“Nghệ thuật” ngắt lời sếp!

Có thể sếp bạn là một người thích trò chuyện. Tệ hơn, có thể sếp bạn là người hay cằn nhằn. Làm thế nào để giải thoát bản thân khỏi tình trạng bị “tra tấn” màng nhĩ? Thử qua những gợi ý của TOPCV nhé!

Nếu sếp bạn là kiểu “cô đơn”

Trong môi trường công sở, lãnh đạo có thể được xếp vàp hàng dễ cô đơn. Tâm tư của bạn còn có đồng nghiệp chia sẻ. Muốn họp hội nào cũng được, muốn nói xấu ai cũng dễ. Riêng sếp lại thuộc thành phần “đặc biệt”. Không phải ai cũng thân được, không phải chuyện gì cũng nói được, chỗ ngồi thì luôn tách biệt, công việc cũng không thể chia sẻ cùng ai. Vậy nên thật dễ hiểu khi có dịp thì sếp có nhu cầu nói nhiều hơn bình thường, đôi khi là bất tận. Làm thế nào để tế nhị thoát ra khỏi tình huống trên mà không bị đánh giá là “bật” sếp!

Tìm cách đổi chủ đề

Bạn chẳng mấy hứng thú khi nghe sếp nói căn bệnh xoang mãn tính hay là chuyện con cún đang nuôi đáng yêu như thế nào. Hãy khéo léo lái nó sang một chủ đề có giá trị hơn. Thử hỏi sếp về kinh nghiệm làm việc, kinh nghiệm quản trị, hay cách đánh giá nhân viên xem? Đây cũng là những chủ đề mà cấp trên có nhiều kiến thức, lại cực kỳ hữu ích cho công việc của bạn. Lúc này, việc lắng nghe sẽ dễ dàng hơn rất nhiều.

Gọi đồng đội cứu sinh

Hãy nhớ đôi khi quan trọng là câu chuyện được kể, không quan trọng ai là người lắng nghe. Bạn đang là đối tượng để sếp trút bầu tâm sự. Đơn giản nhất là hãy lôi một người khác vào cuộc trò chuyện và lặng lẽ rút lui. Tùm lấy một đồng nghiệp ở gần đấy và mở lời “Anh A,B, nói cái này hay lắm nè”. Hay cao chiêu hơn, bảo với sếp rằng “Chuyện của anh giống anh C,D,Z lắm” và gọi người đó cùng nhập cuộc. Sau khi tìm được đối tượng mới, sếp chắc chắn sẽ để bạn “đi” dễ dàng hơn.

Tự giải cứu bản thân bằng công việc

Không lãnh đạo nào muốn cản trở nhân viên làm việc. Vậy nên, cách hiệu quả nhất để ngắt lời một người sếp nói nhiều là tập trung vào công việc của mình. Hãy thật bận rộn, thật khẩn trương, làm việc hết công suất. Sếp sẽ tránh xa bạn ngay lập tức.

Nếu sếp bạn là kiểu cằn nhằn

Hoặc là sếp đang rất bận tâm về hiệu suất của bạn. Giữa phong cách trao quyền quyết định (laissez-faire) với quản lý vi mô (micro-managing) chính là một người sếp luôn lo lắng rằng có vài thứ không hoàn hảo. Do đó, họ tiếp tục đưa ra nhiều gợi ý nhỏ, lượn lờ xung quanh và không ngừng kiểm tra xem mọi chuyện đang diễn ra thế nào.

Dành thêm thời gian cho những buổi họp

Thông thường bạn phải gặp gỡ sếp ít nhất một lần mỗi tuần trong các buổi họp định kỳ, nhưng không có gì là khó nhọc nếu chủ động thêm 10 phút vào thời gian họp để sếp kiểm tra hoặc tự mình nêu ra các vấn đề đặc biệt. Bằng cách này bạn sẽ vượt lên trước một bước, thói quen căn vặn quá nhiều của sếp sẽ không có cơ hội thể hiện.

Chủ động cập nhật tình hình của bản thân

Hãy ra tay trước nhằm ngăn chặn nỗi bất an của sếp! Tự động cập nhật tình hình đang diễn ra mà không cần được yêu cầu hay gợi ý. Đều đặn gửi đi các báo cáo tiến độ của những dự án trọng điểm. Bắt đầu bằng cách thường xuyên đưa ra thông tin cập nhật vào thời điểm thuận tiện, sau đó tăng dần thời gian giữa các lần. Đây là một lựa chọn để bạn giúp sếp từ bỏ “khao khát” phải biết chi tiết từng việc bạn đang làm, đồng thời xây dựng niềm tin rằng bạn có thể tự thực hiện và hoàn thành các nhiệm vụ được giao phó.

Tập trung vào công việc.

Giống như cách giải quyết của tình huống đầu tiên. Chẳng người sếp nào muốn giảm hiệu suất công việc của nhân viên. Vậy nên dẫu lãnh đạo có đang cằn nhằn bên tai, hãy cứ bình tĩnh và tập trung làm việc. Lâu dần, sếp của bạn sẽ nhận ra tính hiệu và bỏ đi. Nếu sếp có những cằn nhắn và yêu cầu đơn giản, hãy chiều theo sếp một cách nhanh chóng.