Điểm danh 5 điều không nên nói với nhà tuyển dụng: Điều cuối cùng ai cũng mắc phải!

Điểm danh 5 điều không nên nói với nhà tuyển dụng: Điều cuối cùng ai cũng mắc phải!

Có những điều các ứng viên thấy vô hại hay bình thường, nhưng đối với nhà tuyển dụng, chúng có thể là “báo động đỏ” cho cơ hội để các bạn bước vào vòng tiếp theo. Một số cụm từ phổ biến bạn nghĩ vô thưởng vô phạt hay thậm chí còn hữu ích, nhưng trên thực tế, có thể khiến nhà tuyển dụng đặt câu hỏi liệu bạn có thực sự là người phù hợp với công việc hay không.

Nếu bạn không muốn nhà tuyển dụng có nhiều suy nghĩ hay quá bất ngờ về mình, bạn nên tránh ngay 5 cụm từ dưới đây để không gây ấn tượng xấu cho nhà tuyển dụng.

“Tôi có thể làm bất cứ điều gì”

Điểm danh 5 điều không nên nói với nhà tuyển dụng: Điều cuối cùng ai cũng mắc phải!

Đừng nghĩ rằng khi bạn sẵn sàng chấp nhận bất kỳ thử thách nào công ty đề ra sẽ khiến nhà tuyển dụng hứng thú hơn. Tuy nhiên, sự thật lại cho thấy sự trái ngược hoàn toàn. Hãy luôn nhớ rằng, các cuộc phỏng vấn không chỉ thể hiện rằng bạn muốn công việc như thế nào; mà ở đó bạn phải chứng minh được bạn là người thật sự phù hợp. Nói cách khác, bạn không nên sẵn sàng cam kết làm một việc gì đó mà trước hết, bạn cần phải hiểu biết và đam mê với những gì mình làm.

Ông DW Bobst, CEO của Trend HR gợi ý: “Hãy chia sẻ với nhà tuyển dụng công việc khiến bạn thoải mái nhất hoặc nền tảng sự nghiệp của bạn là gì, hoặc thậm chí những việc bạn chưa từng làm trước đây nhưng bạn đặc biệt hứng thú đến.” Ông cũng khẳng định rằng: “Sẽ không có một nhà tuyển dụng nào muốn chọn một ứng viên ngắn hạn luôn trong tâm thế sẵn sàng rời đi. Hãy chắc chắn rằng khi bạn rời khỏi buổi phỏng vấn, nhà tuyển dụng luôn có ấn tượng rằng bạn sẽ là một người có thể gắn bó lâu với công ty của họ.”

>> Xem thêm: Đừng tự biến mình thành “kẻ sáo rỗng” khi cứ mang những câu trả lời dập khuôn trên mạng đi phỏng vấn

“Tôi không thể chịu được công ty cũ của mình”

Điểm danh 5 điều không nên nói với nhà tuyển dụng: Điều cuối cùng ai cũng mắc phải!

Bạn có thể không có một trải nghiệm tuyệt vời với công ty cũ, nhưng việc than vãn hoặc nói xấu họ sẽ không giúp bạn ghi điểm chút nào trước nhà tuyển dụng.

Khi được hỏi về một vị sếp hoặc đồng nghiệp cũ, đừng bao giờ chê bai họ, Roy Cohen, huấn luyện viên sự nghiệp và là tác giả của cuốn The Wall Street Professional’s Survival Guide chia sẻ: Việc làm như vậy sẽ khiến nhà tuyển dụng sẽ hoài nghi rằng, liệu ứng viên sẽ nhận xét gì về họ nếu như họ không lựa chọn ứng viên này.

Bởi lẽ sau cùng, nếu một ứng viên đang “lén lút” nói xấu sau lưng công ty cũ của họ, về phía nhà tuyển dụng, họ sẽ phân vân liệu ứng viên có làm điều tương tự với công ty của mình hay không? Do đó, thay vì chia sẻ những điều bạn không hài lòng về lãnh đạo hay công ty cũ, hãy trình bày sự yêu thích của bạn với công ty bạn đang phỏng vấn, cho dù khía cạnh làm bạn hứng thú là văn hóa, tính chất công việc hay thử thách ở công ty này.

>> Xem thêm: Cách trả lời câu hỏi phỏng vấn: Tại sao bạn nghỉ việc ở công ty cũ?

“Tôi là một người luôn cầu tiến, học hỏi nhanh với kĩ năng lãnh đạo tốt”

Câu nói trên có thể gây hấp dẫn và cho thấy bạn là một ứng viên tiềm năng, nhưng nếu bạn đưa cho nhà tuyển dụng mà không đi kèm bất cứ dẫn chứng nào, thì rất tiếc, bạn đã mất đi toàn bộ điểm thuyết phục.

Điểm danh 5 điều không nên nói với nhà tuyển dụng: Điều cuối cùng ai cũng mắc phải!

Theo Laura MacLeod, huấn luyện viên lãnh đạo và nhà sáng lập From The Inside Out Project, “Câu nói trên thường thể hiện dấu hiệu của việc thiếu sự chính xác và tin cậy. Nhà tuyển dụng sẽ ngay lập tức đọc vị được ứng viên. Họ đã nghe hàng trăm lần câu nói này trước đó rồi, vậy nó còn có ý nghĩa gì với họ?”. Laura cũng đưa ra lời khuyên rằng: “Nếu bạn thật sự muốn áp dụng câu nói trên, hãy cố gắng phát triển nó bằng các ví dụ cụ thể về cách bạn đã giải quyết vấn đề, hợp tác và quản lý những xung đột phát sinh. Hãy trình bày và giải thích nó thay vì chỉ đặt tên cho nó.

Chẳng hạn nếu bạn muốn thể hiện kỹ năng lãnh đạo của mình, hãy nói về cách bạn ứng cử bản thân cho một dự án nhóm. Cố gắng cung cấp càng nhiều chi tiết càng tốt về những gì bạn đã làm, cách bạn đã làm và lý do tại sao phương pháp bạn làm tạo ra sự khác biệt.

“Công ty của anh/chị thuộc về lĩnh vực gì?”

Trong vòng phỏng vấn, nhà tuyển dụng sẽ hỏi bạn có câu hỏi nào cho họ không. Đây là cơ hội để bạn chứng minh sự hiểu biết, không phải là cơ hội để đặt câu hỏi mà bạn có thể dễ dàng tự mình tìm ra chỉ sau vài phút nghiên cứu. Elizabeth Becker, đối tác khách hàng và chuyên gia nghề nghiệp của công ty tuyển dụng PROTECH cho biết, đây là một dạng câu hỏi bẫy, chứng minh cho nhà tuyển dụng thấy bạn đã nghiên cứu về công ty kỹ như thế nào. Do đó, hãy khôn khéo sử dụng các câu hỏi này như một cách để chứng minh bạn đã làm một số “bài tập về nhà” trước khi đến buổi phỏng vấn.

Hình ảnh có liên quan

Chẳng hạn, bạn có thể thực hiện một số tìm hiểu về công ty và phát hiện ra rằng họ chủ yếu đặt mục tiêu nhắm vào các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMB). Trong trường hợp này, bạn hãy tận dụng khám phá của mình và chia sẻ với nhà tuyển dụng hiểu biết của bạn: “Tôi thấy khá hứng thú khi công ty mình phát triển phần mềm nhắm vào phân khúc SMB, không biết công ty đã có những kế hoạch nào để thực hiện các giải pháp doanh nghiệp?”.

>> Xem thêm: NHỮNG CÂU HỎI ĐẮT GIÁ ỨNG VIÊN NÊN HỎI NHÀ TUYỂN DỤNG

“Tôi muốn một công việc được trả mức lương ABC”

Mức lương và lợi ích kèm theo khá quan trọng, đóng vai trò quyết định trong việc liệu bạn có chấp nhận offer từ phía công ty hay không. Tuy nhiên, nếu bạn đưa ra mức lương quá chi tiết hoặc đặc quyền mà bạn muốn ngay trong buổi phỏng vấn thì lại quá sớm và rất dễ khiến nhà tuyển dụng cho rằng bạn khá tự phụ.

Khi chưa chắc chắn những gì công ty sẽ trả cho một vị trí, bạn nên cố gắng trao đổi ở mức an toàn lúc đầu. Bạn có thể tạo ấn tượng cho nhà tuyển dụng rằng bạn là người linh hoạt và dễ thương lượng các khoản lương bổng. Nếu bạn lọt vào vòng phỏng vấn cuối cùng, khi đó họ sẽ cho bạn biết công việc bạn làm được trả bao nhiêu.

Nhà tuyển dụng cũng có thể hỏi bạn mức lương mong đợi là bao nhiêu. Trong trường hợp này, bạn đừng chỉ đưa ra một con số sáo rỗng. Hãy cố gắng tìm hiểu với năng lực bạn có, liệu bạn xứng đáng nhận được điều gì từ công ty.

>> Xem thêm: Nghệ thuật đàm phán mức lương

Nếu bạn không biết mức lương nên được chi trả là bao nhiêu, hãy thử xem số năm kinh nghiệm bạn có; hoặc tham khảo tình hình chung trong ngành mà bạn ứng tuyển.

———————————————————————————————-