
Ngày nay bên cạnh các vị trí công việc phổ biến có một số ngành mới được thể hiện qua các tên gọi bằng ngôn ngữ Tiếng Anh. Trong đó có Maintenance. Vậy Maintenance là gì? Có vai trò gì? Trong bài viết này Blog.TopCV sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về thuật ngữ này.
Maintenance là gì? Một số khái niệm khác về Maintenance
Đối với những người hoạt động trong lĩnh vực kỹ thuật lâu năm chắc chắn đã không còn quá xa lạ với thuật ngữ Maintenance. Tuy nhiên, với những người mới thì cụm từ này khá mới lạ.
Maintenance là gì?
Maintenance là gì? Theo từ điển Anh-Việt thì Maintenance được hiểu là quá trình duy trì, bảo quản, bảo vệ, hay giữ gìn. Việc làm này giúp bảo dưỡng đảm bảo hệ thống, bộ phận hoạt động tốt, không bị hư hỏng.
Trong kỹ thuật đây là một trong những quy trình đặc biệt quan trọng giúp đảm bảo hoạt động tốt nhất của máy móc, thiết bị. Bảo trì gồm các bước:
- Kiểm tra chức năng hoạt động của thiết bị.
- Tiến hành sửa chữa, thay thế cho các thiết bị lắp đặt đã bị hư hỏng.
Maintenance cũng là tên gọi chỉ một vị trí bảo trì trong một doanh nghiệp sản xuất nào đó. Thông qua các hoạt động kỹ thuật, các bảo trì viên sẽ có trách nhiệm, quản lý sửa máy để các thiết bị phát huy công năng tối ưu.
>>> Xem thêm: Mô tả công việc trưởng phòng kỹ thuật cụ thể nhất
Một số khái niệm khác về Maintenance
Maintenance là khái niệm chung, bao hàm xung quanh Maintenance là gì còn có các khái niệm cụ thể chuyên sâu hơn chỉ đích chính xác vị trí công việc mà các nhân viên cần phải làm. Cụ thể là:
Maintenance Department là gì?
Maintenance Department là phòng, ban gồm có nhiều nhân viên thực hiện nhiệm vụ bảo trì máy móc, thiết bị. Mỗi người sẽ phục vụ chuyên trách cho một hay nhiều loại thiết bị. Mục tiêu chính hướng tới là vận hành toàn bộ máy móc trong doanh nghiệp.
Low Maintenance là gì?
Low Maintenance là thuật ngữ thể hiện máy móc, thiết bị đang trong tình trạng tốt, ít phải bảo dưỡng hay tu sửa. Hầu hết các thiết bị hiện đại hiện nay đều có hiển thị các thông số này trên màn hình nên các bảo trì viên có thể dễ dàng kiểm soát được chất lượng và khả năng vận hành máy thường xuyên.
High Maintenance là gì?
High Maintenance trái ngược với Low Maintenance khi chỉ tình trạng máy móc đang tồn tại nhiều vấn đề và cần phải bảo dưỡng ở mức độ cao. Trong thời gian sớm nhất các nhân viên kỹ thuật phải tiến hành sửa để hạn chế tình trạng máy dừng hoạt động.
Under Maintenance là gì?
Under Maintenance là thuật ngữ dùng để cảnh báo những khu vực đó đang có hệ thống máy móc bảo trì, sửa chữa. Nếu thấy biển báo này những người không có chuyên môn không nên lại gần bởi tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ có thể gây nguy hiểm khi lại gần.
Vai trò của Maintenance
Máy móc, thiết bị là một nhân tố có tác động rất lớn tới năng suất l lao động của các công ty, doanh nghiệp. Đặc biệt là những công ty hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, chế tạo,…Các bạn cần xác định rõ maintenance nghĩa là gì từ đó mới có thể hiểu rõ vai trò đặc biệt quan trọng của vị trí này.
Maintenance có trách nhiệm và đóng góp to lớn giúp các doanh nghiệp có thể đạt được hiệu quả trong công tác duy trì, đảm bảo nguồn lực hoạt động tốt nhất. Công Công tác quản lý bảo trì còn là hoạt động kiểm soát tốt nhất ngân sách, thời gian cho quy trình sản xuất luôn đảm bảo vận hành trơn tru tiết kiệm tối ưu thời gian. Đồng thời đảm bảo năng suất, tối đa nguồn lực doanh nghiệp.
Chất lượng sản phẩm đạt hiệu quả tốt nhất phụ thuộc rất lớn vào Maintenance. Một doanh nghiệp không thể vận hành và tạo ra được các sản phẩm tốt nếu không duy trì được hệ thống các trang thiết bị, máy móc đạt chất lượng. Vì thế sự đóng góp của Maintenance là rất lớn quyết định tới sự hưng thịnh của toàn bộ doanh nghiệp.
>>> Có thể bạn quan tâm: Top câu hỏi phỏng vấn nhân viên kỹ thuật thường gặp nhất
Một số dạng Maintenance phổ biến nhất
Đối với mỗi Maintenance sẽ có những công việc cụ thể khác nhau. Có 4 loại bảo trì mà các nhân viên thực hiện cần phải nắm rõ. Cụ thể là:
- Bảo trì khắc phục – Corrective Maintenance: Đây là loại bảo trì ở mức độ khẩn cấp cao. Đối với các kỹ thuật viên khi gặp trường hợp này cần phải khắc ngay để giảm thiểu các vấn đề có thể gây ảnh hưởng tới thiết bị, máy móc đó.
- Bảo trì định trước – Predetermined Maintenance: Là tên gọi các chương trình bảo trì đã được nhà sản xuất thiết bị đó thiết lập từ trước. Các bảo trì này căn cứ trên dự đoán về tuổi thọ của máy và công suất sử dụng. Nhờ vậy các bảo trì viên có thể lên lịch để sửa chữa trước khi máy gặp sự cố.
- Bảo trì dựa trên điều kiện – Condition based Maintenance: Thực hiện bảo trì dựa trên các điều kiện tính toán. Cách thứ này được áp dụng để ngăn chặn các vấn đề hỏng hóc có thể xảy ra để tìm cách khắc phục sao cho phù hợp nhất. Loại bảo trì này thường được chỉ định áp dụng cho các thiết kế máy móc phức tạp và có ngân sách lớn để thực hiện.
- Bảo trì phòng ngừa – Preventive Maintenance: là hình thức bảo trì căn cứ trên những thời điểm đã thực hiện sửa chữa trước đó. Dựa vào những lần khắc phục này có thể đưa ra các dự đoán và hạn chế được các vấn đề máy móc sẽ bị hỏng trong thời gian sau đó.
Maintenance là gì là một trong những thuật ngữ chuyên dụng trong ngành kỹ thuật sản xuất. Hy vọng với những giải đáp trên đây Blog.TopCV đã giúp bạn hiểu rõ hơn về lĩnh vực này.
Với sự phát triển của công nghệ thông tin hoạt động tìm kiếm việc làm đã trở nên đơn giản và dễ dàng hơn rất nhiều. Chỉ với một click trên TopCV sẽ cho ra hàng loạt các thông tin tuyển dụng cùng vị trí đến từ các công ty, doanh nghiệp trên cả nước. Hãy trải nghiệm ngay hôm nay để không bỏ lỡ những cơ hội nghề nghiệp trong mơ các bạn trẻ nhé!
Nguồn ảnh: Sưu tầm