CV là vòng mà tất cả phải trải qua khi ứng tuyển vào một công việc. Một CV tốt giúp bạn đến gần hơn với công việc, ngược lại một CV quá nhiều sai lầm sẽ giảm cơ hội đến gần hơn với công việc mơ ước. Đọc ngay 6 nhầm lẫn mà các bạn trẻ hay gặp phải để tránh mắc phải nhé!
1, CV quá dài
Một vấn đề thường gặp là CV của các bạn trẻ thường rất dài. Bởi lẽ các bạn muốn trình bày hết kinh nghiệm, kỹ năng mình trải qua. Điều này không hẳn là không tốt, nhưng tham lam quá nhiều khiến CV của bạn bị lan man. Hãy lưu ý chỉ trình bày những kinh nghiệm nổi bật kèm theo đó là nhiệm vụ và kỹ năng bạn học hỏi được. Một CV tốt nhất chỉ nên từ một đến hai trang. Không nên sang đến trang thứ ba. Lưu ý nếu viết CV sang trang thứ hai, đừng để thông tin bị ngắt quãng.
+++) Cách trả lời email phỏng vấn thông minh và ấn tượng
2, Càng nhiều kinh nghiệm thì CV càng tốt
Nhiều bạn nghĩ rằng càng nhiều công việc càng tốt. Suy nghĩ này khiến cho các bạn kể những kinh nghiệm không liên quan đến vị trí ứng tuyển. Thực ra, NTD không quá quan tâm đến ứng viên đó trải qua bao nhiêu công việc. NTD sẽ quan tâm ứng viên đó đã làm gì khi ở vị trí đó? đạt được thành tích gì? Vậy nên không phải cứ có nhiều kinh nghiệm thì sẽ ghi hết vào CV, hãy ghi chép một cách có chọn lọc. Chỉ cần chọn ra từ 3-5 kinh nghiệm chính, phân tích thật sau các kinh nghiệm đó thật cụ thể. Với các kinh nghiệm khác, bạn có thể đơn giản ghi Title và Công ty là đủ.
3, GPA rất quan trọng
GPA có bắt buộc phải có trong CV không? Câu trả lời là có nếu NTD yêu cầu. Ví dụ như các chương trình management trainee của Unilever, vân vân. Câu trả lời là không nếu thành tích của bạn thường thường. Khi đi xin việc, NTD quan tâm nhiều hơn đến kinh nghiệm, khả năng làm việc của bạn, hơn là thành tích học tập. Thành tích học tập có thể dùng khi viết CV xin học bổng.
+++) Sinh viên muốn có nhiều cơ hội nghề nghiệp, đừng bỏ qua 6 điều này!
+++) Mách bạn cách vượt qua nỗi sợ nói trước đám đông
4, Liệt kê nhiều kỹ năng mềm
Kỹ năng mềm rất quan trọng. NTD sẽ dành sự quan tâm nhiều hơn cho những ứng viên có nhiều kỹ năng mềm. Tuy nhiên, điều đó không đồng nghĩa là bạn cứ liệt kê một danh sách dài dẳng dặng tất cả các kỹ năng mềm. Bởi lẽ, NTD sẽ đối chiếu kỹ năng của bạn với kinh nghiệm bạn có. Một CV tiêu chuẩn chỉ cần khoảng từ 5-7 skills là đủ. Skills bao gồm 2 loại: Technical Skills như Microsoft Office, Photoshop, AutoCad… Verb (động từ) hay còn gọi là Personal Skills như Communicating, Advising, Instructing, Tutoring, Working in team…
5, CV phải có References
Nhiều bạn hình như chưa hiểu rõ vai trò của ‘References’, chức năng của nó và vì sao lại cần có trong CV. Nói ngắn gọn một cách cơ bản References là người tham khảo – thường viết ở cuối một CV. Nó sẽ liệt kê những thông tin cá nhân của 1-3 người, có thể là sếp hoặc đồng nghiệp của bạn, để NTD tham khảo về bạn khi cần.
Tuy nhiên với đa số công việc trên thị trường hiện tại, phần này không quan trọng lắm. Bạn chỉ cần đưa thông tin này vào nếu NTD yêu cầu phải đưa. Và thường thì NTD cũng sẽ xin phép bạn trước, trước khi gọi điện tới những người này để tham khảo. Và thường thì 90% bạn đã được nhận rồi thì NTD mới gọi cho những người này để tham khảo thôi.
Vậy references nên ghi những ai? Như đã nói ở trên, đó là thông tin của sếp, đồng nghiệp, giáo viên. Và chỉ được ghi vào CV khi đã xin phép những người đó nhé. Thông tin nên có Tên đầy đủ, chức danh, email và số điện thoại.
Theo Viecngay
>> Bạn là sinh viên và đang cần một công việc làm thêm? Truy cập ngay Viecngay.vn
>> Đăng ký thông tin, nhận việc miễn phí ngay TẠI ĐÂY
>> Like Fanpage Viecngay.vn để cập nhật nhanh nhất thông tin việc làm thêm