Theo khảo sát mới đây của một chuyên trang cung cấp các sản phẩm quản trị doanh nghiệp, 65% doanh nghiệp tại Việt Nam dự kiến chuyển đổi số trong tuyển dụng vào năm 2021. Điều này đồng nghĩa với việc các bạn ứng viên cần thay đổi, “chuyển mình” để thích nghi với xu hướng tuyển dụng hiện đại này. Bài toán đặt ra ở đây là ứng viên cần thay đổi thế nào, thích nghi ra sao để không bị “đào thải” hay tụt hậu dẫn tới thất nghiệp? Để có câu trả lời, bạn cần hiểu được từ phía doanh nghiệp, chuyển đổi số sẽ mang tới những thay đổi gì với quy trình tuyển dụng để có những điều chỉnh nhất định cho bản thân? Tất cả sẽ được TopCV thông tin trong bài viết dưới đây!

Chuyển đổi số trong tuyển dụng: Ứng viên chuyển mình thế nào để theo kịp xu hướng?

1. Chuyển đổi số trong tuyển dụng là gì?

Doanh nghiệp muốn phát triển bền vững thì công tác quản trị nguồn nhân lực luôn cần được đẩy mạnh. Điều này khiến các doanh nghiệp vô cùng chú ý đến tuyển dụng – bước đầu tiên trong hoạt động quản trị nhân sự. Tuy nhiên trong thời đại cách mạng công nghệ 4.0 bùng nổ, một số hoạt động tuyển dụng truyền thống đã không còn phù hợp nữa. Thay vào đó, các doanh nghiệp tìm đến những nền tảng công nghệ mới để giải quyết bài toán hóc búa này.

Trước khi nói đến chuyển đổi số trong tuyển dụng, hãy tìm hiểu về bản chất của chuyển đổi số trong doanh nghiệp. Chuyển đổi số nói đến quá trình doanh nghiệp ứng dụng công nghệ (digitalize) vào tất cả các khía cạnh từ kinh doanh đến quản trị, vận hành. Nếu đạt hiệu quả, hoạt động này sẽ thay đổi toàn diện (transformation) cách thức mà một doanh nghiệp hoạt động, tăng hiệu quả hợp tác, tối ưu hóa năng suất làm việc và mang lại giá trị cho khách hàng.

Từ đó, chúng ta có thể hiểu: Chuyển đổi số trong tuyển dụng là quá trình các doanh nghiệp ứng dụng công nghệ vào hoạt động tuyển dụng như tìm kiếm ứng viên, sàng lọc CV, đánh giá năng lực ứng viên, phỏng vấn…  Nếu đạt hiệu quả, hoạt động này sẽ thay đổi toàn diện cách thức mà một doanh nghiệp tuyển dụng, tăng hiệu quả tuyển dụng, tối ưu năng suất của bộ phận tuyển dụng và nâng cao trải nghiệm ứng viên.

Chuyển đổi số trong tuyển dụng: Ứng viên chuyển mình thế nào để theo kịp xu hướng?

2. Chuyển đổi số trong tuyển dụng – xu hướng tất yếu của doanh nghiệp trong tương lai

Trong thời kỳ phát triển thịnh vượng của công nghệ, ứng dụng công nghệ vào các hoạt động quản trị, vận hành và tuyển dụng, các doanh nghiệp chắc chắn không nằm ngoài xu hướng chung của thế giới. Việc chuyển đổi số trong tuyển dụng cũng giúp quy trình tuyển dụng nhanh hơn, tìm kiếm, tiếp cận ứng viên chuẩn xác hơn, nâng cao trải nghiệm tuyển dụng cho ứng viên. Các doanh nghiệp từ đó xây dựng thương hiệu tuyển dụng tích cực, với mục đích cuối cùng là đem lại hiệu quả cho hoạt động tuyển dụng của doanh nghiệp.

Đặc biệt trong những trường hợp nguy hiểm không lường trước được như dịch bệnh, chẳng hạn như COVID-19 thời gian qua, chuyển đổi số trong hoạt động doanh nghiệp chính là giải pháp hàng đầu giúp doanh nghiệp giải quyết được bài toán thiếu hụt nhân sự. Ở phía ứng viên, những lo lắng về thất nghiệp sẽ được xoa dịu.

Tại Việt Nam, một số doanh nghiệp tiêu biểu đã tiến hành chuyển đổi số trong tuyển dụng có thể kể đến TopCV, Base.vn, MGLand…

Chị Vũ Ân Hà – Trưởng phòng Hành chính Nhân sự MGLand chia sẻ: “Việc chuyển số trong công tác tuyển dụng, đào tạo, lương, chính sách đãi ngộ, văn hoá doanh nghiệp,… giúp công tác hành chính, nhân sự được thực hiện hiệu quả hơn bao giờ hết.”

Chuyển đổi số trong tuyển dụng: Ứng viên chuyển mình thế nào để theo kịp xu hướng?

Đối với ứng viên, việc chuyển đổi số trong tuyển dụng của các doanh nghiệp có tác động tích cực đến thói quen ứng tuyển so với trước đây. Trí tuệ nhân tạo AI chủ động gợi ý CV ứng viên phù hợp với tiêu chí của nhà tuyển dụng. Điều này đồng nghĩa với việc thay vì phải tìm kiếm công việc dựa trên những tin đăng trên các website tuyển dụng, ứng viên có thể được nhà tuyển dụng chủ động kết nối ngay khi đăng tải CV lên hệ thống. Ứng viên hoàn toàn yên tâm nhận được những đánh giá công bằng nhất từ nhà tuyển dụng khi chuyển đổi số loại bỏ hoàn toàn những yếu tố chủ quan, cảm tính. Việc đánh giá năng lực qua hệ thống bài thi thông minh, phỏng vấn qua video cũng giúp ứng viên tiết kiệm thời gian, công sức.

Có thể nói, chuyển đổi số trong tuyển dụng đang dần trở thành xu hướng tất yếu trong các doanh nghiệp. Với những ưu điểm không cần bàn cãi về tối ưu hiệu quả quy trình tuyển dụng, chuyển đổi số chính là giải pháp hàng đầu được các doanh nghiệp sử dụng để tiết kiệm chi phí, thời gian và nguồn lực.

Đứng trước sự thay đổi này, ứng viên cần làm gì để bắt kịp xu hướng tuyển dụng hiện nay?

3. Để theo kịp xu hướng, ứng viên cần chuẩn bị những gì?

Chuẩn bị CV cho vòng sàng lọc

Các giải pháp chuyển đổi số khiến nhà tuyển dụng thay đổi thói quen tìm kiếm và sàng lọc CV ứng viên. Jon Christiansen, Tiến sĩ, Giám đốc quản lý tại Công ty nghiên cứu Marketing Sparks Research cho biết: “AI đang xử lý các quy trình trước đây thường tốn khá nhiều thời gian để nhà tuyển dụng chọn lựa hồ sơ. Các nhà tuyển dụng không còn phải ngồi trước hàng ngàn hồ sơ ứng viên để chọn. Họ cũng có thể tối ưu nhất quá trình tuyển dụng và tìm được nhân tài phù hợp.”

Điều này đồng nghĩa với AI sẽ khiến quá trình viết CV của ứng viên trở nên cạnh tranh hơn rất nhiều. Bởi giờ đây, công cụ này đòi hỏi phải tập trung vào việc cá nhân hoá dữ liệu cho công việc đăng tuyển thay vì gửi một bản CV chung cho rất nhiều vị trí khác nhau. Ở các vị trí này, các nhà tuyển dụng và quản lý tuyển dụng có thể đọc và tìm kiếm sự liên quan của bất kỳ kỹ năng hoặc thành tích nào trong hồ sơ của ứng viên với các vị trí đăng tuyển mà họ có. Trong khi đó, AI chỉ quan tâm đến việc sơ yếu lý lịch của ứng viên có phù hợp với các kỹ năng được yêu cầu cho công việc bạn ứng tuyển.

Chuyển đổi số trong tuyển dụng: Ứng viên chuyển mình thế nào để theo kịp xu hướng?

Giải pháp cho ứng viên có thể kể đến một số cách thức dưới đây:

  • Mỗi một công việc hãy viết một bản CV mới: Ứng viên nên viết CV bám sát vào bản mô tả công việc. Mô tả công việc có thể chứa một số keyword, “manh mối” về những gì công cụ tuyển dụng đang tìm kiếm. Bạn nên tập trung vào các tag, từ khóa và luồng văn bản; đó là nơi để hệ thống gợi ý CV của bạn cho nhà tuyển dụng cũng như là tiêu chí sàng lọc của công cụ BOT chọn lọc CV.
  • Tìm hiểu rõ và viết đúng chức danh vị trí ứng tuyển: AI không phải là một công cụ sàng lọc có tính dự đoán quy mô lớn, vì vậy hãy viết đúng chức danh ứng tuyển để bạn không bị loại bỏ khỏi vòng sàng lọc CV của nhà tuyển dụng.
  • Không sử dụng biểu đồ: Và đừng thêm biểu đồ hay bất cứ thứ gì đồ họa, những công cụ sàng lọc CV không thể đọc được những bảng biểu hay sơ đồ.
  • Kiểm tra chính tả cẩn thận
  • Đính kèm thư xin việc (cover letter) khi gửi CV: Khi CV đã được xử lý bởi máy móc, cover letter là cơ hội để bạn được giao tiếp, nói chuyện trực tiếp với người quản lý tuyển dụng, trình bày về những mục tiêu, kế hoạch và kinh nghiệm của bản thân bạn.

>> Xem thêm: Viết CV thế nào để chinh phục công cụ BOT tuyển dụng?

Việc lựa chọn một mẫu CV có layout rõ ràng, thông tin được chia làm các mục hợp lý, dễ đọc là điều vô cùng cần thiết khi các doanh nghiệp sử dụng công cụ sàng lọc CV thay vì lọc CV một cách thủ công. TopCV sở hữu kho CV chuyên nghiệp, miễn phí, phù hợp với nhu cầu ứng tuyển các vị trí khác nhau, tương tác trực quan, dễ dàng chỉnh sử thông tin. Layout được sắp xếp hợp lý, bố cục chặt chẽ, phân bổ thông tin rành mạch, thuận lợi khi các công cụ sàng lọc CV được sử dụng trong quy trình tuyển dụng

Phỏng vấn

Trong quá trình chuyển đổi số với các hoạt động tuyển dụng, những vòng phỏng vấn online sẽ được tổ chức thường xuyên hơn. Các ứng dụng công nghệ hiện nay cho phép nhà tuyển dụng tiến hành phỏng vấn ứng viên ở bất cứ đâu, kể cả cách nửa vòng Trái Đất. Một số ứng dụng mà nhà tuyển dụng có thể sử dụng là: Zoom, Skype, Google Hangout,… 

Để có sự chuẩn bị tốt nhất cũng như phần thể hiện hoàn hảo tại vòng phỏng vấn qua video, bạn có thể tham khảo một số bí quyết sau:

  • Thiết lập không gian chuyên nghiệp cho vòng phỏng vấn: Tạo cho mình một không gian làm việc gọn gàng, ngăn nắp, và đặc biệt phải yên tĩnh, không bị ai làm phiền. 
  • Test kĩ phần mềm, chất lượng cam, góc máy và âm thanh trước khi phỏng vấn
  • Đặt tên user là tên thật của mình
  • Chuẩn bị trang phục thanh lịch như đi phỏng vấn trực tiếp 
  • Chuẩn bị sẵn bản cứng của CV: Nhà tuyển dụng sẽ đặt ra rất nhiều câu hỏi dựa trên những thông tin mà bạn viết trong CV, và nhiều người sẽ cần có một bản CV trước mắt để follow câu hỏi của Nhà tuyển dụng và nắm bắt câu hỏi nhanh hơn. Việc không in bản cứng CV mà để CV ở 1 tab khác, sau đó bật qua bật lại sẽ khiến ánh mắt của bạn không còn tập trung vào người phỏng vấn, tạo nên một hình ảnh không chuyên nghiệp. Chưa kể việc chuyển tab qua lại như vậy có thể đem lại rủi ro như lag mạng, treo máy,… làm gián đoạn buổi phỏng vấn.
  • 10 phút trước giờ phỏng vấn, hãy bật cam lên và tập dượt thử để xem mọi thứ bạn chuẩn bị đã sẵn sàng chưa, kể cả bản thân bạn 

Tham gia kiểm tra năng lực

Để đánh giá chất lượng ứng viên có đáp ứng được vị trí công việc hay không, các doanh nghiệp trong thời kỳ chuyển đổi số sẽ tiến hành sử dụng các bài kiểm tra năng lực ứng viên. 

Bởi các thông tin được liệt kê trên sơ yếu lý lịch không còn đủ để nhà tuyển dụng xác định chính xác về kỹ năng và kinh nghiệm của ứng viên. Theo một khảo sát của HireRight, 85% nhà tuyển dụng đã phát hiện ra những điểm không trung thực trong hồ sơ ứng tuyển của ứng viên. 

Chuyển đổi số trong tuyển dụng: Ứng viên chuyển mình thế nào để theo kịp xu hướng?

Theo báo cáo của Talent Board, có đến 82% các công ty toàn cầu hiện nay đã và đang sử dụng các bài kiểm tra năng lực. Các chuyên gia nhân sự hàng đầu cho biết: các bài kiểm tra năng lực là thước đo giúp doanh nghiệp đánh giá nhân sự một cách toàn diện: không chỉ về kiến thức, kỹ năng chuyên môn mà còn là các kỹ năng mềm, đặc điểm tính cách và sự phù hợp với văn hóa doanh nghiệp.

Thông thường, doanh nghiệp sẽ sử dụng các kiểu bài kiểm tra năng lực như sau để đánh giá ứng viên: Kiểm tra kiến thức chuyên môn; Trắc nghiệm trí tuệ; kiểm tra văn hoá. Việc chọn riêng một hoặc tập hợp loại bài kiểm tra sẽ phụ thuộc vào tính chất và mục đích của từng doanh nghiệp.

Bài kiểm tra kiến thức chuyên môn: 

Các doanh nghiệp sẽ tiến hành kiểm tra kiến thức chuyên môn của bạn thông qua bộ đề thi tập hợp các câu hỏi kiến thức, câu hỏi giải quyết vấn đề chuyên môn của vị trí. Bạn sẽ chỉ được giải quyết trong một khoảng thời gian giới hạn.

Bạn có thể tham khảo một trong những câu hỏi trong bài kiểm tra năng lực chuyên môn lĩnh vực sales dưới đây: 

Chuyển đổi số trong tuyển dụng: Ứng viên chuyển mình thế nào để theo kịp xu hướng?

Bài trắc nghiệm trí tuệ

Các bài test IQ/EQ thường được các doanh nghiệp áp dụng phổ biến hơn, bởi đây là phương pháp kiểm tra trí tuệ tổng hợp của ứng viên đo lường khả năng tính toán số học (IQ), khả năng suy luận logic, năng lực hành vi và cách xử lý các tình huống (EQ) của mỗi cá nhân.

Các bài kiểm tra kiểu này thường được thiết kế rất sát sao với năng lực của ứng viên để đánh giá chính xác tiềm năng và mức độ phù hợp của mỗi ứng viên với vị trí tuyển dụng. Đặc biệt, có những bài kiểm tra còn có khả năng xác định được năng khiếu của bạn, giúp doanh nghiệp biết bạn mạnh ở điểm nào, mảng nào để bồi dưỡng đào tạo năng lực.

Bài kiểm tra mức độ phù hợp văn hóa

Bài kiểm tra mức độ phù hợp văn hoá giúp doanh nghiệp đánh giá mức độ phù hợp của bạn đối với văn hoá nội bộ của họ. Từ đó, nhận định tiềm lực phát triển trong môi trường làm việc mới. 

Một số ví dụ về bài kiểm tra văn hóa mức độ phù hợp văn hóa doanh nghiệp:

Ứng viên cần làm gì?

  • Thăm dò bộ phận nhân sự cho bạn biết sơ lược về những gì sẽ được kiểm tra: Trưởng phòng có thể nói cho bạn biết một vài khái niệm cơ bản mà bạn có thể gặp trong quá trình đánh giá. Bạn có thể đặt những câu hỏi như:  “Em có thể làm gì để chuẩn bị cho bài kiểm tra này?” hoặc “Em sẽ thực hiện bài kiểm tra về loại chủ đề nào?”
  • Tập làm bài kiểm tra tính cách trực tuyến: Việc thực hành những bài kiểm tra tương tự sẽ giúp ứng viên làm quen với kiểu đề thi và cách trả lời phù hợp. 
  • Trả lời câu hỏi một cách nhất quán. Trong bài kiểm tra đánh giá năng lực, các nhà tuyển dụng thường đưa ra những câu hỏi tương tự nhau khoảng vài lần thông qua các cách diễn đạt khác nhau. Nếu không trả lời một cách nhất quán, bạn sẽ mất điểm trong mắt nhà tuyển dụng
  • Xem lại bất kì kỹ năng toán học nào có khả năng bạn sẽ được kiểm tra: Thực hành giải một số bài toán mẫu ít nhất 1 giờ 1 ngày để chuẩn bị cho bài kiểm tra. Nếu bạn cần cải thiện kỹ năng của mình nhanh hơn, hãy tăng thời gian luyện tập. 
  • Luyện tập kỹ năng viết nếu bạn cần cải thiện. Thực hành kỹ năng ngữ pháp, chính tả, và đánh máy khi cần. Trau dồi những kỹ năng này ít nhất 1 giờ/ngày để chuẩn bị cho bài kiểm tra, hoặc hơn nếu cần thiết.
  • Rèn luyện kỹ năng làm việc với phần mềm mà công việc yêu cầu. Nếu bản tin quảng cáo tuyển dụng yêu cầu sự thành thạo đối với chương trình phần mềm cụ thể, thì bạn cần chứng tỏ khả năng thành thạo của bản thân trong bài kiểm tra. 
  • Tìm hiểu kỹ lưỡng về thông tin doanh nghiệp để trả lời được những câu hỏi liên quan đến văn hoá, sản phẩm của doanh nghiệp

Biết mình biết ta, trăm trận trăm thắng. Chỉ khi ứng viên nắm được quy luật của “cuộc chơi” chuyển đổi số trong tuyển dụng của doanh nghiệp mới có thể có những bước chuẩn bị tốt nhất để bước vào thị trường tuyển dụng khắc nghiệt hiện nay.