Sếp cũng có dăm bảy loại sếp. Có người khí chất ngời ngời, thở ra triết lý, nhân viên ngưỡng mộ như vĩ nhân. Nhưng cũng có kiểu sếp càng làm việc lâu lại càng khiên nhân viên … chạy té khói.
Kiểu … cô đơn
Có những vị sếp đi đâu cúng muốn xách nhân viên đi cùng. Cùng nhân viên đi ăn, đi chơi thể thao. Rủ nhân viên đi nhậu, đi mua sắm…. Nếu công ty bạn có một vị sếp kiểu này. Xin chúc mừng bạn sẽ sớm được trải qua cảm giác làm “bạn thân” của cấp trên.
Đầu tiên đấy là một cảm giác khá là.. đã. Cảm thấy được sếp quý mến. Đôi khi khiên bạn cảm thấy tự mãn hơn người.
Kiểu “bợm nhậu”
Có rất nhiều lý do để sếp lôi nhân viên đi nhậu. Sinh nhật, lý niệm, vừa ký hợp đồng, vừa xong hợp đồng, gặp gỡ đối tác, chúc mừng lên lương,… Hay đơn giản chỉ là … sếp thích.
Một người sếp thích nhậu nhẹt thường đem lại cảm giác gần gũi. Tuy nhiên hết ngày này đến ngày khác nhân viên bị lôi vào những cuộc rượu chè dễ gây cảm giác mệt mỏi. Chưa kể không phải ai cũng có tửu lượng tốt.
Kiểu… lười
Một người lãnh đạo lười nhác là ác mộng đối với nhân viên. Họ dễ rơi vào tình trạng quá tải công việc và chán nản trong làm việc. Chưa kể rất khó để góp ý thay dổi tình hình. Môi trường công sở sẽ trở nên bức bí. Quan hệ giữa sếp và nhân viên cũng trở nên xấu đi
Kiểu bảo thủ
Rất khó để làm việc với một lãnh đạo không biết tiếp thu. Họ luôn khẳng định là mình đúng và không chịu lắng nghe ý kiến người khác. Điều này ức chế khả năng sáng tạo của nhân viên. Làm việc trong một môi trường gò bó khiến bạn không thể phát triển khả năng. Thậm chí còn khiến năng lực bị mai một
Kiểu ưa nịnh
Chúng ta ai cũng thích những lời ngọt ngào. Nhưng mộ người sếp quá ưa nịnh đôi khi là một rắc rối. Nhất là khi không phải ai cũng có khả năng ăn nói khiến người khác hài lòng. Nếu bạn là một người thẳng thắn. Hay đôi khi chỉ là quá tập trung làm việc và ngại giao tiếp. Bạn rất dễ trở nên “vô hình” trong mắt lãnh đạo
Người ưa nịnh thường xuyên làm việc theo cảm tính. Vì thế mà không đảm bảo tính công bằng, trung thực trong văn phòng.