6 món võ “hạ gục” đồng nghiệp xấu tính

Bí quyết hạ gục đồng nghiệp xấu tính

Một ngày nọ khi bạn phát hiện mình bị đồng nghiệp A nói xấu bạn với sếp mặc dù hai người rất thân thiết với nhau. Điều này khiến bạn vô cùng thất vọng và phẫn nộ, vậy làm thế nào để “hạ gục” đồng nghiệp xấu tính kia?

>>> Bí kíp giúp bạn thăng chức “vù vù”

>>> Liệu bạn có “đắt giá” như Iphone X?

Thực ra, ở bất kỳ công sở nào, việc các nhân viên nói xấu, ganh đua với nhau là điều khó tránh khỏi. Cách nhìn nhận, hành xử về sự việc này của mỗi người không phải ai cũng giống ai. Có người “dĩ hoà vi quý” đành “nhắm mắt làm ngơ bơ đi mà sống”; có người “máu nóng”, mất bình tĩnh lại cư xử thiếu hoà nhã với đồng nghiệp xấu tính. Dù đóng vai là “người bị hại”, nhưng việc bạn hành động bốc đồng khi phát hiện bị “đâm sau lưng” không những không thể “dìm” được “hung thủ”, mà còn gây ấn tượng không tốt với những đồng nghiệp khác.

Sau đây là 6 tuyệt chiêu khôn khéo giúp bạn có thể “dằn mặt” được với kiểu người “khó đỡ này” mà vẫn khiến mọi người nể phục.

  1. Thẳng thắn góp ý

Trong trường hợp bạn bị người đồng nghiệp thân thiết quay ra nói xấu, bạn nên cố gắng lắng nghe xem tại sao họ lại nói xấu mình, mình có đúng như họ nói thật hay không? Nếu đúng là bạn mắc sai lầm hoặc gây hiểu nhầm với ai, bạn nên tự mình nhận lỗi rồi sau đó thẳng thắn góp ý với đồng nghiệp xấu để họ việc cư xử tế nhị hơn, thay vì lôi tật xấu của bạn kể cho người khác.

  1. Đồng tâm hiệp lực

Với bản tính hay hay xăm xoi, xét nét, người đồng nghiệp xấu không chỉ cảm thấy “khó ở” với mình bạn mà họ còn cảm thấy “khó ở” với không ít người trong công ty. Vì vậy, “hạ gục” đồng nghiệp xấu bằng cách tụ tập những người “cùng bị hại”, trực tiếp gặp mặt và giải quyết vấn đề với họ là một tuyệt chiêu đầy tính thuyết phục. Như vậy, đồng nghiệp xấu sẽ khó có thể chối cãi.

  1. Không so đo thiệt hơn

Bí quyết hạ gục đồng nghiệp xấu tính

Mỗi người là một bản thể khác biệt, có những nét đặc trưng và cá tính riêng. Dù bất kể là ở đâu thì việc so sánh mình với người khác cũng luôn khiến cho bản thân trở nên tiêu cực. “Biết mình biết ta – trăm trận trăm thắng”, luôn hiểu rõ bản thân và đối phương thì sự quyết đoán cũng như hành động của bạn sẽ sáng suốt hơn nhiều. Cách tốt nhất bạn nên ứng xử chính là im lặng ngay khi người khác có ý định bắt đầu vấn đề bằng cách so sánh người này người kia.

  1. Luôn là người đi trước

Hãy chắc chắn rằng, bản thu hoạch sau chuyến công tác cả tháng trời mà bạn vất vả ngược xuôi đã được cất giữ và sao lưu kỹ càng. Bởi nếu không cẩn thận rất có thể người đồng nghiệp xấu sẽ nhân cơ hội để ăn cắp hoặc phá hoại thành quả của bạn. Phải luôn cẩn trọng và đặc biệt là không nên tiết lộ bí mật hoặc những điều bạn không muốn công khai, với những người đồng nghiệp xấu.

  1. Nhân hậu là vàng

Thẳng thắn góp ý cho đồng nghiệp xấu tính

Theo Career Bliss, mỉm cười là cách “giải trừ vũ khí” quan trọng nhất nhằm vào đối phương mà bạn có thể sử dụng khi đối phó với những đồng nghiệp xấu tính. Sự việc đã đành, thay vì tức giận, mắng mỏ đồng nghiệp xấu, bạn nên tỏ thái độ tích cực để nhìn nhận vấn đề. Nếu làm được điều này, có lẽ đồng nghiệp xấu sẽ không còn nói được bạn nữa.

  1. Úm ba la, sếp mau hiện ra!

Sau khi đã làm đủ mọi cách mà vẫn không khiến cho đồng nghiệp xấu thay đổi tâm tính thì “phương pháp cứu sinh” – Sếp, được coi là tuyệt chiêu có uy lực nhất. Dù là người cứng đầu tới đâu nhưng một khi sếp ra mặt, “kẻ xấu tánh kia” cũng sẽ phải ăn năn hối cải, nếu như không muốn bị rơi vào “danh sách đen”.

“Cây ngay không sợ chết đứng”! Dù có bị đồng nghiệp xấu “hãm hại” nhưng nếu là người luôn làm tốt công việc, cư xử hoà nhã với mọi người và không ngừng hoàn thiện bản thân thì không ai có thể “dìm” được bạn. Nhớ rằng “đồng nghiệp nói ngả nói nghiêng, lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân”, bạn nhé!

Để biết thêm những công ty có môi trường thân thiện và chuyên nghiệp, tham khảo tại đây: https://www.topcv.vn