Đồng nghiệp “độc hại” không tạo ra giá trị cho tổ chức, khiến hiệu quả làm việc chung giảm sút.
Tại mỗi công sở đều có ít nhất một người sở hữu những đặc điểm của một đồng nghiệp “độc hại” như: lười biếng; thích thể hiện hơn người; thích buôn chuyện… Theo một nghiên cứu của trường kinh doanh Harvard, tính cách khó chịu nhất của nhóm người này là liên tục lan truyền sự tiêu cực. Nói cách khác, họ khiến những người xung quanh cảm thấy khó chịu, bị tổn thương…
Theo dữ liệu theo dõi hơn 50.000 nhân viên; kiểu đồng nghiệp “độc hại” là một mối nguy lớn đối với doanh nghiệp. Lý do là họ có thể khiến các nhân viên khác bỏ việc nhanh hơn, thường xuyên hơn. Dẫn đến sự thất thoát về chi phí đào đào tạo nhân viên; mất khách hàng; ảnh hưởng đến sự phát triển chung.
Làm cách nào để phát hiện ra họ?
Họ là những người thường có nhận xét không tích cực sau khi cuộc họp kết thúc về mọi ý tưởng; chủ đề đã được thảo luận. Họ tìm niềm vui trong việc sử dụng những lời chỉ trích và nhìn thấy sự bi quan của người khác; đem đến năng lượng tiêu cực cho những người xung quanh.
Chẳng hạn, khi ai đó đưa ý kiến rằng: “Tôi nghĩ phần mềm này sẽ thực sự giúp tăng năng suất làm việc chúng”; những người đồng nghiệp “độc hại” sẽ ngay lập tức nói rằng: “Ôi, công ty này chưa bao giờ áp dụng tốt công nghệ mới nào cả”. Họ không bao giờ đưa ra một ý tưởng nào khả thi hay một giải pháp thay thế nào cả.
Vậy họ có nên bị sa thải?
Một nghiên cứu từ LeadershipIQ, công ty tư vấn và nghiên cứu môi trường làm việc; đã phát hiện ra, trong 42% các tổ chức; người có thành tích cao thường ít khi tham gia ý kiến và ngược lại. Khi những người có tính cách tiêu cực bước vào phòng, họ hút hết năng lượng và sự lạc quan của người khác. Nhưng hầu hết mọi người thường ít phản ứng lại những đồng nghiệp như vậy.
Vậy, liệu có nên sa thải những người đồng nghiệp “độc hại” như vậy? Theo Dylan Minor, đồng tác giả nghiên cứu Harvard điều đó khá khó khăn. “Các nhà quản lý sẽ dễ nhận ra một điều rằng, những người như vậy lại có năng suất làm việc cao không ngờ. Họ thực sự đạt được mọi chỉ tiêu về công việc; và người quản lý sẽ nhìn nhận vấn đề theo hướng khác”, Dylan Minor nói.
Sự thật đáng buồn là hầu hết mọi người không phản ứng trước những đồng nghiệp “độc hại”. Họ hy vọng rằng ai đó sẽ lên tiếng và xử lý họ.
Giúp họ vượt qua sự tiêu cực
“Tôi tò mò, bằng chứng nào khiến bạn kết luận như vậy?”. Câu hỏi đơn giản này sẽ khiến những đồng nghiệp “độc hại” tiết lộ bằng chứng cho những diễn giải tiêu cực của họ; cho họ nhìn nhận lại mặt tích cực của vấn đề; đồng thời gửi một thông điệp cho những người xung quanh.
Sự tiêu cực rất dễ lây lan và điều quan trọng là phải cho mọi người thấy rằng không có lý do hợp lý cho sự tiêu cực đó.
(Theo Nhịp sống kinh tế)