Luôn được mệnh danh là ngành nghề vất vả và nhiều áp lực, nhưng lượng nhân sự tham gia vào ngành ngân hàng chưa có dấu hiệu giảm. Vậy câu hỏi đặt ra là trong hàng ngàn nhân viên tín dụng đến từ khắp các ngân hàng; làm thế nào để trở thành một chuyên viên tín dụng giỏi và có cơ hội thăng tiến?
Hành trang trở thành chuyên viên tín dụng ngân hàng
Đại đa số sinh viên mới ra trường và chưa có kinh nghiệm sẽ khá khó khi ứng tuyển ngay vào vị trí Chuyên viên tín dụng. Thực chất điều này chưa hẳn đã đúng, bởi có nhiều sinh viên mới ra trường vẫn có thể thi tuyển “ngon lành” tại các ngân hàng. Cũng như trong công tác tuyển dụng, các “bank” vẫn liên tục ưu tiên ứng viên mới ra trường. Vậy bạn cần hành trang gì để trở thành một chuyên viên tín dụng?
Nghiêm túc chuẩn bị cho buổi phỏng vấn
Phỏng vấn ứng tuyển chuyên viên ngân hàng cần bạn đầu tư công sức và thật sự chuẩn bị. Không chỉ phải chuẩn bị những câu trả lời phỏng vấn đơn thuần, bạn còn phải chuẩn bị kĩ càng về mặt kiến thức. Có rất nhiều bạn sinh viên khi được hỏi một số kiến thức cơ bản về ngành mình đang học đều không trả lời được hoặc không đầy đủ.
Nhiều nhà tuyển dụng phàn nàn rằng; sinh viên bây giờ không nghiêm túc trong phỏng vấn. Đi phỏng vấn chuyên viên tín dụng nhưng gần như không nắm được nội dung công việc mình ứng tuyển; kiến thức chung thì nắm một cách qua loa, đại khái.
++ Mẫu CV chuyên nghiệp cho nhân viên ngân hàng
Trải nghiệm thực tế hoặc tự hiểu thật sâu kiến thức ngân hàng
Trải nghiệm thực thế là điểm mạnh được nhà tuyển dụng đánh giá cao. Nhà tuyển dụng vẫn luôn đưa ra câu hỏi về trải nghiệm công việc; dù đôi khi đó chỉ là mức độ thực tập – học việc – cộng tác viên. Vì thế, đây là hành trang bạn nên tự trang bị trước khi bước vào môi trường ngân hàng. Cho dù kiến thức mà mức độ am hiểu của bạn có thể chưa đạt yêu cầu; hay chưa quá chuyên sâu. Nhưng bạn vẫn luôn là sự lựa chọn tốt nhất giữa những ứng viên “mù mịt” về chính công việc mình đang ứng tuyển.
Nếu chưa có cơ hội trải nghiệm, bạn cần có tư duy mạch lạc về kiến thức ngân hàng; nắm sâu các nội dung đã học, đọc. Đối với riêng ngành ngân hàng, bạn sẽ áp dụng rất nhiều kiến thức đại học vào công việc. Bạn trả lời lưu loát, rõ ràng và đảm bảo tính liên kết kiến thức thì sẽ được đánh giá rất cao.
++ Tổng hợp việc làm chất lượng ngành ngân hàng
Muốn lên sếp, hãy là một cán bộ tín dụng giỏi
Tại sao có những người chỉ cần 3 tháng để thăng tiến, và có người 5 năm vẫn chưa đạt yêu cầu?
Xác định ranh giới rủi ro cho bản thân
Trở thành chuyên viên tín dụng yêu cầu bạn phải hài hòa giữa tiếp thị, mở rộng khách hàng với kiểm soát rủi ro. Câu chuyện đặt ra là bạn chấp nhận bao nhiêu phần trăm rủi ro trong nghề. Mỗi nhân viên cần tự đặt cho mình một ranh giới. Những khách hàng thuộc ranh giới thì bạn yên tâm cho vay. Ngược lại, nếu những khoản vay nào ngoài ranh giới thì bạn dừng lại hoặc cân nhắc thật kỹ. Việc xác định được ranh giới đó là phụ thuộc vào tư duy, kỹ năng cũng như tính cách con người mỗi nhân viên.
>>> Xem thêm: Nhân viên tín dụng ngân hàng và những áp lực không tên không ai hiểu được
Rèn luyện kỹ năng: Nghe kỹ – hiểu sâu – làm chắc
Để hiểu sâu thì điều đầu tiên phải làm là nghe kỹ, tức là bạn phải tập thói quen nghe đầy đủ khi giao tiếp. Không hiểu thì hỏi lại và có thể nhắc đi nhắc lại nếu thấy cần thiết. Việc nghe kỹ thể hiện khả năng chọn lọc thông tin của bạn. Việc chọn đâu là thông tin “key” phụ thuộc vào tư duy và kỹ năng của chính bạn; được gây dựng từ kinh nghiệm trong quá trình làm việc. Điều cuối cùng một chuyên viên tín dụng luôn phải ghi nhớ là “Làm chắc”, bởi đơn giản, rủi ro nghề tín dụng luôn thường trực và xảy ra bất kỳ lúc nào.
Đặt ra mục tiêu ngắn hạn cho bản thân
Làm gì cũng cần có mục tiêu, việc đặt ra cho mình một kế hoạch hành động sẽ giúp bạn định hướng tốt hơn. Từ đó, bố trí và sắp xếp công việc khoa học. Tuy nhiên, để có thể hoàn thành mục tiêu lớn; trước hết, bạn cần tự đặt ra những mục tiêu ngắn hạn. Vượt qua một mốc mục tiêu ngắn hạn, thì kỹ năng, kinh nghiệm cũng bước lên một bậc.
>>> Xem thêm: Ứng tuyển chuyên viên thẩm định tín dụng những điều bạn cần biết?
Người ta vẫn hay so sánh vui chuyên viên tín dụng ngân hàng là “công nhân” tín dụng, do tính chất vất vả của nghề nghiệp này. Muốn thăng tiến khi làm nghề này không phải là một điều dễ dàng, nhưng chắc chắn rằng, muốn trở thành “sếp” trước hết hãy là một cán bộ tín dụng giỏi. Để tìm việc làm ngành ngân hàng, bạn hãy truy cập vào TopCV nhé!