Để thành công chạm tới công việc mình mơ ước, ứng viên nào cũng cần trải qua vòng phỏng vấn trực tiếp với nhà tuyển dụng. Phỏng vấn tốt đóng vai trò then chốt, quyết định 80% khả năng bạn có trở thành người được chọn hay không. Chuẩn bị kĩ càng cho vòng này là điều cần thiết; giúp ứng viên chủ động trước bất kỳ câu hỏi khó nhằn nào mà nhà tuyển dụng đưa ra.

Thế nhưng, ứng viên cứ mải mê tìm kiếm câu trả lời “đúng và hay” mà quên đi những điều nhà tuyển dụng thực sự muốn nghe.

phỏng vấn

CV là thứ tóm tắt quá trình phát triển sự nghiệp của ban, vậy không nói những gì đã ghi trong CV thì nói gì?

Khi đi tìm việc bạn cần hiểu mình đang làm gì với mục đích như thế nào. Muốn trả lời phỏng vấn tốt, trước hết bạn cần hiểu nhà tuyển dụng thực sự muốn gì, cần ghi ở ứng viên họ tìm kiếm.

Thực chất, CV giống như phần nổi của tảng băng chìm. Làm sao nhà tuyển dụng có thể quyết định có tuyển bạn hay không; khi thậm chí còn chưa từng gặp mặt trực tiếp? Chính vì thế, các buổi phỏng vấn được sinh ra để hai bên có thể đối thoại trực tiếp và hiểu nhau hơn. Vậy nên, chẳng nhà tuyển dụng nào muốn bạn nhắc lại y nguyên những gì đã có trong CV. Bất kỳ câu hỏi được đặt ra đều nhằm mục đích là muốn biết rõ, chi tiết hơn về con người cũng như trải nghiệm của ứng viên.

Đối với phần giới thiệu, đừng chỉ dừng lại ở câu chào hỏi đơn điệu; theo sau là những thông tin như họ tên, tuổi, học vấn… những điều đã có trong CV. Khi nói về bản thân mình, đừng tiếp cận câu hỏi này một cách cứng nhắc. Hãy để câu trả lời nói lên “ban là ai?”, cũng như thể hiện nhiều khía cạnh khách nhau của bản thân.

Bạn có thể trình bày lý do tại sao bạn “bén duyên” với ngành, nghề này. Kỉ niệm thú vị nhất khi đi làm của bạn? Hay thói quen của bạn khi làm việc?

Những chi tiết tưởng như nhỏ nhặt những không chỉ thể hiện phần nào cá tính; mà còn khiến cuộc phỏng vấn trở nên nhẹ nhàng hơn. Từ đó, nhà tuyển dụng cũng dễ tìm kiếm điểm chung giữa bạn và văn hóa doanh nghiệp hơn.

Nếu có quá nhiều điều để nói và không biết nên bắt đầu từ đâu. Hãy khéo léo hỏi nhà tuyển dụng xem họ muốn nghe điều gì từ bạn nhé! Sự chủ động đúng lúc, đúng chỗ đôi khi sẽ mang lại hiệu quả bạn không ngờ tới.

phỏng vấn

Thậm chí, bạn cần tìm hiểu cả về người sẽ phỏng vấn mình hôm đó (nếu được cung cấp thông tin trước). Nếu mọi thứ suôn sẻ và khả năng cao là bạn được nhận. Thì nơi mà bạn sắp đến phỏng vấn sẽ trở thành công ty của bạn; sẽ trở thành nơi bạn dành 8 tiếng/ngày tại ấy. Vậy nên, chẳng có lý do gì mà ứng viên lại không tìm hiểu kỹ những thông tin trên trước khi đi phỏng vấn cả.

Đừng tìm hiểu mọi thứ một cách đối phó, chỉ để trả lời cho câu hỏi phỏng vấn. Mà hãy thực sự tìm hiểu và đặt câu hỏi rằng mình có thực sự phù hợp với môi trường này hay không?

Trong thời đại công nghệ hiện nay, có rất nhiều phương tiện giúp bạn hiểu rõ hơn về môt doanh nghiệp. Website chính thức, fanpages, các hội nhóm; thậm chí nếu để ý bạn sẽ thấy cả những bình luận của nhân viên công ty. Việc này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về công ty, cũng như không quá bỡ ngỡ khi bước vào vòng phỏng vấn.

Tôi từng phỏng vấn vị trí Content Marketing và nhà tuyển dụng đã đặt ra câu hỏi như sau: “Theo bạn, Marketing là gì?”. Mặc dù, đã có kinh nghiệm làm việc một năm; nhưng khi ấy tôi vẫn cảm thấy bối rối và trả lời như thể mình chẳng biết gì về Marketing.

Đây là trường hơp nhiều ứng viên gặp phải. Ứng viên sợ mình trả lời sai, không đúng ý nhà tuyển dụng. Tuy nhiên, vấn đề không nằm ở chuyện đúng hay sai. Mỗi vị trí ở mỗi công ty lại có tính chất công việc đôi chút khác nhau. Hãy trả lời câu hỏi đúng theo kinh nghiệm, những gì bạn đã học hỏi được trong quá trình làm việc.

Với thâm niên làm việc của mình, nhà tuyển dụng sẽ dễ dàng nhận ra khả năng; cũng như những điểm thiếu sót của bạn.

Bên cạnh đó, gần cuối buổi phỏng vấn, 90% bạn sẽ nhận được câu hỏi “Em có muốn hỏi gì thêm về công việc không?”. Thông thường rất ít ứng viên tiếp tục đặt câu hỏi; hoặc nếu có thì chỉ là những câu dạng “giờ làm việc là mấy giờ?”. Hãy dành cơ hội này để đặt câu hỏi rõ ràng hơn về tương lai của bạn tại nơi đây một cách khéo léo. Bạn có thể hỏi về các khóa đào tạo của công ty cho nhân viên? Hoặc hỏi về dự án gần đây nhất của công ty mà bạn quan tâm? Cũng như làm thế nào để bạn có thể tham gia đóng góp cho dự án nếu trúng tuyển?.

Từ đó, nhà tuyển dụng sẽ ấn tượng bạn là một ứng viên có chí hướng và ham học hỏi.

phỏng vấn

Những câu hỏi dạng này thường bất ngờ và không có sự chuẩn bị trước. Mục đích của chúng là để thử thách khả năng phản ứng và phân tích vấn đề của bạn trong thời gian ngắn. Vì lý do này, mà nhiều ứng viên vội vàng trả lời ngay khi được đặt câu hỏi. Nhà tuyển dụng thường không đánh giá cao những ứng viên như vậy.

Bởi để có câu trả lời tốt nhất, bạn ít nhất cũng phải dành 1 phút để suy nghĩ và hiểu về nó. Thậm chí là hỏi kỹ lại nếu cảm thấy chưa hiểu. Thông thường, chẳng có “đúng” hay “sai” với các câu hỏi tình huống và thử thách; bởi câu trả lời tùy thuộc vào tư duy của mỗi người. Thế nên, hãy suy nghĩ để có được câu trả lời tốt nhất thay vì “nhanh nhất”. Kiểm tra thông tin đã đầy đủ chưa, tình huống đã đủ dữ kiện để phân tích chưa là điều bạn nên làm.

Bí quyết khi nhìn nhận vấn đề là hãy rút ra hai quan điểm trái ngược nhau từ tình huống và bảo vệ một trong hai. Đừng sợ sai vì ngay cả giải pháp của người phỏng vấn bạn chưa hẳn đã chính xác 100%. Thậm chí, tranh luận một cách lịch sự cũng nói lên bạn là người có chính kiến; cũng như biết bảo vệ quan điểm của mình.

Bạn cần luôn ghi nhớ về thành tựu lớn nhất của chính mình

Thêm vào đó, khi nhà tuyển dụng hỏi về thành tựu bạn tụ hào nhất; họ không chỉ muốn biết về năng lực mà còn muốn tìm hiểu về các giá trị của bạn. Câu trả lời của bạn sẽ cho thấy cách bạn nhìn nhận vấn đề ra sao. Những điều có giá trị với bạn có đóng góp được gì cho công ty hay không; và từ đó cũng thể hiện được suy nghĩ và cách làm việc của bạn.

Nếu bạn chưa có thành tựu nào thật sự nổi bật; bạn có thể nói về niềm tự hào của mình trong quá trình đi học. Ngay cả việc cầm tấm bằng đại học hoặc sau đại học trên tay; cũng là điều đáng tự hào của mỗi người. Nên nhớ, thành thật là chìa khóa thành công trong mỗi buổi phỏng vấn tốt.

Đừng cố gắng tô vẽ những điều bạn không biết; hoặc chưa hiểu rõ vì nhà tuyển dụng không khó để nhận ra điều ấy.

phỏng vấn

Hãy nhớ rằng nhà tuyển dụng chỉ muốn tìm hiểu bạn có thật sự phù hợp với vị trí họ đang tuyển hay không. Nếu bạn cảm thấy mình đang bị hỏi một câu hỏi không phù hợp; bạn luôn có thể lựa chọn rời khỏi cuộc phỏng vấn và từ chối công việc. Tuy nhiên, trong hầu hết các tình huống, họ chỉ đang cố gắng để làm quen và tìm hiểu về bạn nhiều hơn mà thôi.

Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn có góc nhìn mới về các buổi phỏng vấn và hiểu nhà tuyển dụng muốn gì để đưa ra những câu trả lời như ý!