Làm thế nào để cải thiện CV của bạn

http://blog.topcv.vn/wp-content/uploads/2015/02/myhc_45483.jpg
Cải thiện CV của bạn

Nếu bạn đã gửi đi hàng trăm CV nhưng vẫn chưa một lần thành công. Có lẽ đã đến lúc để cập nhật các tài liệu quan trọng. CV của bạn chính là chìa khóa của bạn để bạn bước vào cách cửa nghề nghiệp. Vì thế, hãy giành một chút thời gian để kiểm tra thật kỹ lưỡng. Cập nhật bất kỳ thông tin cần thiết nào có thể đem lại một cuộc phỏng vấn.

Mẫu CV tạo MIỄN PHÍ của TOPCV

Kiểm tra CV của bạn từng dòng một và xem xét kỹ lưỡng các lỗi

Lỗi đánh máy, câu cú và lỗi dùng từ. Khi bạn đã hoàn thành, hãy đề nghị một người bạn hoặc ai đó trong gia đình kiểm tra lại một lần nữa. Sửa bất cứ lỗi nào mà bạn tìm được. Sau đó soát lại thêm một lần nữa. Rất nhiều ứng viên bị loại bời những lỗi khá cơ bản như thế này.

Hãy cập nhật CV của bạn với bất cứ công việc nào mà bạn chưa viết vào.

Nhớ viết đầy đủ chức danh công việc cùng với ngày bắt đầu và kết thúc của công việc đó.

Hãy thêm bất kỳ khóa đào tạo hoặc các khóa học

Tất cả chương trình, khoá học mà bạn đã tham dự mà vẫn chưa cập nhật vào CV. Cùng với đó là bất kì chứng chỉ nào bạn đã đạt kể từ lần cuối bạn soạn CV.

Thay danh sách nhiệm vụ công việc với danh sách các thành tựu

Xem qua một lượt danh sách công việc mà bạn liệt kê ở phần kinh nghiệm trong CV. Nhà tuyển dụng muốn biết bạn bạn đã làm được những gì. Không chỉ là những gì bạn sẽ được giao hàng ngày. Nhà tuyển dụng muốn biết bạn bạn đã làm được những gì chứ không chỉ là những gì bạn sẽ được giao hàng ngày.

Bắt đầu bàng việc liệt kê những gì bạn đã đảm nhận ở mỗi công việc bạn đã làm.

Sau đó hãy tạo một danh sách các gạch đầu dòng. Nhấn mạnh những thành quả này. Với mỗi phần việc, hãy dùng một gạch đầu dòng riêng để nhà tuyển dụng có thể dễ dàng đánh giá kỹ năng của bạn.

Thêm phần lịch sử công việc ở đầu CV của bạn.

Ngay dưới phần thông tin liên lạc. sử dụng phần này để làm nổi bật kinh nghiệm cũng như chi tiết hóa những kỹ năng mà bạn có. Ví dụ, một phần lịch sử công việc viết trong một CV ứng cử vào vị trí quản lý dự án sẽ tập trung vào kinh nghiệm điều hành dự án và chạy dự án theo đúng tiến độ cũng như trong ngân sách cho trước. Lưu trữ CV dưới các định dạng số sẽ giúp bạn dễ dàng chỉnh sửa hơn theo nhu cầu của từng nhà tuyển dụng. Cũng như những vị trí công việc khác nhau.

Nhấn mạnh vào kỹ năng, công nghệ bạn có thể sử dụng

Hãy tạo một phần kỹ năng trong CV của bạn và sử dụng chúng để nhấn mạnh vào những chương trình mà bạn có thể sử dụng. Các loại máy móc mà bạn có thể vận hành và các thiết bị mà bạn có giấy phép để sử dụng. Phần kỹ năng có thể thực sự là một cú hích lớn khi bạn ứng cử vào các vị trí kỹ thuật, nơi mà các nhà tuyển dụng tiềm năng thường tìm kiếm các ứng viên có kinh nghiệm với một vài ngôn ngữ lập trình hay hệ điều hành cụ thể.