Nếu bạn đang có ý định khởi nghiệp và tìm hiểu về lĩnh vực nhà hàng chắc hẳn bạn sẽ thấy có thuật ngữ: kinh doanh F&B hay bộ phận F&B,… Vậy ngành F&B là gì? Hãy theo dõi ngay bài viết dưới đây của Blog.TopCV để có thêm những thông tin hữu ích về ngành F&B nhé.
Ngành F&B là gì?
Trước khi tìm hiểu ngành F&B là gì chúng ta cần biết F&B là viết tắt từ cụm từ nào. Trong tiếng Anh, F&B là viết tắt của “Food and Beverage Service” có nghĩa là dịch vụ nhà hàng và quầy uống.
Vậy thực chất ngành F&B là gì? Ngành hoặc chuỗi F&B cũng có nguồn gốc từ khái niệm F&B tức là ngành dịch vụ khách sạn, du lịch, nhà hàng, quầy ăn uống. Doanh nghiệp F&B chính là các công ty, đơn vị tổ chức hoạt động kinh doanh các loại hình này.
Ngày nay F&B có mặt ở nhiều hình thức kinh doanh như: khách sạn, nhà hàng, quán café, quán bar, club,… Thế nhưng thuật ngữ này được dùng phổ biến hơn cả trong kinh doanh khách sạn.
Trong khách sạn sẽ có bộ phận F&B có nhiệm vụ đáp ứng nhu cầu ăn uống cho những thực khách đang lưu trú tại đó. Ngoài ra còn có các dịch vụ kèm theo như: sinh nhật, tổ chức liên quan, tổ chức tiệc theo yêu cầu của khách hàng hoặc làm buffet cho những buổi hội thảo,…
>>> Xem thêm: Quản lý nhà hàng khách sạn là gì? Cơ hội công việc ngành này ra sao?
Học ngành F&B ra trường làm gì?
Nhiều chuyên gia kinh tế ngành du lịch và quản trị nhà hàng, dịch vụ ăn uống cho rằng: thời gian sắp tới nhóm ngành F&B có sự phát triển vượt trội trở lại sau khi bị ảnh hưởng trầm trọng bởi dịch Covid 19. Do đó các chuyên gia dự đoán khoảng 5 năm tới đây Việt Nam cần ít nhất 2 triệu lao động chất lượng cao làm việc ở lĩnh vực nhà hàng khách sạn.
Đây chính là cơ hội cho những bạn đang có đam mê về ẩm thực sẽ tìm được công việc đúng với sở thích và đam mê của mình. Sau khi tốt nghiệp ngành quản trị nhà hàng khách sạn, bạn có thể làm các công việc sau đây:
- Quản lý hay nhân viên giám sát một số bộ phận như: nhà bếp, bàn, bartender,…
- Quản lý điều hành: khách sạn, resort, nhà hàng, trung tâm tổ chức sự kiện,…
- Chuyên viên tổ chức, điều hành tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, nhà hàng khách sạn, tổ chức sự kiện hội nghị,…
- Chuyên viên đào tạo, quản lý nhân sự hay chất lượng dịch vụ tại các khách sạn, nhà hàng, cửa hàng FastFood.
- Chuyên viên marketing thương hiệu dịch vụ cho các khách sạn, nhà hàng
- Chuyên viên quản lý nhà hàng, khách sạn, dịch vụ ăn uống tại những cơ quan quản lý nhà nước
- Giảng viên ngành quản trị khách sạn, du lịch, nhà hàng, dịch vụ ăn uống tại các trường Cao đẳng, Đại học có ngành đào tạo liên quan.
- Tự mở nhà hàng dịch vụ ăn uống hoặc làm công tác quản lý, điều hành.
>>> Xem thêm: Kinh nghiệm đi phỏng vấn vị trí quản lý cửa hàng, nhà hàng
Một số câu hỏi tuyển sinh ngành F&B
Ngoài thắc mắc ngành F&B là gì? Không ít bạn còn thắc mắc một số vấn đề như:
Ngành F&B học khối nào?
Ngành Quản lý khách sạn nhà hàng cũng nằm trong số các ngành hot hiện nay. Để đáp ứng nhu cầu tuyển sinh và bổ sung nguồn nhân lực cho ngành, hiện nay hành F&B mở rộng xét tuyển thí sinh ở các khối:
- A (Toán – Lý – Hóa)
- A1 (Toán – Lý – Anh)
- C (Văn – Sử – Địa)
- D1 (Toán – Văn – Anh)
Ngoài ra một số trường xét tuyển cả các khối:
- D3 (Toán – Văn – Pháp)
- D4 (Toán – Văn – Trung)
- D78 (Văn – KHXH – Anh)
- D90 (Toán – KHTN – Anh)
- D96 (Toán – KHXH – Anh)
Tùy mỗi trường, chuyên ngành quản lý nhà hàng khách sạn sẽ có các khoa và các ngành khác nhau như:
- Quản trị du lịch – nhà hàng – khách sạn
- Văn hóa du lịch – Quản trị du lịch khách sạn
- Quản trị khách sạn du lịch
- Quản trị khách sạn
- Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống
- Quản trị kinh doanh du lịch
>>> Xem thêm: Làm nhà hàng khách sạn đừng quên rèn luyện kỹ năng giao tiếp
Điểm chuẩn ngành F&B
Tùy mỗi trường, số lường và chất lượng của hồ sơ ứng tuyển mà có mức điểm chuẩn cho ngành quản lý nhà hàng, khách sạn không giống nhau. Nếu tuyển sinh dựa vào kết quả của kỳ thi THPT quốc gia hay kết quả học tập THPT thí sinh sẽ có nhiều thời gian, nhiều lựa chọn để tham khảo xem trường nào có điểm chuẩn phù hợp với khả năng và điểm thi của bản thân.
Điểm chuẩn ngành quản lý nhà hàng, khách sạn những năm gần đây dao động từ 15 đến 26 điểm, tức là ở mức học lực khá nếu xét theo điểm thi THPT. Đây cũng là cơ hội tốt cho những bạn đam mê và yêu thích nghề này.
Các trường có ngành F&B
Cả nước hiện nay có hơn 40 trường đào tạo ngành quản lý điều hành nhà hàng khách sạn. Trong số đó tập trung nhiều hơn cả ở các tỉnh phía Bắc và phía Nam. Do đó việc chọn trường cho các thí sinh không quá khó. Phần lớn các trường đào tạo ngành này đều có đầy đủ các trang thiết bị và đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm với vốn kiến thức, thực hành rất sát thực tế.
Tùy vào vị trí, nhu cầu của mỗi thí sinh để chọn được trường học phù hợp với mình. Hiện nay có một số các trường đại học đào tạo ngành quản lý nhà hàng, khách sạn và các chuyên ngành liên quan uy tín như:
- ĐH KHXH&NV – ĐHQG Hà Nội
- ĐH Kinh tế Quốc dân
- ĐH Thương Mại
- ĐH Công nghiệp Hà Nội
- ĐH Hạ Long
- ĐH Kinh tế – ĐH Đà Nẵng
- Khoa Du lịch – ĐH Huế
- ĐH Nha Trang
- ĐH Yersin Đà Lạt
- ĐH Ngoại ngữ – Tin học Tp.HCM
- ĐH Tài chính – Marketing
- ĐH Kinh tế – Tài chính Tp.HCM
- ĐH Văn Lang
- ĐH Nguyễn Tất Thành
- ĐH Hoa Sen
Tìm việc làm ngành F&B ở đâu?
Với ngành Quản lý nhà hàng, khách sạn bạn có thể tìm việc tại các nhà hàng, khách sạn, resort,.. Trên trang tuyển dụng TopCV bạn cũng dễ dàng tìm kiếm được những thông tin cụ thể về các công việc liên quan đến ngành này.
Để tìm kiếm các thông tin hay cơ hội việc làm liên quan đến ngành F&B bạn hãy chủ động tham gia các group việc làm ngành quản lý nhà hàng khách sạn trên các trang mạng xã hội như Facebook,Zalo,… Hơn nữa, qua đó bạn cũng có thể học hỏi, lắng nghe những chia sẻ từ những người đi trước về ngành này.Với những chia sẻ trên đây của BlogTopCv.vn hy vọng có thể giúp các bạn hiểu rõ ngành F&B là gì? Đồng thời qua đó giúp các bạn có những thông tin hữu ích về ngành học này và cơ hội việc làm sau này để chuẩn bị tốt nhất.
Nguồn ảnh: Sưu tầm