Lỗi chính tả trong CV sẽ được kiểm soát khi bạn cẩn thận? Thế nhưng khoa học đã chứng minh chúng ta rất khó phát hiện lỗi chính tả trong CV của mình!?!
Hãy tưởng tượng bạn vừa mới hoàn thành xong CV sau cả tháng ròng nghiên cứu; và dự định ứng tuyển cho công việc mà mình yêu thích. Bạn đã dành rất nhiều công sức để trau chuốt từng câu chữ một cách tốt nhất để thể hiện đầy đủ suy nghĩ của mình. Sau đó, bạn đọc lại một lần nữa để tìm các lỗi chính tả; lỗi đánh máy; và bạn chắc rằng không còn lỗi nào trong văn bản của mình nữa.
Thế nhưng, khi bạn nộp cho NTD; điều đầu tiên họ nhận thấy không phải là những câu chữ đầy nhiệt huyết của bạn mà lại là những lỗi chính tả cơ bản. Tại sao vậy? Bạn đã đọc lại rất cẩn thận mà? Nếu đã từng có thắc mắc và gặp phải tình huống trên; các nhà khoa học đã có câu trả lời cho bạn.
Tại sao chúng ta không thể phát hiện lỗi của chính mình?
Để lý giải vấn đề trên, tiến sĩ Tom Stafford đã có một công trình nghiên cứu về lỗi chính tả được công bố trên tạp chí tâm lý học lâm sàng, số ra quý mới đây. Stafford hiện đang là giảng viên tâm lý học và khoa học hành vi tại Đại học Sheffield; một trong các trường Đại học hàng đầu lớn nhất vương quốc Anh. Theo tiến sĩ Stafford: “Nguyên nhân lỗi chính tả có thể bị người viết bỏ qua không phải bởi vì họ ngớ ngẩn hoặc thiếu thận trọng; mà nguyên nhân là những gì mà họ thực hiện là rất thông minh. Khi bạn viết, bạn đang cố gắng truyền đạt ý nghĩa của vấn đề. Đây là một hành vi cao cấp của con người.”
Đối với tất cả các nhiệm vụ cao cấp; não bộ của bạn sẽ tổng quát hóa nó theo hướng đơn giản hơn với các bộ phận cấu thành (như biến các chữ cái thành từ; gộp nhiều từ thành câu); để tập trung cho các nhiệm vụ khác phức tạp hơn (như cách kết hợp câu từ nhằm thể hiện những ý tưởng phức tạp).
Tham khảo ngay các mẫu CV chuyên nghiệp, ấn tượng và hoàn toàn miễn phí của TopCV tại: https://www.topcv.vn/mau-cv
Theo tiến sĩ Stafford: “Chúng ta không nắm bắt từng chi tiết một; chúng ta không phải là máy tính hoặc các cơ sở dữ liệu khổng lồ. Thay vào đó, chúng ta tiếp nhận thông tin bằng cảm giác; và kết hợp nó với những gì chúng ta mong muốn và trích xuất ý nghĩa của chúng. Nguyên nhân chúng ta không thể nhận thấy lỗi chính tả của chính mình; vì những gì chúng ta thấy trong văn bản đang “đấu tranh” với phiên bản đã tồn tại trong não của chúng ta.”
Sai sót có thể là một tiểu tiết nhỏ; như bị đảo các ký tự trong một từ như từ “quen” bị viết thành “qune”; hoặc “cha” lại viết là “cah”. Thậm chí những từ phức tạp có vai trò quan trọng để nêu bật ý nghĩa của bài viết cũng có thể mắc phải sai sót này.
Cách ứng xử bản năng của não khi đọc nội dung của mình và của người khác
Tại sao NTD lại có nhiều khả năng phát hiện ra lỗi chính tả trong nội dung mà bạn viết. Ngay cả khi bạn đang sử dụng những từ ngữ và khái niệm hết sức quen thuộc với tất cả mọi người; nhưng bộ não của họ vẫn còn mới mẻ trên “cuộc hành trình” tìm kiếm thông tin ẩn chứa đằng sau những câu chữ vô hồn của bạn. Do đó, NTD sẽ tự nhiên chú ý nhiều hơn đến các chi tiết trong quá trình đọc; và não họ vẫn chưa dự đoán được điểm đến cuối cùng cho tới khi họ đọc hoàn tất nội dung.
Làm cách nào để phát hiện ra sai sót trong văn bản của chúng ta?
Khi bạn đọc lại một văn bản đã hoàn tất; bạn hãy đánh lừa não rằng văn bản đó là hoàn toàn xa lạ. Tiến sĩ Stafford đề nghị rằng nếu bạn muốn dễ dàng phát hiện ra các lỗi chính tả của chính mình; hãy cố gắng tìm cách để văn bản đó không còn quen thuộc đối với bạn nữa. Một số mẹo có thể áp dụng như đổi màu phông nền hoặc hiệu quả hơn là in nó ra và đọc để kiểm tra hoặc làm bất cứ điều gì để văn bản đó trở nên “mới” hơn đối với não.
Nếu bạn vẫn chưa tin tưởng vào bản thân hãy nhờ bạn bè; hoặc chuyên gia như TopCV tư vấn cho bạn cả về nội dung lẫn hình thức. Tham khảo ngay các mẫu CV chuyên nghiệp, ấn tượng và hoàn toàn miễn phí của TopCV tại: https://www.topcv.vn/mau-cv
Tổng hợp