Sếp lười – nhân viên nên đối phó như thế nào?

Làm việc với một cấp trên lười biếng nghĩa là bạn đã và đang rơi vào tình trạng “tiến thoái lưỡng nan”. Công việc vừa quá tải, mối quan hệ giữa sếp và nhân viên cũng rất dễ dàng đổ vỡ. Vậy làm thế nào để có thể vượt qua tình huống này?

Ứng xử một cách thận trọng và khéo léo là điều bạn cần nhất.

Xác định chắc chắn vấn đề

Bạn không thể buộc tội cấp trên của mình chỉ bằng vài lần đến muộn. Đôi lần làm việc riêng trong giờ hay vài bản báo cáo chưa phê duyệt. Công việc mỗi người là khác nhau. Cách xử lý tình huống của họ cũng vậy. Bạn không thể đánh giá một người qua vài biếu hiện bên ngoài. Khi bản thân mình chưa hiểu về khối lượng hay nội dung công việc họ.

Tuy nhiên bạn có thể nhận ra thái độ lười biếng của sếp nếu anh/ cô ấy có các dấu hiệu khác. Thường xuyên vắng mặt ở văn phòng mà không đưa ra lý do. “Đẩy” hết việc cho nhân viên. Khi dự án hoàn thành lại nhận hết công lao về phía mình… Hãy chắc chắn đây không phải là những biểu hiện nhất thời. Với lý do các vấn đề cá nhân éo le. Vến đề được xác định là đáng lo ngại nếu xảy ra không thời gian dài. Gây nên hậu quả nhất định. Đặc biệt người đó biết nhưng không có giấu hiệu muốn cải thiện.

Làm tốt công việc của mình

Chỉ vì sếp thường xuyên xao nhãng khỏi công việc không có nghĩa là bạn cũng có quyền hành động tương tự. Hãy giữ vững tinh thần và phong độ làm việc. Có như vậy bạn mới có thể duy trì danh tiếng nghề nghiệp.

Sếp “lơ” việc nghĩa là sẽ có nhiều nhiệm vụ đổ lên đầu bạn. Áp lực công việc sẽ tăng cao hơn nhiều nhưng hãy cố gắng cân bằng. Duy trì trạng thái ổn định, bình tĩnh để tránh stress. Căng thẳng không chỉ ảnh hưởng tới chất lượng công việc mà còn tác động xấu tới sức khỏe.

Đảm bảo rằng công sức được người khác ghi nhận

Người khác ở đây không nhất thiết là cấp trên mà là bất kì ai trong vă phòng. Đã qua rồi cái thời tư tưởng “Lục Vân Tiên”. Cứu người không cần báo đáp. Việc bạn luôn cần phải làm là đảm bảo quyền lơi của mình. Nó không chỉ mang tình thực tế mà còn góp phần giữ được nhiệt huyết làm việc.

Sẽ chẳng ai giữ được hứng thú nếu thành quả của mình không được ghi nhận. Tốt nhất bạn nên ghi chép lại từng nhiệm vụ sếp giao. Cũng như những thông tin trao đổi với anh/ cô ấy. Đây sẽ là “chứng cứ” quan trọng khi bạn muốn trình bày vấn đề với bộ phận nhân sự hay cấp lãnh đạo cao hơn.

Nói chuyện thẳng thắn với sếp

Nội dung cuộc nói chuyện không phải là những chỉ trích sếp “lười biếng”, lợi dụng nhân viên ra sao. Bạn cần khéo léo và tế nhị. Hãy hẹn một cuộc gặp riêng với sếp. Trình bày về lịch trình bận rộn của bạn và nhóm. Sau đó, tập trung vào những điều nên làm để cải thiện tình hình.

Nói chuyện với cấp trên của sếp

Nếu sau cuộc nói chuyện với sếp, vấn đề vẫn không được cải thiện. Bạn có thể nói chuyện với lãnh đạo cấp cao hơn. Nhưng thay vì đổ lỗi cho sếp vì vắng mặt thường xuyên, năng suất làm việc thấp của cả phòng, hãy thể hiện mối quan tâm của bạn về cách quản lý của sếp đã gây khó khăn cho nhân viên ra sao.

Làm việc dưới “trướng” một người quản lý lười biếng sẽ khiến công việc của bạn gặp nhiều khó khăn. Cách giải quyết vấn đề nhanh nhất là tìm đến một công ty khác với một người sếp khác. Nhưng đây là biện pháp sau cùng. Chuyển việc trong giai đoạn kinh tế khủng hoảng hiện nay không phải là chuyện đơn giản. Hơn nữa, bạn nên coi đây là một thử thách mình cần vượt qua để trưởng thành và phát triển hơn trong sự nghiệp thay vì trốn tránh nó.