Làm việc nhóm là gì? Các giai đoạn phát triển của nhóm

Làm việc nhóm là gì? Các giai đoạn phát triển của nhóm
Làm việc nhóm là gì? Các giai đoạn phát triển của nhóm

Làm việc nhóm là một kỹ năng quan trọng. Không chỉ trong môi trường học thuật và cả môi trường làm việc. Dù là công việc yêu cầu cao hay công việc phổ thông, sự phối hợp giữa các thành viên trong nhóm là rất quan trọng. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu được Làm việc nhóm là gì và các giai đoạn phát triển của nhóm

Tại sao phải làm việc nhóm?

Nhóm không chỉ là nơi tập hợp những cá nhân. Nhóm là nơi mọi người cùng làm việc, học tập và phát huy sức mạnh tập thể. Trong học tập, nhóm là cũng tìm hiểu một chủ đề học tập. Còn trong công việc, làm việc nhóm giúp nâng cao năng suất và hiệu quả công việc. Mặc dù các cá nhân trong nhóm chưa chắc là những cá nhân tốt nhất. Nhưng họ cần sự phối hợp tốt nhất để bù đắp điểm yếu và phát huy điểm yếu. Từ đó nâng cao năng suất và hiệu quả làm việc.

Tại sao phải làm việc nhóm?
Tại sao phải làm việc nhóm?

>>> Xem thêm: Xu hướng teamwork và lợi ích của làm việc nhóm là gì?

Các giai đoạn phát triển của nhóm

Bạn có biết mỗi cá nhân trong nhóm đều là một cá thể riêng biệt. Chính vì vậy, họ có tính cách, đặc điểm, sở trường và sở đoản riêng. Để làm việc nhóm tốt, bạn không thể luôn luôn chú ý vào những khác biệt. Điều đó chỉ khiến các thành viên trong nhóm bị chia rẽ, tách biệt. Và điều này sẽ khiến cho tinh thần làm việc của nhóm đi xuống, dẫn đến công việc không hiệu quả.

Thay vào đó, bạn hãy chấp nhận sự khác biệt của các thành viên. Hãy nhìn nhận mỗi người là một nét tính cách riêng, điều này tạo nên sự phong phú và đa dạng trong nhóm. Và tôn trọng sự khác biệt đó.

Ngoài ra, bạn cũng cần biết đến các giai đoạn phát triển của nhóm. Việc hiểu các giai đoạn phát triển của nhóm, biết cách giải quyết những vấn đề ở mỗi giai đoạn sẽ giúp nhóm hoạt động ổn định. Khi đó sức mạnh của tập thể được phát huy và mọi thành viên đều hưởng được những lợi ích nhóm mang lại. Trong quá trình phát triển, nhóm thường phải trải qua các giai đoạn sau:

Giai đoạn tạo dựng nhóm

Khi được mời gọi vào nhóm, các thành viên còn rụt rè, chưa dám bộc lộ nhu cầu cũng như năng lực cá nhân. Bản thân họ chưa xác định được vai trò của mình. Và nhóm cũng chưa phân định rõ ràng vai trò của họ trong nhóm. Vấn đề trong giai đoạn này là các thành viên trong nhóm có khuynh hướng tìm kiếm các hướng dẫn từ bên ngo

Giai đoạn bão tố

Đây có lẽ là một trong các giai đoạn gặp nhiều khó khăn nhất. Vấn đề trong giai đoạn này là các thành viên từ chối các nhiệm vụ được phân công và tìm kiếm mọi lý do để không làm nó. Họ có thể sẽ tranh cãi về những công việc được giao. Bởi vì phải đối mặt với những điều trước đây. Họ chưa bao giờ nghĩ tới và khiến họ cảm thấy không thoải mái. Tất cả những lý lẽ của họ dành để chĩa vào các thành viên khác, thay vì tập trung lại để cùng nhau bàn bạc, thảo luận vấn đề và nghĩ tới mục tiêu chung.

Các giai đoạn phát triển của nhóm
Các giai đoạn phát triển của nhóm

Giai đoạn ổn định

Trong các giai đoạn phát triển của nhóm, giai đoạn ổn định là lúc các nguyên tắc để giải quyết các xung đột và các nhiệm vụ của nhóm đã bắt đầu được thiết lập. Các thành viên trong nhóm đã quen dần với nhau và điều hoà được những khác biệt giữa họ. Các vấn đề tồn tại trong giai đoạn đầu của nhóm được giải tỏa. Lúc này sự xung đột về tính cách và ý kiến đã giảm dần và tính hợp tác tăng lên. Khi đó họ có thể tập trung nhiều hơn cho công việc và bắt đầu có sự tiến bộ đáng kể trong hiệu quả công việc.

Giai đoạn thể hiện

Ở giai đoạn này, các thành viên đã hiểu. Họ cũng dần học được cách thích nghi với điểm mạnh – yếu của từng người trong nhóm. Họ biết được vai trò của mình trong nhóm cũng như của người khác. Mọi người bắt đầu cởi mở và tin tưởng nhau hơn. Họ không còn e ngại khi phải đưa ý kiến thảo luận như lúc đầu. Sự cam kết với công việc và gắn bó giữa các thành viên trong nhóm rất cao.

>>> Có thể bạn quan tâm: Làm sao để có kỹ năng teamwork hiệu quả?

Giai đoạn kết thúc

Ở giai đoạn này, công việc của các thành viên đã hoàn tất. Và mục tiêu chung của nhóm đã hoàn thành. Các thành viên cảm thấy tự hào với những gì đã đạt được. Nếu sự vận động của nhóm phát triển theo một chiều từ giai đoạn non nớt (giai đoạn tạo dựng) đến giai đoạn chín muồi (giai đoạn thể hiện). Các thành viên cùng họp lại đánh giá để rút kinh nghiệm và bài học cho hoạt động sau này. Nhiệm vụ hoàn thành thì nhóm sẽ kết thúc chức năng. Hay các thành viên có thể xây dựng và tập hợp thành các nhóm mới với mục tiêu mới.