng, thiết kế các hệ thống phù hợp, đáp ứng nhu cầu hoạt động của các thiết bị phần cứng.
- Công nghệ phần mềm: Đây là ngành lập trình viên mà bạn nên đăng ký nếu thực sự nghề nghiệp bạn theo đuổi là lập trình viên. Ngành học này sẽ cho bạn những kiến thức cơ bản, chính xác về quy trình hay kỹ năng cần thiết để xây dựng & phát triển một phần mềm máy tính.
- Hệ thống thông tin: Theo ngành này, bạn sẽ được học về quy trình thu thập và xử lý thông tin, tìm hiểu về các thiết bị liên quan, thu thập những kỹ năng phân tích, đánh giá và học cách thiết kế hệ thống, vận hành cũng như quản trị thông tin để từ thông tin thu thập được tạo ra được những kết quả có giá trị.
- Mạng máy tính & Viễn Thông: Ngành học này hướng dẫn người học các kiến thức về quản trị hệ thống mạng. Sau khi ra trường, bạn sẽ trở thành người thiết kế mạng cho các ngân hàng, nhà cung cấp mạng hay các trung tâm dữ liệu. Nếu vẫn thích công việc lập trình, bạn có thể trở thành người thiết kế, phát triển phần mềm mạng.
- Thị giác máy tính (Computer Vision) & điều khiển học(Cybernetics): Cũng giống như Khoa học máy tính, chuyên ngành này thiên về nghiên cứu và thường dành cho những đối tượng muốn đi sâu vào nghiên cứu với đầu óc cũng sự nhanh nhạy về mặt toán học hay logic.
Tìm việc làm PHP Developer ở đâu?
Thời đại phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, không khó để bạn có thể tìm kiếm một công việc lập trình viên. Dưới đây là 2 cách mà TopCV gợi ý cho các bạn:
Các trang tìm kiếm việc làm IT
Ghé thăm một số kênh tuyển dụng trên Internet, và search từ khoá “việc làm developer”. Trang web sẽ hiện ra vô vàn vị trí với những điều kiện về kinh nghiệm và kiến thức khác nhau. Việc bạn cần làm là tìm hiểu về công ty đang tuyển dụng để xem mình có phù hợp hay không.
Theo dõi fanpage hoặc website của các công ty IT mà bạn yêu thích
Bạn đã có cho mình một vài công ty công nghệ mà bạn yêu thích và muốn làm việc cùng? Đừng quên thường xuyên cập nhật tình trạng tuyển dụng trên website và fanpage chính thống của họ nhé.
Website của TopCV luôn cập nhật những vị trí tuyển dụng Developer
Hiện nay, website TopCV thường xuyên cập nhật rất nhiều vị trí như PHP Developer, Backend Developer, Frontend Developer, iOS Developer và cả Android Developer nữa. Bạn hoàn toàn có thể yên tâm vì TopCV là hệ thống tuyển dụng toàn quốc nên bạn có thể nhìn thấy rất nhiều tin tuyển lập trình viên TPHCM hay tuyển lập trình viên PHP Hà Nội,… Hãy thường xuyên follow TopCV để không bỏ lỡ các cơ hội việc làm hấp dẫn về ngành PHP Developer nhé.
Kết luận
Hy vọng, với những kiến thức về việc làm PHP Developer mà TopCV chia sẻ trên đây đã giúp bạn hiểu rõ hơn về công việc của một PHP Developer. Hy vọng bạn sẽ có thể dựa vào các thông tin tham khảo này để có thể lựa chọn, định hướng nghề nghiệp đúng đắn cho bản thân mình nhé.
Nguồn ảnh: Sưu tầm