Có gì trong mẫu CV tham khảo dành cho nhân viên kế toán tài chính?

Có gì trong mẫu CV tham khảo dành cho nhân viên kế toán tài chính?
Có gì trong mẫu CV tham khảo dành cho nhân viên kế toán tài chính?

Không những phù hợp với người đã đi làm, mẫu CV Kế toán tài chính dưới đây còn dành cho các sinh viên mới ra trường. Chúc bạn sẽ sớm được nhà tuyển dụng chủ động săn đón!

Mẫu CV nhân viên kế toán tài chính

Khác với những ngành nghề khác, kế toán mảng tài chính là công việc đặc thù, đòi hỏi những kỹ năng và kinh nghiệm khác biệt. Công việc chính của kế toán là đi xử lý các thông tin về kế toán, kiểm toán hay các vấn đề về thu chi tài chính và phân tích các số liệu kế toán để thực hiện các báo cáo cũng như gửi cho ban giám đốc những thông tin tài chính của công ty. Do đó, mẫu CV nhân viên kế toán tài chính tốt phải thể hiện được những kỹ năng, chứng chỉ, kinh nghiệm liên quan.

Mẫu CV nhân viên kế toán tài chính dưới đây là mẫu CV sẽ làm nổi bật kinh nghiệm, các kỹ năng và dự án mà bạn tự hào nhất. Tùy theo phong cách cá nhân, công ty bạn ứng tuyển để thay đổi nội dung, màu sắc và thiết kế cho phù hợp.

CV kế toán tài chính
Mẫu CV Kế toán tài chính

CV xin việc nhân viên kế toán tài chính nên viết như thế nào cho chuẩn?

Phần thông tin cá nhân 

Đây là phần quan trọng giúp cho doanh nghiệp có thể liên lạc với bạn để mời phỏng vấn và thông báo kết quả. Do đó, hãy điền những thông tin cá nhân của mình bao gồm: Họ tên, ngày/tháng/năm sinh, địa chỉ hiện tại, SĐT, Email, Tài khoản mạng xã hội.

CV xin việc nhân viên kế toán tài chính nên viết như thế nào cho chuẩn?
CV xin việc nhân viên kế toán tài chính nên viết như thế nào cho chuẩn?

Nên: 

  • Dùng địa chỉ email thật và nghiêm túc, tránh dùng “changngok123@gmail.com”. 
  • Số điện thoại là số thường xuyên sử dụng, được cập nhật mới nhất.
  • Ảnh đại diện có thể nhìn thấy khuôn mặt trực diện, nghiêm túc.

Phần mục tiêu nghề nghiệp

Qua phần mục tiêu nghề nghiệp, nhà tuyển dụng có thể đọc vị xem bạn có mục tiêu phát triển không? Có sự logic trong lộ trình phát triển của mình không? Khả năng gắn bó lâu dài với công ty đến đâu?…Do đó, hãy suy nghĩ kỹ xem mình muốn gì và trở thành ai trong tương lai.

Một CV có mục tiêu nghề nghiệp tốt khi: 

  • Chia mục tiêu nghề nghiệp thành ngắn hạn, dài hạn. Ví dụ: “Lấy bằng MBA hoặc CPA, tổ chức bộ máy kế toán trong 1 năm tới. Trở thành CFO hoặc chuyên gia trong lĩnh vực tài chính – Kế toán trong 3 năm. Trở thành giám đốc điều hành chi nhánh…”
  • Mục tiêu bản thân gắn liền với mục tiêu của công ty, ví dụ: “tối ưu TSCĐ (Capex) và thuế nhà thầu, tối ưu vốn lưu động…”

>>> Xem thêm: Bảng mô tả công việc kế toán tổng hợp chi tiết nhất 2021

Phần học vấn

Tại phần này, bạn chỉ cần điền đúng và đủ những thông tin về Trường, ngành (Năm bắt đầu – Năm kết thúc) Điểm GPA là được. Nếu bạn có những đề án, nghiên cứu khoa học (liên quan đến Kế toán) thì hãy liệt kê ra nhé. 

Không nên: 

  • Đưa quá trình học cấp 1,2 vào.
  • Đưa những khoá học không liên quan đến chuyên ngành kế toán. Ví dụ: Khoá lập kế hoạch Marketing, khoá Bán hàng chuyên nghiệp.

Phần kinh nghiệm làm việc

Đây là phần quan trọng nhất của 1 CV ứng tuyển bởi qua phần này nhà tuyển dụng sẽ biết được năng lực thực sự của bạn đến đâu, có đáp ứng được những tiêu chí của một kế toán tài chính hay không.

Một CV có kinh nghiệm làm việc tốt khi liệt kê được những công ty, vị trí công việc đã từng làm, đi kèm với trách nhiệm chuyên môn và thành tích đạt được. Đừng quên đưa vào những thuật ngữ chuyên ngành kế toán ( tiền mặt, tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn, chỉ số tài chính, lợi nhuận thuần, doanh thu thuần…) 

Hãy tham khảo ví dụ sau: 

CÔNG TY CỔ PHẦN TOPCV VIỆT NAM (3/2017 – 5/019)

Nhân viên Kế toán 

  • Kiểm tra đối chiếu số liệu giữa các đơn vị nội bộ, dữ liệu chi tiết và tổng hợp.
  • Kiểm tra các định khoản các nghiệp vụ phát sinh.
  • Kiểm tra sự cân đối giữa số liệu kế toán chi tiết và tổng hợp.
  • Hạch toán các khoản thu-chi, báo cáo thuế và lập quyết toán
  • Hỗ trợ xử lý bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và các báo cáo tài chính khác theo đúng quy định của pháp luật và công ty về hướng dẫn tài chính và kế toán.
  • Báo cáo kết quả kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, Thuyết minh báo cáo tài chính cho ban lãnh đạo.
  • Hỗ trợ kế toán trưởng trong việc chuẩn bị kết toán hàng tháng/hàng năm
  • Hỗ trợ các dự án kế toán khác khi cần thiết.
  • Cập nhật dữ liệu tài chính trong cơ sở dữ liệu 

Thành tích đạt được: 

  • Tối ưu 20% chi phí thuế trong tháng đầu tiên. 
  • Tối ưu 30% vốn lưu động.
  • Giúp công ty tiết kiệm 100 triệu/năm nhờ đề xuất …

Phần kỹ năng chuyên môn

Đây là phần giúp CV của bạn nổi bật hơn những CV xin việc kế toán khác. Để tránh những thông tin không cần thiết làm loãng nội dung CV, bạn phải cân nhắc và lựa chọn 4-6 kỹ năng chuyên môn mà nhà tuyển dụng cần ở một kế toán tài chính. Đừng quên nhấn mạnh tính cam kết bảo mật thông tin.

Một số kỹ năng chuyên môn mà kế toán tài chính cần có:

  • Thành thạo tin học văn phòng (Excel, Word, Powerpoint…)
  • Thành thạo các phần mềm kế toán (Sage, MISA, FAST)
  • Thành thạo lập Báo cáo tài chính, báo cáo thuế
  • Kỹ năng phân tích, quan sát, tổng hợp
  • Kỹ năng giao tiếp và truyền đạt. 
  • Kỹ năng đưa ra dự báo

Phần chứng chỉ, giải thưởng liên quan 

Đối với một nhân viên kế toán, kinh nghiệm thực tiễn và chứng chỉ liên quan sẽ là hai yếu tố quan trọng để nhà tuyển dụng quyết định có gọi mời phỏng vấn hay không. Nếu bạn chưa có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này, hãy sử dụng chứng chỉ, bằng cấp liên quan để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng.

Ví dụ: 

  • Hoàn thành nghiệp vụ kế toán thuế tại trung tâm kế toán ABC năm 2018
  • Chứng chỉ lập báo cáo tài chính năm 2017 
  • Chứng chỉ CPA Việt Nam (Certified Public Accountants)
  • Bằng CIMA trong Kế toán quản trị doanh nghiệp

Phần hoạt động ngoại khóa

Đây là phần “cứu cánh” cho các bạn sinh viên mới ra trường khi chưa có nhiều kinh nghiệm kế toán. NTD có xu hướng quan tâm đến ứng viên phù hợp với văn hoá công ty hơn kinh nghiệm. Do đó, đừng bỏ qua mục này nếu không muốn CV bị rớt ngay vòng sàng lọc. 

Ví dụ: 

  • Tham gia tổ chức các buổi offline về Kế toán, Tài chính
  • Tham gia các khoá đào tạo về Luật

Lưu ý khi trình bày CV xin việc kế toán tài chính

  • CV ngắn gọn, súc tích: Nên gói gọn mọi thông tin trong 1 trang A4. Hạn chế thông tin thừa, không liên quan đến vị trí kế toán.
  • Sử dụng thông tin chính xác: Hình ảnh thật, địa chỉ email nghiêm túc vào CV để thể hiện sự chuyên nghiệp.
  • Sắp xếp các thông tin về học vấn, kinh nghiệm làm việc theo thứ tự thời gian
  • Không sai chính tả, ngữ pháp: Sử dụng phông chữ Arial, Times New Roman, Tahoma…để tạo cảm giác thân thiện.
  • Căn lề CV chuẩn, có khoảng trống cho mắt “nghỉ” ( 2,5 centimet mỗi bên).
  • Lưu ý: In màu khi đi phỏng vấn
Lưu ý khi trình bày CV xin việc kế toán tài chính
Lưu ý khi trình bày CV xin việc kế toán tài chính

Trên đây là những tổng hợp của chúng tôi về cách viết CV cho vị trí kế toán tài chính. Bạn có thể tham khảo mẫu CV do chúng tôi giới thiệu hoặc truy cập vào TopCV để có thể tự tạo những mẫu CV đẹp độc và lạ. Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm kiếm việc làm nhân viên kế toán cùng vô số vị trí việc làm hấp dẫn khác. Hãy truy cập vào TopCV ngay bạn nhé!