Môi giới chứng khoán không phải là một nghề quen thuộc trong thị trường tuyển dụng Việt Nam. Nhắc tới chứng khoán nhiều người sẽ nghĩ tới sự rủi ro, bấp bênh. Tuy nhiên người trong nghề lại có ý kiến khác
Đây là tâm sự của bạn Nguyễn Thành Long, cựu nhân viên môi giới chứng khoán.
Qua thời gian làm việc. Tôi đã quan sát và nhận ra những ngưỡng nhất định của nghề, của công việc. Cũng như sự bứt phá trong nghề nghiệp từ bạn bè, đồng nghiệp và những người đi trước. Công việc nào cũng có một ngưỡng nhất định. Nghề môi giới chứng khoán cũng không phải ngoại lệ. Khi đạt đến một ngưỡng nào đó. Bạn sẽ có nhiều sự lựa chọn mang tính rộng mở và cơ hội nhiều hơn.
Tôi tạm dừng công việc môi giới chứng khoán. Sau đó bắt đầu với công việc đầu tư/ tự doanh chứng khoán và đầu tư tài chính ở một công ty về đầu tư. Nhưng quá trình làm công việc môi giới chứng khoán là những trải nghiệm quý báu. Và nó luôn là nền tảng vững chắc của tôi.
Sau một thời gian làm môi giới, tôi thấy rằng môi giới chứng khoán có thể chia làm 3 giai đoạn
Từ 3-5 năm
Đây là những bạn môi giới trẻ. Mới vào nghề và bắt nhịp với thị trường trong 2 đến 3 năm đầu. Họ có một lượng khách hàng nhất định. Có một kiến thức và kinh nghiệm tích lũy nhất định. Bên cạnh đó, cũng đối mặt với những khó khăn và áp lực khá nhiều. Điều này là do yêu cầu của công việc. Để tự đánh giá xem bản thân có thực sự phù hợp với nghề nghiệp. Xác định kế hoạch công việc trong thời gian tiếp theo.
Từ 5- 10 năm
Đây là những môi giới đã có nhiều kinh nghiệm cũng như “thương tích” trên thị trường. Nên cách nhìn thị trường cũng như quan hệ với khách hàng của họ cũng rất khác. Ở đẳng cấp cao hơn so với những môi giới ở cấp độ trên.
Ở cấp độ này họ thường có mức độ yêu thích và gắn bó với công việc môi giới chứng khoán trong dài hạn. Bởi vì vị trí của họ thường từ trưởng phòng/ trưởng nhóm giao dịch cho đến giám đốc khối môi giới/ giám đốc phòng giao dịch. Cho nên việc tìm kiếm khách hàng không quan trọng bằng việc họ đào tào nhân sự môi giới mới và tư vấn cũng như giao dịch cho khách hàng.
Trên 10 năm
Đây thường là những môi giới gạo cội của thị trường. Đa số là những chuyên gia, chuyên viên cao cấp, chiến lược gia của các CTCK.
Nghề môi giới cũng như một nhân viên kinh doanh
Đã là môi giới chứng khoán thì phải có khách hàng. Và món hàng mà môi giới chứng khoán bán là dịch vụ tài chính mà công ty chứng khoán cung cấp. Hay để dễ hiểu hơn, thu nhập của môi giới chứng khoán tỷ lệ thuận với giá trị giao dịch của khách hàng.
Nghề môi giới chứng khoán cũng năng động như nhân viên kinh doanh vậy. Không chỉ cần kiến thức vững về kinh tế- tài chính mà còn cần thiết hơn nữa về kỹ năng tìm kiếm khách hàng, kỹ năng đàm phán và thuyết phục, tư vấn khách hàng, kỹ năng bán hàng…..
Từ một người ngại giao tiếp, tiếp thu thông tin kinh tế một cách thụ động. Tôi đã trở thành một người hoàn toàn khác khi trải qua công việc môi giới chứng khoán. Nếu ví cơ hội nghề nghiệp trong ngành chứng khoán như 1 căn nhà. Vị trí môi giới như là nền móng của căn nhà. Khi nền móng được xây dựng chắc chắn bằng kinh nghiệm , kiến thức, kỹ năng, các mối quan hệ… . Cơ hội thăng tiến trong nghề nghiệp cũng rất cao.
Làm môi giới chứng khoán là cách học nhanh nhất
Làm nghề này bạn được gặp gỡ khách hàng. Tôi được khách hàng chia sẻ rất nhiều về các lĩnh vực, ngành nghề. Quan trọng hơn, tôi đã học được vô số bài học thực tiễn mà không nghề nào có thể mang lại như nghề môi giới chứng khoán.
Khách hàng của tôi khi ấy là người đàn ông ngoài 60 tuổi làm về lĩnh vực xây dựng. Tôi được chú kể về quá trình khởi nghiệp. Những thất bại cũng như khó khăn của chú trong quá trình điều hành doanh nghiệp. Khách hàng của tôi khi ấy là một nhân viên IT nhưng có kiến thức chuyên sâu về kinh dịch. Anh dạy tôi rất nhiều về kinh dịch và phong thủy. Những kiến thức nền tảng cũng như ứng dụng vào thực tiễn cuộc sống. Ứng dụng kinh dịch vào đầu tư chứng khoán. Khách hàng của tôi khi ấy là một chuyên gia cao cấp/ nhà đầu tư gạo cội trên thị trường. Họ dạy cho tôi cách thị trường vận động, tâm lý trong giao dịch, định giá doanh nghiệp và giúp tôi hiểu hơn cũng như hoàn thiện hơn về nghiệp vụ nghề nghiệp.
Một khách hàng khác của tôi là giám đốc quỹ đầu tư kể về những lần giao dịch thất bại làm thua lỗ hàng chục tỷ đồng khi mới vào nghề. Họ tôi cách quản lý danh mục hiệu quả, cách quản trị rủi ro và cách giao dịch sao cho có hiệu quả trong từng thời điểm khác nhau.
Tôi vẫn coi mình luôn là một broker
Khi chia sẻ của tôi đến với các bạn cũng là khi tôi không còn làm nghề môi giới nữa. Nhưng, những khách hàng cũ của tôi vẫn duy trì qua một room chat Skype để thảo luận thị trường và nhận định từng mã cổ phiếu. Tôi cảm thấy mình vẫn làm một vị trí Broker/ tư vấn viên. Đặn biệt khi giúp các khách hàng cũ nhận định được xu hướng của thị trường. Giúp họ đánh giá về doanh nghiệp trên phương diện phân tích kỹ thuật và phán đoán được cảm tính của thị trường.
Nếu không có những kỹ năng và kiến thức được tích lũy trong thời gian làm môi giới. Chắc chắn rằng tôi không thể làm tốt công việc hiện tại và có cái nhìn nhất định về thị trường. Nghề nào cũng có những cái được và mất. Nhưng nếu có ai hỏi tôi được gì và mất gì sau khi từ bỏ công việc này. Tôi sẽ trả lời : Tôi được rất nhiều, và không mất gì cả. Được nhiều nhất vẫn là sự trải nghiệm.
Tác giả: Nguyễn Thành Long