Chuyên gia nhân sự 15 năm kinh nghiệm chia sẻ 8 bí quyết chinh phục nhà tuyển dụng ngay từ vòng phỏng vấn

Chuyên gia nhân sự 15 năm kinh nghiệm chia sẻ 8 bí quyết chinh phục nhà tuyển dụng ngay từ vòng phỏng vấn

Một buổi phỏng vấn thường có nhiều câu hỏi về ưu điểm và khuyết điểm của ứng viên. Bạn chắc chắn không nên nói dối, cũng không nên quá thật thà, khuyết điểm gì cũng kể ra hết. Dưới đây là 8 bí quyết trả lời thông minh nhất để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng qua lời khuyên của một chuyên gia nhân sự có 15 năm kinh nghiệm tuyển dụng.

1. Hiểu biết rõ chính mình

Có nhiều người cho rằng việc này là không cần biết, nhưng bạn lại quên mất một điều, giới thiệu về bản thân là một bước quan trọng và luôn có mặt trong mọi cuộc phỏng vấn.

Chuyên gia nhân sự 15 năm kinh nghiệm chia sẻ 8 bí quyết chinh phục nhà tuyển dụng ngay từ vòng phỏng vấn

Có một số ứng viên, rõ ràng CV ghi rất “đắt giá”, và kinh nghiệm được ghi đều là những kinh nghiệm thực tế mà họ từng trải qua, thế nhưng chẳng hiểu sao khi được phỏng vấn, họ lại không thể nói được gì nhiều.

Muốn khắc phục điều này, tôi có vài lời khuyên cho bạn:

Xem kĩ lại nội dung đã ghi trong CV, đảm bảo rằng bạn có thể nắm những điều cơ bản mà mình đã ghi. Không cần trả lời y nguyên trong đó, nhưng ít nhất cũng phải rõ ràng, không được quá trái ngược.

Chỉ kể những kinh nghiệm có giá trị. Những công việc làm trong thời gian quá ngắn thì không cần nói.

Chuẩn bị trước câu hỏi mà bạn sẽ hỏi ngược lại HR sau buổi phỏng vấn.

++ Tham khảo kỹ năng phỏng vấn chuyên nghiệp 2019

2. Tìm hiểu kĩ về công ty và buổi phỏng vấn sắp tới

Khi nhận được điện thoại hoặc email thông báo gọi đi phỏng vấn, chúng ta cần hỏi kĩ và xác nhận những thông tin sau:

Thời gian, địa điểm phỏng vấn.

Tên công ty, chức vụ.

Số điện thoại người mình cần liên lạc khi đến nơi.

Người phỏng vấn là ai?

Cần chuẩn bị những tài liệu, giấy tờ gì?

Ngoài ra, chúng ta có thể tự tra trên mạng hoặc hỏi nhân sự về những vấn đề như: Loại hình công ty, sản phẩm đang vận hành, giao thông có thuận tiện không, đồng phục cần mặc khi đến phỏng vấn,…

3. Bạn có ưu điểm gì?

Trả lời sai cách: tính cách vui vẻ, đoàn kết với đồng nghiệp, có tinh thần cầu tiến… Muốn vào công ty làm, tất nhiên bản thân bạn phải có sẵn những yếu tố này. Việc kể lại những điều này là điều không cần thiết.

Một buổi phỏng vấn có rất ít thời gian, bạn cần liệt kê ra tầm 3 – 5 ưu điểm của bản thân, năng lực và kinh nghiệm, cũng như mục tiêu trong thời gian tới.

Bước này rất quan trọng, nó giúp bạn chứng minh với nhà tuyển dụng rằng: Bạn là người phù hợp với công việc này!

4. Bạn có khuyết điểm gì?

Có ưu điểm thì chắc chắn cũng phải có khuyết điểm, nhưng làm thế nào để có thể nêu khuyết điểm một cách “hoàn mỹ”. Không quá giả dối, thiếu chân thực, cũng không quá thật thà, làm hỏng “hình tượng”, ảnh hưởng đến buổi phỏng vấn?

Bạn có thể nói là: Tuổi tác hơi lớn, học lực không cao bằng ứng viên khác, hoặc kinh nghiệm chưa nhiều,… Sau khi nói xong phần nhược điểm, nên chốt lại bằng một câu bày tỏ bản thân nhất định sẽ cố gắng khắc phục và tiến bộ hơn từng ngày.

5. Bạn có yêu cầu gì về mức lương sau này?

Cách trả lương của mỗi công ty không giống nhau. Thế nên, bạn có thể lịch sự hỏi HR về vấn đề lương cử, phúc lợi, sau đó là mức lương được dự tính trả cho vị trí này.

Nếu bạn cảm thấy cả buổi phỏng vấn, đôi bên nói chuyện rất thuận lợi, bạn nắm chắc mình sẽ được nhận, vậy có thể đề nghị được nhận mức lương cao hơn. Nếu cảm thấy mình chỉ phỏng vấn được bình thường thôi, vậy hãy chấp nhận mức lương như đã thỏa thuận là được rồi.

6. Bạn có kế hoạch nghề nghiệp nào cho tương lai hay không?

Muốn trả lời được câu hỏi này, hãy tự hỏi bản thân muốn phát triển ở đâu, theo hướng nào?

Ví dụ: Nếu bạn đang phỏng vấn cho vị trí thiết kế kỹ thuật, và được nhà tuyển dụng hỏi về kế hoạch trong tương lai.

Nếu bạn đáp: “Tôi thích làm kỹ thuật, mấy năm gần đây cũng đã làm được nhiều công ty, nên tôi tin chắc công ty nhất định sẽ nhìn thấy biểu hiện xuất sắc của tôi. Và tương lai, công ty nhất định sẽ tăng lương, thăng chức cho tôi.”

Nếu trả lời như vậy, bạn rất khó nắm chắc phần thắng. Hãy nói rằng:

“Mục tiêu trước mắt của tôi là cố gắng hết sức cải thiện và nâng cao trình độ kỹ thuật của mình, giành được nhiều thành quả tốt cho công ty. Trong tương lai, tôi hi vọng sự nghiệp bản thân được ổn định, và tôi có thể hoàn thành xong lý tưởng của mình…”

7. Còn có vấn đề gì cần hỏi nữa không?

Hầu như khi kết thúc mỗi buổi phỏng vấn, HR đều sẽ hỏi câu này.

Hãy nhớ rằng, lúc này là bước quan trọng để thể hiện rõ sự hiểu biết của bạn về vị trí ứng tuyển và tính chuyên nghiệp của cá nhân bạn. Do đó, bạn cần đặt ra một câu hỏi không quá khó, nhưng mức độ sâu sắc, phù hợp với mục tiêu vị trí mà bạn từng nói.

8. Cuối buổi phỏng vấn: Chào tạm biệt, và ra về sau cùng

Sau buổi phỏng vấn, nhất định phải bày tỏ lòng cám ơn với nhà tuyển dụng, đồng thời bày tỏ tinh thần ham học hỏi và quyết tâm làm tốt công việc của bạn.

Chờ mọi người ra khỏi phòng, bạn có thể đi ra cuối hoặc đi cùng họ ra ngoài. Đừng hấp tấp, chen ngang, hay vội vã chạy ra ngoài đầu tiên như khi còn đi học, nghe chuông báo hết giờ thì vội xô đẩy chạy đi trước.

Điều đó là không nên, nếu đã biểu hiện tốt từ đầu đến giờ thì đến cuối cùng cũng phải lịch sự. Dù có đậu hay không đi nữa, cũng sẽ để lại ấn tượng tốt trong mắt nhà tuyển dụng.