Người Việt Nam có câu: “Thất bại là mẹ thành công”, ý nói những ai không may gặp thất bại trong sự nghiệp và cuộc sống đừng vội bỏ cuộc, như một lời động viên hãy tiếp tục đứng lên và vượt qua thử thách. Thất bại chính là cơ hội để chúng ta có thời gian nhìn lại, chiêm nghiệm và suy ngẫm những gì đã qua. Khi có thể vượt qua những ngày khó khăn nhất của cuộc đời để làm lại từ đầu, đạt được những kết quả ít người có, thành công của bạn càng ấn tượng, đáng nể. Thế nhưng bạn có để ý, người ta thường động viên người khác đứng lên, cố lên, bắt đầu lại từ đống đổ vỡ nhưng có mấy ai chỉ cho bạn cách đứng dậy thế nào. Bởi điều đó phụ thuộc hoàn toàn vào bản thân bạn, phụ thuộc vào cách bạn suy nghĩ về thất bại, và cách bạn tìm ra những giải pháp để tiếp tục vươn tới thành công. Suy cho cùng, người ngoài vẫn là người ngoài; chỉ có bạn mới hiểu chính bản thân mình…

Có một nghiên cứu tâm lý của các nhà khoa học Mỹ chỉ ra rằng, ở Châu Á, người ta thường không dễ dàng chấp nhận thất bại và chỉ trích. Khi đối mặt với thất bại, chúng ta thường có xu hướng biện minh rằng chúng ta đã cố gắng hết sức và mong muốn những lời chỉ trích sẽ sớm qua đi.

Cũng liên quan đến câu chuyện thành công hay thất bại, nước Mỹ đã cho thế giới một bài học hoàn toàn khác. Tháng 8 năm 2012, Cơ quan Hàng Không – Vũ Trụ Mỹ (NASA) đã làm nên lịch sử khi hạ cánh thành công robot thám hiểm sao Hỏa tự hành, Curiosity, lên hành tinh đỏ sau nhiều lần thất bại. Quá trình hạ cách đầy mạo hiểm vô cùng cam go khi chỉ cần chi tiết nhỏ không đúng quy trình, giai đoạn mà các nhà khoa học của NASA gọi là “7 phút kinh hoàng”, (trong đó, tàu thám hiểm tự hành này phải đâm xuyên qua bầu khí quyển sao Hỏa có mức nhiệt độ lên tới 871 độ C với vận tốc đạt 20.920km/h), sứ mệnh này đã không thể thành công. Điều này đồng nghĩa với việc hàng tỉ đô la và công sức hàng năm trời của các nhà khoa học NASA có thể sẽ xuống sông xuống bể.

bắt đầu lại từ thất bại

Thành công này diễn ra trong bối cảnh ngân sách có nguy cơ bị cắt giảm; các nhà làm luật liên tục đưa ra những lời chỉ trích nhằm bảo vệ quan điểm rằng việc thám hiểm vũ trụ nên được giao cho khu vực tư nhân đảm nhiệm. Tuy nhiên, NASA đã xoay sở thành công; đồng thời, truyền cảm hứng cho những thế hệ sau về giấc mơ lớn trong chinh phục vũ trụ.

++ Mẫu CV gây ấn tượng, tăng 80% cơ hội được gọi phỏng vấn

Quay lại câu chuyện về Châu Á, một công ty phát thanh của Singapore từng tung ra một chiến dịch quảng cáo vô cùng sâu sắc và khéo léo khi mô tả cách thức người dân Á Châu đối mặt với thất bại. Công ty này đã thực hiện một video ghi lại cảnh một cậu bé chơi tennis rất tệ; còn người bố thì đứng ở ngoài sân ủng hộ. Khi người huấn luyện viên này nói với cha cậu bé một cách khéo léo rằng, cậu đơn giản chỉ là không có năng khiếu. Thế những người cha vẫn chỉ chăm chăm lắng nghe những điều tốt và ảo tưởng con mình sẽ trở thành một tay vợt khét tiếng trong tương lai.

Điều kể trên chỉ là một ví dụ cho hành vi tâm lý của một đám đông thường né tránh tiếp cận với thất bại hoặc ngụy biện cho thất bại của bản thân như: chúng ta đã cố gắng hết sức, cảm thấy yếu đuối và mong muốn những lời chỉ trích sẽ sớm đi qua hay thậm chí là đổ lỗi cho người khác. Và dĩ nhiên, nếu tiếp tục suy nghĩ như thế này, bạn sẽ chẳng bao giờ thành công được. Thừa nhận rằng bạn mắc sai lầm chưa bao giờ là dễ, nhưng nó là một bước quan trọng để bạn học hỏi, lớn lên, và cải thiện bản thân.

Vậy làm thế nào để đối mặt với thất bại và vươn tới thành công?

Điều đầu tiên bạn nên hiểu rằng, thất bại hay không – đó là do ý thức của bạn cho là thế. Giống như những gì Henry Ford từng nói “Cho dù bạn nghĩ là bạn có thể hay bạn không thể thì bạn đều đúng hết”. Điều đó có nghĩa là, bản chất của một sự vật sự việc là do chủ quan chúng ta quyết định chứ không phải ai khác.

Vì thế, nếu có vấp ngã đừng vội xem nó là một sự thất bại. Hãy suy nghĩ tích cực rằng, đây là cơ hội tích cực để học tập và hoàn thiện bản thân. Bạn có biết sự khác biệt lớn giữa những người thành công và những người thất bại là gì không? Đó là người thành công biết nhìn vào mặt tích cực của sự việc để tiếp tục cố gắng.

bắt đầu lại từ thất bại

Bạn chỉ thất bại khi thực sự từ bỏ. Quan niệm về thất bại thay đổi có thể cho bạn thêm nhiều động lực để bước tiếp.

Sau khi có một suy nghĩ tích cực hơn về thất bại, hãy tìm ra những bài học mà trải nghiệm đó mang lại. Đây là giai đoạn không hề dễ dàng, nhưng một khi bạn biết nhìn nhận thất bại như một cơ hội thì chắc chắn sẽ mang lại nhiều thay đổi.

++ Nhà tuyển dụng và nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn tự tìm đến bạn

Hãy cố gắng đối xử với thất bại như một bài học bởi đây sẽ là một trải nghiệm thực tế vô cùng quý giá, giúp bạn trở nên mạnh mẽ hơn, đến gần với mục tiêu mà mình đặt ra.

Bước tiếp theo sau một thất bại là tìm ra những bài học mà trải nghiệm đó mang lại. Chuyện này chắc chắn không dễ dàng, nhưng một khi bạn nhìn nhận thất bại như một cơ hội hiếm có thì nó chắc chắn sẽ mang lại nhiều thay đổi. Thất bại không hề trái ngược với thành công, nó là một phần của thành công.

Vì thế, hãy cố gắng đối xử với thất bại như một bài học. Đây sẽ là trải nghiệm thực tế vô cùng quý giá, giúp bạn trở nên giỏi hơn, đến gần với mục tiêu hơn.

bắt đầu lại từ thất bại

Thất bại có cho bạn nhiều cay đắng nhưng đừng bao giờ lãng quên ước mơ của đời mình. Kể cả khi bạn đang buồn bã hay thất vọng về chính bản thân thì cũng đừng bao giờ từ bỏ những ước mơ của mình. Có một quy trình quen thuộc của những ước mơ đó là thường được bắt đầu một cách hứng khởi, đầy nhiệt huyết; gặp trở ngại vấp ngã khiến người theo đuổi ước mơ bị phân tâm và dần mất đi động lực. Và hệ lụy cuối cùng là thất bại khi chủ nhân của những ước mơ từ bỏ và thả chúng trôi đi về đâu không rõ.

Nếu thả ước mơ trôi đi mỗi khi thất bại chúng ta đã không có những Sơn Tùng hay Taylor Swift như hiện tại. Nếu không coi mục tiêu là trọng tâm và là kim chỉ nam cho mọi hoạt động thì hai anh em nhà Wright không thể sáng chế ra máy bay…

bắt đầu lại từ thất bại

Mục đích cuối cùng của ước mơ của bạn là gì? Mọi con đường đều dẫn tới một đích đến. Và đích đến chính là động lực để bạn xoay sở vươn tới. Hãy thử tưởng tượng bạn đang lái xe tới một địa điểm tuyệt đẹp để du lịch. Đích đến chính là nơi phong cảnh hữu tình còn niềm đam mê hay những nỗ lực chính là nhiên liệu và cách thức bạn thực hiện hành động để chạm tới đích đến.

Vì vậy, bất cứ khi nào bạn cảm thấy hoang mang mất phương hướng, hãy nhớ lại mục đích ban đầu của mình. Mục đích càng rõ ràng thì động lực tiến lên càng mạnh mẽ.

Khi bạn đã vững vàng niềm tin trở lại, việc tiếp theo hãy điều chỉnh lại kế hoạch hành động của mình. Thời điểm này, bạn đã rút ra được nguyên nhân thất bại, và những bài học cần cải thiện. Hãy ghi rõ chúng trong bản kế hoạch mới để không mắc phải.

Đừng bao giờ đánh giá thấp việc lập kế hoạch. Larry Winget đã từng nói: “Không ai lập kế hoạch để bị phá sản, để trở nên lười biếng, béo phì hay ngu dốt. Những điều này chỉ xảy ra khi bạn chẳng có kế hoạch gì cả”. Một kế hoạch sẽ cho bạn biết mình cần làm những gì để đạt được thành công. Và việc tiếp theo chỉ là xắn tay lên hành động thôi.

Chẳng có ai không sợ thất bại; thế nhưng bạn biết không, sau mỗi lần thất bại, ta tiến gần đến thành công hơn, cuộc sống tiến gần đến sự hoàn hảo hơn. Trang Forbes đã chỉ ra, các công ty tiên tiến sẽ đánh giá ứng viên dựa trên những thành công và cả thất bại mà ứng viên đó đã trải qua. Vì những người đã trải qua thất bại, thường có được những trải nghiệm, sự nhìn nhận không sách vở nào nói đến. Họ cũng thường có khả năng ứng phó với nghịch cảnh tốt hơn.

bắt đầu lại từ thất bại

Điều níu giữ bạn lại, khiến khoảng cách của bạn tới thành công ngày một xa, chính là nỗi sợ thất bại. Bản thân bạn chưa bao giờ là một sự thất bại. Chỉ khi vượt qua được nỗi sợ, hay chính là bước qua vùng an toàn của bản thân, bạn mới thực sự có đủ tâm thể cho những trải nghiệm mới, khám phá nơi chốn, gặp gỡ những con người mới và dần chạm tới thành công.

Tiến sĩ Sam Collin (tác giả cuốn sách Radio Heaven: One Woman’s Journey to Grace) cho rằng, chúng ta nên trân trọng những thất bại, và xem đó như một bước đệm cần thiết để thành công. Thậm chí nữ tác giả còn khuyên độc giả cũng như khán giả của mình rằng hãy thử một lần bị mất việc. Bạn sẽ có được những nhận định và kinh nghiệm sinh động mà không bao giờ có được nếu bạn không thất nghiệp. Chính điều này thúc đẩy bạn tìm kiếm điều bạn thật sự muốn, công việc bạn thật sự yêu thích.

Thay vì coi thất bại là một nỗi sợ, hãy coi đó là điều cần và phải xảy đến. Bởi những vấp ngã giúp bạn có cơ hội nhìn nhận lại bản thân và mọi thứ. Từ đó điều chỉnh, thích nghi để tìm ra con đường riêng để bứt phá. Hãy coi thất bại là chuyện bình thường ai cũng phải trải qua trong cuộc sống, bởi chẳng có con đường thành công nào bằng phẳng. Tuy nhiên, bạn cũng không muốn có quá nhiều mẹ trong cuộc đời phải không? Hãy luôn luôn nỗ lực; chấp nhận và nỗ lực hơn nữa…

bắt đầu lại từ thất bại