Ngành tâm lý học là gì? Học tâm lý học ra trường làm gì?

Ngành tâm lý học là gì
Ngành tâm lý học là gì

Tâm lý học đang là ngành học được ứng dụng phổ biến trong rất nhiều lĩnh vực với nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao ngày càng lớn. Tuy nhiên, ở nước ta ngành nghề này vẫn còn khá mới mẻ vì thế các bạn học sinh còn chưa thực sự hiểu ngành tâm lý học là gì, ra trường làm gì? Bài viết dưới đây Blog.TopCV sẽ giúp các bạn có được những giải đáp cụ thể về vấn đề này. 

Ngành tâm lý học là gì?

Ngành tâm lý học là gì? Tâm lý học là một ngành khoa học chuyên nghiên cứu về các hành vi, tâm trí của con người. Thông qua các nghiên cứu về diễn biến tâm lý, cách hành xử để làm rõ bản chất của con người. Trong quá trình nghiên cứu đó không những có thể giải thích mà còn chuyên sâu vào quá trình suy nghĩ cũng như lý luận các hành vi đó. 

Ngành tâm lý học là gì?
Ngành tâm lý học là gì?

Những người nghiên cứu lĩnh vực này được gọi là nhà tâm lý học. Nhiệm vụ chính của họ là nghiên cứu các bản chất của hiện tượng, mối quan hệ giữa tâm lý với mọi hoạt động của con người. 

Ngành tâm lý học có dễ xin việc không?

Cuộc sống hiện đại với những áp lực về cuộc sống, công việc khiến con người ngày càng phải đối mặt với những vấn đề có thể gây ảnh hưởng tới tâm lý. Chính vì thế nhu cầu được tháo gỡ các vấn đề tâm lý, vướng mắc đang gặp phải ngày càng cao tạo điều kiện cho sự xuất hiện các bác sĩ tâm lý có trình độ và chuyên môn. Vậy ngành tâm lý học có dễ xin việc không?

Theo quản lý của hãng tư vấn về đầu tư nước ngoài tại châu Á Dezan Shira & Associates (DSA), Việt Nam là đất nước có tiềm năng rất lớn về dịch vụ sức khỏe tinh thần. Đây là một trong những lĩnh vực quan trọng và thiết thực nhất của tâm lý học. 

Còn dữ liệu của Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường TP HCM cho thấy, hiện nhu cầu nhân lực ngành tâm lý học sẽ cao vì rất cần thiết cho các cơ quan giáo dục, y tế, doanh nghiệp, v.vv… Hàng năm, nhu cầu tuyển dụng của ngành tâm lý học là hơn 1.000 người.

Những dữ liệu này càng củng cố thêm rằng, tiềm năng và cơ hội việc làm của ngành tâm lý học hiện nay là rất lớn. Nếu bạn đang lo lắng “ngành tâm lý học có dễ xin việc không?” thì hoàn toàn có thể an tâm là nhu cầu nhân lực của ngành này vẫn ở mức cao. Sinh viên ngành Tâm lý học tại các trường đại học sau khi tốt nghiệp làm đúng chuyên ngành chiếm tỷ lệ khá cao.

Ngành tâm lý học là gì
Ngành tâm lý học là gì?

Nói về độ “hot” của ngành tâm lý học, Tiến sĩ Bùi Hồng Quân, giảng viên Khoa Tâm lý học, Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh từng chia sẻ trên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, ngành Tâm lý học chưa bao giờ hết “hot”, nhất là trong thời đại 4.0 khi mà con người phải chịu nhiều áp lực và gặp các vấn đề về tâm lý, sức khỏe tinh thần. Vai trò và vị trí của những người làm chuyên môn về tâm lý càng ngày càng nhiều hơn.

Nếu bạn là người yêu thích và mong muốn theo học ngành Tâm lý học thì hoàn toàn có thể yên tâm về cơ hội việc làm sau khi ra trường. Ngành tâm lý học bên cạnh việc tham vấn và lâm sàng thì còn có thể ứng dụng vào nhiều lĩnh vực khác nhau trong đời sống. Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành tâm lý học có thể tham gia vào doanh nghiệp ở các vị trí trong bộ phận nhân sự như: tuyển dụng, phát triển nhân lực, đào tạo nhân sự, v.vv.. hoặc bộ phận đối nội và đối ngoại như truyền thông nội bộ, quan hệ công chúng.

Ngoài ra, bạn cũng có thể lựa chọn nghề nghiệp đầy tiềm năng trong các tổ chức phi chính phủ hướng đến các vấn đề về con người và xã hội hoặc công việc trong lĩnh vực marketing, nghiên cứu thị trường, xây dựng chiến lược truyền thông nhắm đúng tâm lý hành vi người tiêu dùng khi bạn có lợi thế về việc hiểu con người.

Chưa kể một vài lựa chọn làm việc trong môi trường giáo dục như trường học, viện nghiên cứu, văn phòng tâm lý học đường hướng tới học sinh, sinh viên để tư vấn hướng nghiệp hay giảng dạy kỹ năng sống cũng là một lựa chọn thú vị cho những bạn sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành tâm lý học.Như vậy, học tâm lý học bạn có rất nhiều cơ hội việc làm ở nhiều vị trí khác nhau tại khắp các tỉnh thành trên cả nước đặc biệt là các thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh.

>>> Xem thêm: Top 10 nghề “hot” nhất trong các ngành nghề khối D

Một số câu hỏi tuyển sinh ngành tâm lý học

Câu hỏi tuyển sinh ngành tâm lý học là gì? Chắc hẳn đây là băn khoăn của hầu hết các bạn sinh viên khi dự tuyển. Khi tuyển sinh ngành tâm lý học hầu hết các sinh viên đều băn khoăn các vấn đề liên quan tới ngành học như: 

  • Ngành tâm lý học thi khối gì?
  • Điểm chuẩn ngành tâm lý học là bao nhiêu?
  • Ngành tâm lý học ở trường nào?
  • Học tâm lý học có khó không?
  • Ngành tâm lý học thi khối nào?

Học tâm lý học ra làm gì? 

Tâm lý học là một trong những ngành học có nhiều cơ hội tiềm năng để phát triển sự nghiệp trong tương lai. Các sinh viên sau quá trình đào tạo sẽ được trang bị đầy đủ các kiến thức cũng như kỹ năng để có thể đáp ứng được những yêu cầu mà nhà tuyển dụng đưa ra. 

Nhà trị liệu tâm lý hỗ trợ điều trị các vấn đề tâm lý tại các trung tâm
Nhà trị liệu tâm lý hỗ trợ điều trị các vấn đề tâm lý tại các trung tâm

Một số nghề mà sinh viên tốt nghiệp có thể làm liên quan tới ngành học như:

  • Chuyên gia tâm lý học đường: Phụ trách tâm lý tại các học đường giải tỏa tâm lý, áp lực học tập cho học sinh. Đồng thời hỗ trợ phụ huynh trong việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
  • Nhà trị liệu tâm lý: làm việc tại các trung tâm tư vấn và trị liệu tâm lý, bệnh viện tâm thần.
  • Nhà tư vấn tuyển dụng: vị trí giúp quản lý doanh nghiệp, hay các tổ chức đánh giá nhu cầu nhân lực. Đồng thời lên kế hoạch tuyển dụng, thực hiện phỏng vấn để tìm được ứng viên với các đặc điểm phù hợp.
  • Nhà nghiên cứu về tâm lý học: công việc của nhà nghiên cứu về tâm lý học đòi hỏi yêu cầu chuyên sâu hơn thực hiện nghiên cứu tâm lý cá nhân, nhóm xã hội. Vị trí này thường làm việc tại tổ chức, doanh nghiệp, quản lý doanh nghiệp.

>>> Xem thêm: Các ngành nghề khối C gồm những gì? Top 5 nghề thu nhập ổn định nhất

Mức lương ngành tâm lý học ở Việt Nam

Tâm lý học cũng giống như các ngành nghề khác phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như: năng lực chuyên môn, địa điểm cũng như trình độ kinh nghiệm của mỗi cá nhân. 

Mức lương ngành tâm lý phụ thuộc vào trình độ và kinh nghiệm người thực hiện
Mức lương ngành tâm lý phụ thuộc vào trình độ và kinh nghiệm người thực hiện

Trung bình mức lương ngành tâm lý học ở Việt Nam thường phổ biến ở mức từ 10 – 15 triệu/tháng. So với mặt bằng chung thì mức lương này là khá cao vì thế tuy là ngành học mới nhưng đã thu hút rất nhiều các bạn sinh viên lựa chọn. 

>>> Xem thêm: Tổng hợp những kỹ năng khi đi phỏng vấn bạn cần biết

Tố chất phù hợp với ngành tâm lý học

Tâm lý học là ngành đặc thù cần có sự đi sâu nghiên cứu, tìm hiểu những thế giới ẩn sâu, phức tạp trong tâm trí của con người. Vì thế nếu muốn theo đuổi nghề nghiệp này các nhà tâm lý rất cần phải hội tụ các tố chất phù hợp với ngành tâm lý học sau:

Ngành tâm lý học cần có sự tinh ý, khéo léo và linh hoạt xử lý tình huống
Ngành tâm lý học cần có sự tinh ý, khéo léo và linh hoạt xử lý tình huống
  • Giao tiếp khéo léo, biết lắng nghe và chia sẻ thấu hiểu những cảm xúc và suy nghĩ của người đang đối mặt với các vấn đề liên quan tới tâm lý. 
  • Linh động và có khả năng biến hóa trong mọi tình huống để kịp thời phân tích, đưa ra các giải pháp để để xử lý các vấn đề mà khách hàng đang gặp phải. 
  • Có khả năng khám phá và nghiên cứu thế giới nội tâm con người để dễ dàng tư vấn và chia sẻ với khách hàng dễ dàng hơn. 

Trên đây là những thông tin cụ thể liên quan tới ngành tâm lý học. Hy vọng bài viết Ngành tâm lý học là gì sẽ sẽ giúp các bạn đang có dự định học tập có được những cái nhìn tổng quan nhất về nghề nghiệp cũng như trau dồi thêm các kỹ năng để có được sự chuẩn bị tốt nhất khi bước vào nghề. 

Nếu đang có nhu cầu tìm việc làm ngành tâm lý học các bạn không nên bỏ lỡ những thông tin hữu ích trên TopCV. Đây là chuyên trang cung cấp các thông tin tuyển dụng đa dạng ngành nghề với tốc độ nhanh chóng. Chỉ sau 1 click các bạn đã có được đầy đủ mô tả công việc mà mình yêu thích. Bên cạnh đó bạn cũng có thể tham khảo thể hiện bản thân thông qua những mẫu CV ấn tượng, thu hút gây ấn tượng với đơn vị tuyển dụng. 

Nguồn ảnh: Sưu tầm