Trong bối cảnh thị trường ngày một cạnh tranh ngày càng gay gắt, các doanh nghiệp đều nỗ lực tăng doanh thu và phát triển hình ảnh thương hiệu. Để hiện thực những mong muốn này không thể không nhắc đến bộ phận Marketing. Đây là bộ phận nòng cốt không thể thiếu. Ngành marketing ngày càng có nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn. Vậy học ngành marketing thi khối nào, học marketing ra làm gì… tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.
1. Marketing là gì?
Theo “cha đẻ” của ngành Marketing hiện đại P.Kotler thì Marketing được hiểu là một quá trình xây dựng giá trị từ khách hàng và các mối quan hệ với khách hàng để doanh nghiệp có thể thu về lợi ích từ những gì mình tạo ra. Mục tiêu cao nhất của Marketing là trở thành chiếc cầu nối bền vững giữ khách hàng và doanh nghiệp. Vì thế hoạt động Marketing không chỉ là tiếp thị như nhiều người nghĩ. Tiếp thị chỉ là một phần nhỏ trong các hoạt động của ngành này.
Marketing là cả một quá trình đòi hỏi các doanh nghiệp đầu tiên phải có nguồn nhân lực chất lượng. Các marketer sẽ có trách nhiệm nghiên cứu, phân tích thị trường và tiềm lực của tổ chức mình. Từ đó, họ sẽ đưa ra các giải pháp hiệu quả nhất để xác lập vị thế của công ty trên thị trường rộng lớn.
2. Ngành marketing thi khối nào, học trường gì?
2.1 Ngành marketing thi khối nào?
Hiện nay, các tổ hợp môn phổ biến nhất được các trường áp dụng để xét tuyển ngành Marketing thông qua kỳ thi tốt nghiệp THPT là: A00 ( Toán, Lý, Hoá); A01 (Toán, Lý, Anh); D01 (Toán, Văn, Anh); D07 (Toán, Hóa, Anh).
2.2 Các trường đào tạo ngành Marketing tốt nhất hiện nay
Các trường đào tạo ngành Marketing top đầu cả nước bạn có thể tham khảo:
- Miền Bắc: ĐH Kinh tế quốc dân, ĐH RMIT, ĐH Ngoại Thương. ĐH Thương Mại, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông…
- Miền Trung: ĐH kinh tế – ĐH Đà Nẵng; ĐH kinh tế – ĐH Huế; ĐH Nha Trang
- Miền Nam: ĐH Kinh tế TP.HCM; Đại học Hoa Sen; ĐH Tài chính – Marketing (UFM); ĐH Kinh tế – Tài chính (UEF); ĐH Công nghệ TP.HCM…
3. Ngành Marketing học những gì?
3.1 Về kiến thức
Là một ngành học “top” hiện nay, Marketing được đào tạo ở rất nhiều trường ĐH trên cả nước. Khối ngành này có nhiều chuyên ngành nhỏ như: Quản trị Marketing, Truyền thông Marketing, Quảng cáo và Quản trị thương hiệu… Người học ngành Marketing sẽ được đào tạo bài bản hệ thống các kiến thức về Marketing hiện đại bao gồm:
- Nghiên cứu thị trường: bao gồm các yếu tố về khách hàng, đối thủ cạnh tranh…
- Xây dựng các mối quan hệ với khách hàng
- Thiết kế, tổ chức phân phối sản phẩm
- Định giá sản phẩm và quảng bá thương hiệu
- Tổ chức sự kiện
- Truyền thông, tiếp thị trực tiếp/ trực tuyến
3.2 Về kỹ năng
Bên cạnh những bài học lý thuyết, những người theo học ngành Marketing phải trau dồi rèn luyện các kỹ năng chuyên môn cần thiết. Ví dụ như khả năng nắm bắt tâm lý khách hàng; nhạy bén với thị hiếu khách hàng và hành vi tiêu dùng; khả năng phân tích nắm bắt được đối thủ cạnh tranh; kỹ năng thuyết phục khách hàng…
4. Học marketing ra làm gì? Triển vọng nghề nghiệp cho người học ngành Marketing
4.1 Triển vọng nghề nghiệp
Theo tiến trình hội nhập quốc tế sâu rộng, kinh tế Việt Nam đang ngày càng chuyển biến đa dạng hơn. Số lượng các doanh nghiệp phát triển ngành một nhiều hơn với đủ mọi hình thức kinh doanh buôn bán. Từ đó kéo theo nhu cầu nhân lực cho ngành Marketing cũng tăng cao. Bởi nhờ có Marketing mà học mới có thể đưa sản phẩm dịch vụ của mình tới gần với khách hàng hơn. Vì thế đây được đánh giá là ngành học lên ngôi trong nền kinh tế hiện đại.
Vậy học Marketing ra trường làm gì? Rất nhiều các cơ hội việc làm được mở ra cho những người học ngành Marketing. Các ngành nghề liên quan như chuyên viên SEO; copywriter; marketing researcher, tổ chức sự kiện,… co nhu cầu tuyển dụng rất lớn. Đây cũng là ngành học khá “mở” cho những “tay ngang” chưa có nhiều kinh nghiệm. Rất nhiều các startup, thậm chí là các tập đoàn lớn như Viettel, FPT… có các chính sách, chương trình đào tạo các thực tập sinh từ đầu. Như vậy sẽ là thách thức cho những ai trong ngành đồng thời mở ra cơ hội cho những bạn học trái ngành.
4.2 Các vị trí công việc liên quan đến Marketing
Người học Marketing sẽ có 2 sự lựa chọn làm việc. Thứ nhất là làm trong các Agency, thứ hai là làm việc Inhouse.
- Làm việc ở Agency
Agency là thuật ngữ chỉ các đơn vị chuyên cung cấp các dịch vụ Marketing cho các khách hàng. Vì thế, đối tượng khách hàng của TMO Agency sẽ là các công ty, tổ chức kinh doanh sản phẩm dịch vụ. Trong Agency, bạn có thể làm các vị trí như: Planner; Content Creator; Copywriter; Designer; Account…
- Làm việc Inhouse
Làm Marketing inhouse nghĩa là bạn sẽ làm ở các công ty client. Khi hoạt động trong bộ phận Marketing của một tổ chức nào đó, bạn sẽ có thể làm: nhân viên hoặc trợ lý Marketing; Chuyên viên nghiên cứu thị trường; Nhân viên quan hệ công chúng, Chuyên viên Marketing…
Ngoài những công việc nêu trên, nếu có năng lực hơn bạn có thể dần tiến đến các chức vụ lãnh đạo như trưởng phòng Marketing, Giám đốc Marketing…
>>> Xem thêm: Trade marketing là gì? Mô tả công việc trade marketing
5. Những tố chất cần rèn luyện để theo đuổi ngành Marketing
Nguyên tắc chọn ngành nghề đầu tiên đó là phải phù hợp với khả năng và đam mê của bản thân. Vì thế, bên cạnh việc trau dồi về kiến thức, nếu muốn hoạt động trong ngành Marketing bạn nên có những tố chất sau:
- Năng động, sáng tạo không ngừng
- Nhạy bén, linh hoạt với thị trường, có khả năng ứng biến
- Khả năng giao tiếp tốt
- Kỹ năng teamwork, tổ chức, lập kế hoạch tốt
- Có khả năng ngoại ngữ là lợi thế lớn
- Cầu tiến, biết quan sát và lắng nghe
Hiện nay, trên các trang tuyển dụng lớn như TopCV có rất nhiều việc làm marketing và marketing cũng luôn có kết quả tìm kiếm nhiều nhất. Vì thế để không bỏ lỡ những cơ hội việc làm cho bản thân, hãy theo dõi TopCV để được cập nhật tin tức tuyển dụng mới nhất và cực “hot” hàng ngày hàng giờ.
Qua bài viết trên, bạn chắc hẳn đã biết học marketing thi khối nào, ngoài ra là những cơ hội rộng mở về nghề nghiệp của ngành thời gian tới. Đừng quên cập nhật nhiều tin tức nghề nghiệp hữu ích khác trên Blog TopCV nhé!