Những tình huống không nên nói thật khi đi làm

7-cach-noi-doi-chuyen-nghiep-chon-cong-so-01

Đôi khi đi làm, ta cần học cách nói dối để phát triển hơn trong sự nghiệp. Dưới đây là những tình huống cụ thể nhất bạn không nên nói ra sự thật.

#1. “Tôi có thể làm được”

Khi được giao một dự án quan trọng mà bạn không biết mình đủ khả năng thực hiện dự án hay không, đừng vội từ chối. Hãy cứ nhận lời vì sếp biết bạn có khả năng làm được mới dám giao trọng trách này. Nếu chưa có kinh nghiệm xử lý, hãy mạnh dạn nhờ sếp chỉ dẫn thêm cũng như yêu cầu sự trợ giúp trong team, các phòng ban.

#2. “Với sự giúp đỡ của bạn, chúng ta có thể cùng phát triển công ty”

Nếu bạn giữ vai trò lãnh đạo. Công ty bạn đang chậm phát triển và bạn đang nghi ngờ về tương lai của công ty. Hãy tạo sự lạc quan cho mình cũng như cấp dưới. Lạc quan ở đây không có nghĩa là xem nhẹ tình trạng hiện tại mà nhìn về phía tích cực để giải quyết vấn đề. Công ty càng khó khăn càng cần phải đoàn kết, sự lạc quan và tích cực của các thành viên. Đây là lời khuyên của nhà quản trị huyền thoại Jack Welch.

#3 “Tôi đã học hỏi được rất nhiều từ anh/chị ấy.”

7-cach-noi-doi-chuyen-nghiep-chon-cong-so-02

Khi đi phỏng vấn, khi nhà tuyển dụng hỏi bạn về sếp cũ, hãy thể hiện sự kính trọng của mình cho những sếp ấy dẫu đó là nguyên nhân thực sự khiến bạn nghỉ việc. Chẳng có ai thích những người lắm lời và nói xấu sau lưng. Đừng bị sự gần gũi, thoải mái của nhà tuyển dụng “gài bẫy” mà được đà nói luôn nỗi lòng thầm kín. Tôn trọng người khác và luôn biết ơn là phẩm chất mà nhà tuyển dụng nào cũng đánh giá cao.

#4. “Tôi đang rất hứng thú với công việc”

Sự thật là bạn đang chán công việc hiện tại của mình. Thế nhưng nếu thái độ tiêu cực của bạn được bộ lộ ra bên ngoài sẽ lây lan cho đội ngũ nhân viên và đồng nghiệp. Vì vậy, hãy giả vờ yêu thích công việc, hào hứng và đầy năng lượng. Đây cũng là cách thôi miên lý trí của mình để giúp hoàn thành công việc tốt hơn.

#5. “Tôi không thấy phiền khi nhận thêm việc này”

7-cach-noi-doi-chuyen-nghiep-chon-cong-so-01

Sự thật là bạn đang rất nhiều việc, bận đến nỗi không có thời gian để thở. Nếu bạn không muốn làm họ thất vọng thì đừng từ chối. Hãy nói dối rằng bạn có thể hoàn thành nó. Đồng thời chia sẻ với sếp hay đồng nghiệp biết rằng bạn đang quá tải. Việc đó có thể sẽ hoàn thành muộn hơn sơ với mong đợi. Qua đó sếp sẽ thấy rằng bạn là người có trách nhiệm, và lần sau chắc sếp sẽ cân nhắc hơn khi giao quá nhiều việc cho bạn.

#6 “Xe của tôi bị hỏng”

Đây là câu nói quen thuộc mà gần như ai cũng từng nói dối 1 lần, dẫu biết rằng chẳng mấy ai tin. Trong trường hợp bạn đến muộn, để không phải nghĩ ra đủ lý do để nói dối, bạn chỉ cần đưa ra lời xin lỗi ngắn và thẳng thắn: “Xin lỗi, tôi đến muộn”. Thêm vào đó, bạn sẽ ở lại làm muộn hơn mọi ngày để mọi người thấy rằng bạn đã có ý thức bù đắp cho thời gian đến muộn của mình.

#7 “Tôi vẫn theo kịp kế hoạch”, “Tôi sắp xong rồi”, “Đảm bảo đúng tiến độ”

Sự thật là mọi người thường bắt tay vào công việc khi gần đến deadline. Nếu sếp có đi ngang qua và hỏi thăm, hãy tự tin và bảo rằng bạn vẫn theo kịp kế hoạch. Đó là cách tốt nhất để sếp ngầm hiểu rằng bạn vẫn làm đúng tiến độ.

Tuy nhiên, những lời nói dối cũng là con dao hai lưỡi. Đừng lạm dụng nó, tránh nhận lại những kết quả không tốt, thậm chí là mất luôn vị trí hiện tại bạn đang có.