
Nếu là một người có định hướng theo ngành du lịch thì chắc chắn ít nhiều bạn cũng quan tâm đến các công việc tại nhà hàng, khách sạn. Tuy nhiên ngày nay việc cạnh tranh để xin được việc ở nhà hàng, khách sạn khá cao, nhất là những nhà hàng, khách sạn lớn. Vì vậy, hôm nay TopCV sẽ cung cấp cho bạn các kinh nghiệm xin việc làm nhà hàng, khách sạn chuẩn quốc tế giúp bạn có lượng hành trang đầy đủ để thành công.
*Lưu ý: Có rất nhiều bộ phận cụ thể phụ trách các nhiệm vụ đặc thù khác nhau tại một nhà hàng, khách sạn như kế toán, lễ tân, buồng phòng, bếp… Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi chỉ đề cập đến việc quản lý nhà hàng, khách sạn nói chung.
CHUẨN BỊ HÀNH TRANG TRƯỚC KHI XIN VIỆC LÀM NHÀ HÀNG, KHÁCH SẠN
1. Quản trị nhà hàng, khách sạn là gì?
Quản trị nhà hàng, khách sạn là công tác quản lý và tổ chức các hoạt động của nhà hàng, khách sạn một cách hiệu quả, hợp lý. Nhiệm vụ của người quản lý là lập các báo cáo kết quả tài chính, bản thu – chi, xác định các quy tắc trong việc quản lý nhân sự, quản lý buồng phòng, việc chế biến thực phẩm…
Mỗi nhà hàng, khách sạn sẽ có một quản lý tất cả công việc chung và các quản lý của từng bộ phận.

2. Chuẩn bị kiến thức về quản trị nhà hàng, khách sạn ở đâu?
Trước khi muốn xin việc làm nhà hàng, khách sạn, bạn cần phải có những kiến thức chuyên môn lẫn kỹ năng cần thiết. Tại Việt Nam hiện có rất nhiều trường cao đẳng, đại học đào tạo ngành quản trị nhà hàng, khách sạn uy tín. Tiêu biểu có thể kể đến như:
– Đại học Kinh tế quốc dân
– Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội)
– Đại học Thương mại
– Đại học Văn hóa Hà Nội
– Đại học FPT
– Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh
– Đại học Tôn Đức Thắng…
Học sinh có thể chọn thi đại học các khối: A, A1, C, D1 đến D6 để theo học ngành này.
3. Những công việc có thể làm sau khi học ngành quản trị nhà hàng, khách sạn
Cử nhân ngành Quản trị nhà hàng, khách sạn sau khi tốt nghiệp có thể làm:
– Tại các bộ phận khác nhau của một nhà hàng, khách sạn như: Lễ tân – Tiền sảnh, Buồng phòng, Bếp, Tổ chức yến tiệc, Nhân sự, Tài chính – Kế toán, Kinh doanh – Tiếp thị… hoặc làm vị trí quản lý các bộ phận này.
– Cán bộ điều hành, tiếp thị, tài chính, nhân sự tại các cơ quan nghiên cứu, kinh doanh du lịch trong lẫn ngoài nước.
– Tại các khu nghĩ dưỡng, khu vui chơi giải trí… với vị trí marketing, tài chính, nhân sự, hành chính…
– Các cơ quan quản lý, viện nghiên cứu về kinh tế, du lịch
– Giảng viên tại các cơ sở, trung tâm đào tạo, nghiên cứu về lĩnh vực du lịch…
KINH NGHIỆM XIN VIỆC LÀM NHÀ HÀNG, KHÁCH SẠN CHUẨN QUỐC TẾ
1. Tìm hiểu kỹ về nhà tuyển dụng
Đây là việc rất quan trọng, nhất là trước khi phỏng vấn. Bạn cần tìm hiểu rõ ràng các thông tin về nhà tuyển dụng, yêu cầu của họ đối với vị trí mà bạn đang ứng tuyển. Có thể chắt lọc và lưu lại những thông tin quan trọng để trao đổi thêm trong buổi phỏng vấn nhằm ghi điểm trong mắt họ.

2. Chuẩn bị hồ sơ ấn tượng
Công việc tại nhà hàng, khách sạn đòi hỏi kinh nghiệm thực tế rất nhiều, đặc biệt với những nhà tuyển dụng nước ngoài. Vậy nên nếu bạn không có bằng cấp chất lượng, hãy dùng kinh nghiệm, sự năng động và thái độ làm việc để lấy lại lợi thế.
Tất nhiên một bản CV ấn tượng trong bộ hồ sơ xin việc là không thể thiếu. Đây là nơi bạn thể hiện những kỹ năng, thành tích và kinh nghiệm của bản thân một cách hiệu quả nhất. Tuy nhiên cũng không nên liệt kê quá lan man mà gây ra tác dụng ngược.
Tham khảo mẫu CV xin việc làm nhà hàng, khách sạn và hướng dẫn viết rồi thực hành theo ngay tại đây.
3. Trang bị ngoại ngữ
Môi trường làm việc tại nhà hàng, khách sạn đem đến rất nhiều cơ hội tiếp xúc với khách hàng ngoại quốc. Vì vậy, giao tiếp lưu loát bằng ngoại ngữ, đặc biệt là Tiếng Anh là điều rất cần thiết. Kỹ năng này có thể sẽ được nhà tuyển dụng kiểm tra ngay tại buổi phỏng vấn bằng cách đưa ra một tình huống phát sinh trong nhà hàng, khách sạn để ứng viên giải quyết.
Ngoài ra, khi tham gia phỏng vấn xin việc làm nhà hàng, khách sạn, bạn cũng cần chú ý đến trang phục và giờ giấc. Tuyệt đối không nên đến muộn và ăn mặc xuề xòa. Điều này có thể ghi điểm xấu trong mắt nhà tuyển dụng rằng bạn là con người thiếu chuyên nghiệp.
Mong rằng những chia sẻ trên sẽ hữu ích trong việc ứng tuyển công việc tại nhà hàng, khách sạn của bạn!