Nhận được quá nhiều offer, ứng viên làm thế nào để lựa chọn chuẩn xác?

Nhận được quá nhiều offer, ứng viên làm thế nào để lựa chọn chuẩn xác?

Sẽ rất tuyệt khi bạn nhận được một lúc nhiều offer (lời đề nghị làm việc) nhưng quyết định để chọn được một công việc ưng ý không phải là chuyện dễ dàng.

Sau bao nhiêu vòng thi và phỏng vấn, cuối cùng bạn đã nhận được khá nhiều offer trong hộp thư của mình. Mặc dù đây có thể là viễn cảnh bạn hằng mong ước nhưng nếu bạn là người chưa có kinh nghiệm tìm việc và phân tích những lựa chọn, thì đây có thể là vấn đề gây đau đầu đáng kể. Người thân, bạn bè có thể sẽ nhanh chóng đưa cho bạn những lời khuyên. Tuy nhiên, để biết chính xác đâu là công việc phù hợp với bản thân, bạn cũng nên dựa vào những yếu tố trong bài viết dưới đây!

Thu nhập không phải là ưu tiên quan trọng nhất

Tâm lý thông thường cho thấy, việc so sánh lương giữa các công ty với nhau chính là điểm khởi đầu dễ dàng nhất cho bạn lựa chọn.

Tuy nhiên, theo Rachel Kim, nhà chiến lược nghề nghiệp và tư vấn viên tại SoFi cho rằng, chỉ dựa vào tiền để lựa chọn là một quyết định sai lầm. Tạm gạt đi vấn đề tiền bạc sang một bên, bạn sẽ có cơ hội đào sâu hơn để tìm ra những gì bạn cho là mình đang cần nhất.

Hãy nghĩ về những khía cạnh như trách nhiệm nghề nghiệp, hay thành quả mà mình muốn đạt được trước khi bắt đầu quyết định chọn công việc nào đó”, Kim cho hay. Dĩ nhiên rồi, tiền bạc vẫn chiếm phần quan trọng, nhưng bạn nên biết “cân đo đong đếm” tất cả các khía cạnh của vị trí đó với nhau; từ tất cả các phụ cấp bao gồm những kì nghỉ du lịch, cho tới những kĩ năng và kinh nghiệm bạn sẽ gặt hái được cho con đường sự nghiệp tương lai của mình.

>> Xem thêm: Thành công theo cách của bạn: Nếu bạn còn trẻ, đừng chăm chăm đồng lương hay địa vị đến sớm…

Vị trí đó có “vừa vặn” với bạn?

Nhận được quá nhiều offer, ứng viên làm thế nào để lựa chọn chuẩn xác?

Lựa chọn được một công việc phù hợp với bản thân đồng nghĩa với việc bạn phải thật sự hiểu rõ động lực và mục tiêu của bản thân khi nhận job offer. Rachel Kim cho biết: “Sự nghiệp có thành công hay không bắt nguồn từ khâu lựa chọn công việc. Đó phải là nơi bạn liên kết được với những động lực nội sinh; là nơi bạn có thể sử dụng và phát triển kĩ năng của mình; nơi công việc có mục tiêu rõ ràng để bạn đóng góp giá trị của mình; nơi mà bạn cảm thấy mình thật sự thuộc về”.

Khi xác định rõ ràng về mục đích và giá trị sẽ giúp bạn thực hiện công việc tốt hơn. Đây cũng là cầu nối dẫn tới sự thăng tiến hay được tăng lương sau này.

Công việc với sự rõ ràng về mục đích và giá trị sẽ giúp bạn thể hiện tốt hơn ở vị trí đó. Đây cũng là cầu nối dẫn đến những sự thăng tiến hay được tăng mức lương sau này đấy.

>> Xem thêm: Bí quyết giúp bạn tự tin ứng tuyển: Quy tắc 60%

Tìm hiểu người sẽ quản lý bạn

Người quản lý đóng vai trò vô cùng quan trọng trên con đường sự nghiệp của bạn. Khi so sánh các offer, bạn nên tự đặt ra câu hỏi, liệu người quản lý của bạn có khiến bạn học hỏi được gì từ họ không, và bạn có hoà hợp với họ trong công việc hay không.

Một cuộc bỏ phiếu tại Gallop với hơn một triệu nhân công Mỹ cho thấy rằng, 75% quyết định nghỉ việc vì sếp của họ, chứ không phải lí do là vì vị trí làm việc của mình. “Để có thể đánh giá tốt đâu là một người quản lí tiềm năng, bạn cần phải biết về phong cách quản lí của họ, cách họ ra quyết định, những đặc tính mà họ thích khi bạn gửi báo cáo trực tiếp, và mối quan hệ giữa sếp và nhân viên ra sao trong con mắt của họ”, Kim phát biểu.

Hãy nhìn lại các buổi phỏng vấn vừa qua, và tự hỏi bản thân liệu có vị quản lí nào nổi bật nhất mà bạn có hứng thú làm việc chung với không nhé.

>> Xem thêm: Nhận việc mới, bạn cần hỏi sếp những gì?

Tiềm năng phát triển sự nghiệp

Bạn nên đánh giá các offer công việc dựa trên những kỹ năng nào mình có cơ hội thực hành và học hỏi, sẽ gặt hái được trải nghiệm thế nào; và mối quan hệ nghề nghiệp sẽ được rộng mở ra sao.

Bạn nên cân nhắc về con đường sự nghiệp của mình liệu có thể thành công và phát triển tại công ty đó không. Doanh nghiệp đó có đang trên đà phát triển không? Có cơ hội để thăng tiến và học tập trong nghề nghiệp lâu dài hay không?

Tất cả những yếu tố này có thể giúp bạn đưa ra những quyết định sáng suốt hơn.

Cân nhắc kế hoạch rút lui trong tương lai

Theo Kim, “có một tầm nhìn xa sẽ giúp bạn đưa ra những quyết định ngắn hạn tốt nhất”. Thời nay, thật là viễn vông khi bạn có ý định gắn bó “trường tồn” với một công ty cả quãng đời của mình.

Hỏi bản thân rằng mình sẽ như thế nào trong 5 năm, 10 năm, hay thậm chí 15 năm tới; và bạn cần những gì để đến được các cột mốc đó. Những kĩ năng và kinh nghiệm bạn cần là gì? Bạn cần quen biết với ai trong các mối quan hệ xã hội của mình? Sau đó, hãy so sánh các lời mời làm việc với nhau, cân nhắc xem đâu là nơi có cánh cửa mở rộng nhất, ai sẽ là người luôn ở bên xung quanh bạn, và liệu rằng các kinh nghiệm mà bạn thu được có đem lại thành công khi mà bạn quyết định chọn hướng đi khác hay không.

Dù có thế nào cũng phải tán dương quyết định của chính mình

Thậm chí ngay cả khi chuẩn bị gửi thư trả lời offer, bạn vẫn rất dễ nảy sinh những suy nghĩ khác. Đó là lí do tại sao bạn nên dành ra thời gian để suy nghĩ kỹ lưỡng về quyết định cuối cùng. Miễn là bạn phải cảm thấy thoải mái với chính lựa chọn đó. Hãy tự tán dương quyết định của chính mình và sẵn sàng bước đi trên con đường sự nghiệp trước mắt bạn nhé!