Mỗi nghề một mẫu CV: ngành bất động sản

CV ngành bất động sản

Với xu hướng phát triển rầm rộ của bất động sản như hiện nay, nếu bạn không thử tìm kiếm một cơ hội để trải nghiệm công việc nào đó trong ngành thì quả là một điều đáng tiếc. Hôm nay hãy để TopCV hướng dẫn bạn hoàn thiện một bản CV ngành bất động sản ấn tượng, nâng cao khả năng trúng tuyển công việc ưng ý nhé.

 

TOP VIỆC LÀM BẤT ĐỘNG SẢN HOT
Nhân viên kinh doanh Nhân viên Telesales
Nhân viên tư vấn Nhân viên chăm sóc khách hàng

 

CV ngành bất động sản
Cách viết CV ngành bất động sản thật ấn tượng

 

1. Mục tiêu nghề nghiệp và thông tin cá nhân

Tại phần này, bạn nên điền đầy đủ, trung thực một số thông tin cơ bản, và lưu ý một vài điểm sau:

Ảnh đại diện: chọn ảnh rõ mặt, nghiêm túc, chất lượng tốt, không nhòe mờ. Không nên dùng ảnh selfie.

– Thông tin cá nhân cơ bản bao gồm Họ tên, Ngày sinh, Số điện thoại, Email, Địa chỉ. Bạn có thể bổ sung thông tin khác nếu cần thiết.

Lưu ý: Nên sử dụng email tên thật của bạn để thể hiện sự chuyên nghiệp.

Ví dụ:

thanhphuongnguyen@gmail.com => nên

funnygirl_9x@gmail.com => không nên

Mục tiêu nghề nghiệp trong CV ngành bất động sản: Chỉ ra một cách rõ ràng và súc tích nhất mong muốn, mục tiêu ngắn hạn/dài hạn của bạn khi theo đuổi công việc này. Hãy cho nhà tuyển dụng thấy rằng bạn là người có chí hướng, có tầm nhìn. Đừng sao chép từ đâu đó một khuôn mẫu khi điền phần này. Lời khuyên đắt giá nhất chính là hãy thật lòng với chính bản thân mình.

CV ngành bất động sản
Mục tiêu nghề nghiệp là mục cần lưu ý

 

2. Học vấn

Điền tên trường/trung tâm và ngành bạn đã hoặc đang theo học, theo thứ tự từ gần nhất đến xa nhất. Lưu ý rằng không nên đưa cả quá trình học tập từ cấp 1, cấp 2, cấp 3 vào CV ngành bất động sản của bạn, vì nó không cần thiết.

Bất động sản là ngành ít có trường lớp nào đào tạo bài bản, phổ biến. Chuyên môn đa số là do làm thực tế mà tích lũy được. Vậy nên về cơ bản, bạn học ngành nào không quan trọng, quan trọng là bạn có nền tảng và kinh nghiệm liên quan đến ngành này hay không.

3. Kinh nghiệm làm việc

Liệt kệ theo thứ tự thời gian từ công việc gần nhất đến các công việc trước đó bạn đã từng làm. Mô tả các trách nhiệm chính một cách súc tích nhất. Đưa ra cả những thành tựu và kỹ năng bạn đạt được từ công việc này.

Trong trường hợp bạn đã làm qua nhiều công việc, hãy ưu tiên chọn lọc những việc có chuyên môn liên quan đến ngành bất động sản hay kỹ năng phục vụ trực tiếp cho vị trí đang ứng tuyển.

Ví dụ:

Nếu bạn muốn ứng tuyển vị trí nhân viên kinh doanh bất động sản, thì kinh nghiệm từng làm sales ở bất kỳ lĩnh vực gì cũng là một lợi thế.

Cv ngành bất động sản
Kinh nghiệm làm việc là mục rất quan trọng đối với một CV ngành bất động sản

 

4. Kỹ năng

Ngành bất động sản có rất nhiều vị trí với những chức năng, nhiệm vụ khác nhau. Hãy chọn lọc những kỹ năng liên quan nhất để đưa vào CV ngành bất động sản của bạn sao cho thích hợp, và làm bật lên được năng lực cá nhân.

Ví dụ:

Nếu ứng tuyển công việc nhân viên kinh doanh, kỹ năng giao tiếp, đàm phán là một lợi thế.

Nếu ứng tuyển vị trí quản lý dự án, kỹ năng quản trị, lãnh đạo là một lợi thế…

Phần kỹ năng ấn tượng chính là điểm cộng khác nếu bạn thiếu chuyên môn cũng như kinh nghiệm làm việc chưa được nhiều. Vậy nên đây cũng là phần nên chú trọng và chọn lọc kỹ lưỡng.

5. Một số thông tin khác trong CV ngành bất động sản

– Chứng chỉ, giải thưởng

– Sở thích

– Hoạt động ngoại khóa

– Tham chiếu

Đây đều là các mục tùy chọn, có thể thêm bớt nếu muốn.

Nhưng hãy luôn ghi nhớ rằng, mọi nội dung trên CV (bất kể ngành gì) đều cần phải ngắn gọn, súc tích, và gói gọn trong 1 trang A4 là tốt nhất. Không nên tham lam mà liệt kê dài dòng, rất có thể còn gây ra tác dụng ngược vì nhà tuyển dụng không có thời gian đọc hết CV của bạn đâu.

Nếu vẫn chưa hình dung rõ cách viết một bản CV ngành bất động sản như thế nào, bạn có thể tham khảo tại đây, rồi tạo ngay CV online nhanh chóng ở TopCV.

Chúc các bạn thành công!