Khoảng 4 – 6 năm về trước, tài chính ngân hàng là một trong những ngành học rất “hot”. Hiện nay, dù rất nhiều ngành khác như Marketing; Công nghệ thông tin lên ngôi thì tài chính ngân hàng vẫn không hề giảm sức hút. Vậy sự thực học tài chính ngân hàng có dễ xin việc?
1. Giới thiệu ngành tài chính ngân hàng
Tài chính ngân hàng là một ngành học thuộc khối kinh tế. Ngành học này liên quan đến các vấn đề vận hành hệ thống trao đổi lưu thông tiền tệ. Các hoạt động này gắn bó mật thiết tới chức năng của Ngân hàng và các công cụ tài chính được Nhà nước và Ngân hàng sử dụng. Liên quan đến tài chính ngân hàng còn có rất nhiều lĩnh vực chuyên sâu. Có thể kể đến như: Tài chính thuế; Tài chính bảo hiểm; Tài chính doanh nghiệp; Phân tích tài chính;…
Dù nền kinh tế có thay đổi ra sao, đây vẫn là ngành nghề cần thiết. Đó là bởi tài chính ngân hàng liên quan trực tiếp đến nền kinh tế vĩ mô, đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành và định hướng các chính sách tiền tệ.
2. Học tài chính ngân hàng được học những gì?
2.1 Kiến thức
Về kiến thức, người học ngành tài chính ngân hàng sẽ được học từ cơ bản đến nâng cao. Một số môn học điển hình của ngành này như: Kinh tế vi mô; Kinh tế vĩ mô; Nguyên lý kế toán; Nguyên lý thống kê; Phương pháp phân tích định lượng; Tài chính doanh nghiệp; Thị trường tài chính; Thẩm định tín dụng; Thanh toán quốc tế… Qua các môn học này, bạn sẽ có được các kiến thức cần thiết cho công việc về sau. Cụ thể:
- Có kiến thức về phân tích tài chính và đầu tư
- Nắm được kiến thức về cách hoạt động của các ngân hàng (Ngân hàng nhà nước, ngân hàng thương mại…)
- Có thể phân tích, dự báo các xu hướng tài chính nhằm đưa ra quyết định trong quản trị tài chính
2.2 Kỹ năng
Theo học ngành tài chính ngân hàng, học viên còn được trang bị những kỹ năng công việc cần thiết. Đặc biệt là các kỹ năng để có thể giao dịch với khách hàng như kỹ năng giao tiếp; kỹ năng đàm phán; kỹ năng thuyết phục khách hàng; kỹ năng quản lý thời gian; kỹ năng phân tích; kỹ năng làm việc nhóm; Tư duy phản biện…
3. Học tài chính ngân hàng có dễ xin việc? 5 lựa chọn nghề nghiệp hàng đầu
Học tài chính ngân hàng có dễ xin việc hay không phụ thuộc phần lớn vào bản thân mỗi người. Tuy nhiên, đây cũng là ngành học có cơ hội việc làm rộng mở. Sau khi học xong, bạn có thể thử sức với rất nhiều vị trí công việc tài chính ngân hàng dưới đây:
3.1 Chuyên gia phân tích tài chính là lựa chọn “số 1”
Chuyên gia phân tích tài chính là công việc phổ biến nhất với một sinh viên tài chính ngân hàng. Bạn sẽ phải phụ trách các công việc như:
- Đánh giá và phân tích hiệu quả đầu tư dự án
- Đọc hiểu các tài liệu pháp lý liên quan
- Phân tích số liệu về dòng tiền của tổ chức
- Đề xuất các điệu chỉnh cần thiết với hoạt động tài chính
Mức lương: 25 – 35 triệu vnđ/ tháng
3.2 Giao dịch viên chứng khoán
Giao dịch viên chứng khoán sẽ phải giao tiếp thường xuyên với khách hàng. Các nghiệp vụ yêu cầu như đóng mở tài khoản cho khách hàng; lưu ký chứng khoán; giới thiệu sản phẩm dịch vụ cho khách hàng; quản lý thông tin và giải đáp thắc mắc cho khách… bạn sẽ đều phải thông thạo.
Mức lương: đến 10 triệu vnđ/ tháng
3.3 Kế toán tổng hợp
Nếu thường xuyên xem các tin tuyển dụng việc làm kế toán, bạn sẽ thấy đây là vị trí rất “bận rộn”. Công việc của kế toán đòi hỏi bạn phải có làm với các con số: thống kế kế toán cho doanh nghiệp; kiểm tra quản lý các bút toán hàng ngày, các bút toán phát sinh; lập các báo cáo tài chính, quyết toán thuế; sắp xếp lưu trữ các tài liệu kế toán… Với các vị trí là quản lý, bạn còn phải thực hiện việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ kế toán viên cấp dưới mình.
Mức lương của kế toán tổng hợp rất đa dạng, tuỳ vào kinh nghiệm và năng lực. Với sinh viên mới ra trường làm kế toán, mức lương có thể khoảng 6 – 7 triệu vnđ/ tháng. Mức lương sẽ tăng dần theo tích lũy số năm kinh nghiệm và thực lực của bạn. Mức lương kế toán trưởng tại các công ty lớn có thể lên đến 80-100 triệu vnđ/tháng nếu làm việc cho các tập đoàn lớn
Việc làm kế toán - kiểm toán
3.4 Môi giới chứng khoán
Công việc này cũng có liên quan đến ngành tài chính ngân hàng. Tuy vậy cần phải có kiến thức cơ bản về chứng khoán và cơ chế thị trường. Như vậy bạn mới có thể nghiên cứu và phân tích thị trường; thực hiện nghiệp vụ môi giới chứng khoán; tư vấn danh mục đầu tư cho khách hàng; theo dõi cập nhật các thông tin về thị trường tiền tệ nhanh chóng và chính xác nhất.
Mức lương: 8 – 10 triệu vnđ / tháng
3.5 Công việc giảng dạy
Nếu là một người yêu thích và đam mê ngành học tài chính ngân hàng, bạn hoàn toàn có thể lựa chọn công việc giảng dạy. Việc là một giảng viên tài chính ngân hàng sẽ giúp bạn có cơ hội nghiên cứu sâu hơn về ngành và truyền đi đam mê của mình cho các thế hệ sau. Mức lương của giảng viên thường dao động từ 10 – 15 triệu vnđ/tháng
4. Chiến lược 3 bước theo đuổi ngành Tài chính – Ngân hàng
Để hiện thực hoá ước mơ làm trong ngành tài chính ngân hàng, hãy tập trung xác định lộ trình cho bản thân.
Bước 1: Xác định đam mê – bước đầu tiên và quan trọng nhất để “khởi nghiệp” thành công
Đam mê của mỗi người một khác. Tuy nhiên đam mê của bạn phải thực tế và khả thi thì mới có thể “khởi nghiệp”. Tài chính ngân hàng, hay công nghệ thông tin, kế toán viên, kiểm toán viên… được rất nhiều người lựa chọn. Đơn giản bởi đầy đều là vị trí có nhu cầu cao về nguồn nhân lực; đồng thời mang đến cơ hội phát triển, thăng tiến về sau. Nhiều bạn thậm chí đã thử sức mình ngay từ khi còn học phổ thông với các công việc buôn bán nhỏ lẻ. Đây là tín hiệu tốt, cho thấy bạn đã đam mê một lĩnh vực nào đó.
Bước 2: Tìm hiểu tố chất – điều quan trọng để tự tin theo đuổi ngành học
Nhiều người hay nói “đùa” là phải thích tiền mới học được kinh tế. Điều đó cũng không hoàn toàn đúng. Bởi mỗi ngành học yêu cầu một đặc trưng về yếu tố nhân lực khác nhau. Với Tài chính ngân hàng thuộc nhóm ngành kinh tế với tính chất “mở”, bên cạnh tố chất sẵn có bạn cần phải trang bị thêm các kỹ năng mềm. Ví dụ như kỹ năng ngoại ngữ để việc giao dịch quốc tế thuận lợi hơn, mở rộng cơ hội thăng tiến…
Bước 3: Chọn trường, chọn giải pháp xét tuyển thích hợp – “cập bến” đúng ngành mình yêu thích
Hiện nay, rất nhiều các trường có đào tạo ngành học Tài chính – Ngân hàng. Tuy nhiên những trường đào tạo kinh tế hàng đầu cả nước như ĐH Kinh tế quốc dân, ĐH Ngoại thương, ĐH Kinh tế TP.HCM, ĐH Kinh tế (ĐHQG), Học viện Ngân hàng… luôn có lượng sinh viên ứng tuyển cao.
5. Tìm việc làm ngành Tài chính – Ngân hàng
Như đã nói, Tài chính – ngân hàng là ngành luôn có nhu cầu cao về nhân lực. Hãy trang bị cho mình những kiến thức và kỹ năng cần thiết bằng cách check ngay cẩm nang xin việc ngành tài chính ngân hàng. Sau đó, hãy luôn cập nhật những tin tuyển dụng ngành tài chính ngân hàng mới nhất trên TopCV. Đây là nền tảng uy tín hàng đầu với mục đích kết nối ứng viên với nhà tuyển dụng nhanh chóng và hiệu quả.
Hy vọng với những chia sẻ trên của Blog TopCv, bạn đã biết học tài chính ngân hàng có dễ xin việc không? Để có thêm nhiều hơn các thông tin nghề nghiệp hữu ích, hãy theo dõi các chuyên mục khác trên Blog TopCV bạn nhé!