“Chịu được áp lực” là cụm từ thường xuyên xuất hiện trong các yêu cầu tuyển dụng từ nhiều doanh nghiệp. Cũng vì thế, trong CV và hồ sơ của ứng viên đây được coi là một trong những kỹ năng được nhắc đến nhiều nhất. Vậy bạn có thật sự là người “chịu áp lực tốt” như bạn đã viết trong CV?
Sự thật rằng hiện nay người trẻ đang sống với hàng tá áp lực của cuộc sống. Áp lực cơm áo, gạo tiền, áp lực từ những mối quan hệ bạn bè, yêu đương, đồng nghiệp..; và cả áp lực phải trường thành. Họ cũng là những người dễ “bùng nổ dữ dội” nhất bởi những vấn đề cá nhân. Thế nhưng, tại sao xong CV cá nhân, hầu hết ứng viên nào cũng tự tin khẳng định, bản thân là người “có khả năng làm việc dưới áp lực tốt”? Phải chăng bạn đang hiểu sai khái niệm này?
++ Tham khảo mẫu CV chuẩn cho nhân viên công sở
Theo khoa học, áp lực là trạng thái sức khỏe và tinh thần ở mức thấp nhất khiến người ta cảm thấy lúc nào cũng khó khăn, mệt mỏi khi đối diện với bất kỳ việc gì trong cuộc sống. Trong công việc, người đi làm sẽ luôn cảm thấy chán nản mỗi khi nhắc đến công việc. Họ không còn tìm thấy đam mê hay hứng thú như những ngày đầu; thay vào đó là sự căng thẳng triền miền.
Tuy nhiên, đôi khi với áp lực vừa đủ sẽ giúp con người làm việc hiệu quả hơn; thậm chí khai phóng, mở rộng tiềm năng con người lên một tấm cao mới. Cũng giống như trái tim không thể chịu quá nhiều áp lực; nhưng nó vẫn cần áp lực ở mức nhất định nhằm thúc đẩy lưu thông máu tốt hơn.
Đối với những con người thực sự có khả năng “làm việc dưới áp lực”; họ phải là người đã được tôi luyện qua rất nhiều môi trường; với nhiều dạng áp lực khác nhau mới có thể tự tin khẳng định. Hiếm khi một sinh viên mới ra trường; hay nhân viên cấp độ “junior” lại có kinh nghiệm làm việc dưới áp lực. Thực tế cũng cho thấy, cùng một loại áp lực; nhưng người thì cảm thấy nhẹ nhàng, người lại không thể chịu đựng được.
Thế nên, áp lực hay không là tùy thuộc vào suy nghĩ, cũng như giới hạn mỗi người. Có một điều chắc chắn rằng, bạn chưa bao giờ chạm tới giới hạn cùng cực như bạn vẫn nghĩ. Khả năng của con người là vô tận, càng chịu nhiều áp lực; bạn sẽ dần cảm thấy những chuyện bản thân từng chật vật trải qua đều là chuyện nhỏ. Ví như khi bước chân vào kỳ thi đại học, nhiều thí sinh sợ hãi, thậm chí còn “trầm cảm” vì áp lực. Nhưng đến khi đi làm, ai cũng công nhận; đại học chỉ là thử thách nhỏ trong cuộc sống đầy thách thức, cũng như cơ hội này. Chúng ta ngồi lại và cười to khi nghĩ đến bản thân mình từng khóc lóc “thảm thương” vì điểm kém.
Chị X năm nay 24 tuổi, tốt nghiệp đại học được gần hai năm, nhưng chưa thật sự làm ở đâu được quá 2 tháng. Lý do của chị là “không phù hợp với môi trường công sở”. Chắc hẳn, bạn gặp không ít người như kể trên. Một nhân viên nhảy việc có thể vì nhiều lý do, nhưng nếu họ nhảy việc quá nhiều thì vấn đề nằm ở chính họ. Chẳng hạn, chị X mặc dù tuyên bố bản thân không thích làm việc môi trường 8 tiếng công sở gò bó. Nhưng, chị cũng chưa bao giờ tự lập kế hoạch cho một công việc theo ý thích và bắt đầu. Mỗi lần chị ứng tuyển việc mới thì đó vẫn là làm tại doanh nghiệp với môi trường công sở ngột ngạt mà chị ghét?!
Lý giải cho điều này là bởi, chị X không chịu được áp lực chứ không hẳn là chị ghét môi trường công sở. Mỗi lần tìm việc chị lại hy vọng nơi làm mới sẽ tốt và thoải mái hơn chỗ cũ. Những người như chị X thực chất là không thể đương đầu với những trách nhiệm của sự trưởng thành. Không sẵn sàng đón nhận thách đố từ cuộc đời, nhận lãnh nỗi đau, rèn ý thức kỉ luật; từ bỏ những ấu trĩ và cố chấp của bản thân, rời xa sự tự do của lối sống phóng túng.
Vì vậy, nếu bạn ở trong trường hợp trên, dù bạn đang trốn tránh áp lực công việc; nhưng bạn cũng đang đối mặt với áp lực phải trưởng thành, bạn từ chối trưởng thành. Trưởng thành thì khó hơn nhiều so với thi đại học; và có những người dành cả cuộc đời để trưởng thành. Mỗi khi nghĩ đến “cuộc tháo chạy” thì bạn cần hiểu rằng cuộc khủng hoảng này đây chính là khúc quanh của cuộc đời, là điều phải vượt qua.
Khi có ý định nghĩ việc, hãy trả lời duy nhất câu hỏi sau đây: Bạn đã thực sự cố gắng chưa? Bất cứ khi nào chúng ta thoái lui vì không thể đương đầu; thì cũng là lúc ta rơi vào “cái bẫy”. Từ đó về sau dù ta tự bịt mắt và tưởng rằng mình đã đi rất xa; nhưng thực chất ta vẫn còn đang loanh quanh trong cuộc trốn chạy.
Khi đi xin việc, rất nhiều ứng viên ghi trong CV rằng mình có khả năng làm việc dưới áp lực. Thế nhưng khi được hói lý do tại sao nghỉ việc; nhà tuyển dụng lại nhận được câu trả lời đầy mâu thuẫn. Vì doanh số bị ép quá cao, vì không hợp với môi trường; hay vì không hòa hợp được với đồng nghiệp. Những lý do ấy không hề sai, nhưng sẽ thật không hợp lý; nếu trước đó bạn tự nhận mình làm việc tốt dưới áp lực.
++ Mẫu CV chuyên nghiệp, dễ sử dụng cho dân viên công sở
Thị trường tuyển dụng hiện nay “màu mỡ” cho ứng viên mới ra trường hơn nhiều trước đây. Bạn có thể dễ dàng tìm thấy các tin tuyển dụng với mức thu nhập cao cho ứng viên mới ra trường. Thế nhưng, nhà tuyển dụng vẫn luôn có sự ưu tiên hơn cho những ứng viên có kinh nghiệm.
Không chỉ những người có kinh nghiệm, những ứng viên đã từng có kinh nghiệm thi thố qua các cuộc thi của trường, lớp, thành phố hay quốc gia. Mặc kệ người ta luôn nói “giải thưởng chỉ là một tờ giấy khen; tôi trượt nhiều cuộc thi nhưng năng lực của tôi vẫn hơn”. Thực tế, các thí sinh tham gia càng nhiều cuộc thi sẽ càng có độ cọ xát cao. Thêm vào đó, tinh thần quyết tâm, quyết thắng và chịu áp lực của họ luôn cao hơn người khác. Mặt khác, họ không bao giờ than vãn, kêu gào; thay vào đó họ dành thời gian để học hỏi và cố gắng mỗi ngày.
Nói như vậy, không có nghĩa là ứng viên mới ra trường, ít kinh nghiệm nên cảm thấy tự ti về bản thân. Nếu bạn phù hợp với công việc, nhà tuyển dụng sẽ nhìn ngay ra những tố chất đó. Tuy nhiên, trước khi thực sự đi làm, hãy rèn luyện cho bản thân tinh thần thép, một thái độ làm việc chuẩn.
++ Việc làm hấp dẫn từ doanh nghiệp uy tín
Theo khảo sát, 75% người trẻ đều tự nhận mình đang bị stress, hay thậm chí là trầm cảm. Họ cho phép mình được nghỉ ngơi, chìm đắm trong thế giới riêng của bản thân. Sống như thế nào là quyền của mỗi người, nhưng khi chính những người “trầm cảm”, “stress” ấy đi khám, lại được trả về kết quả hoàn toàn bình thường.
Chúng ta không làm việc như một cỗ máy hay robot. Đi làm, hưởng lương và hoàn thành nhiệm vụ được giao là việc hoàn toàn bình thường trong cuộc sống mỗi người. Mâu thuẫn với đồng nghiệp, bị sếp trù dập, đồng nghiệp nói xấu sau lưng cũng chỉ là những vấn đề thường ngày. Mỗi cá nhân, mỗi công việc hay mỗi độ tuổi đều có áp lực của riêng mình. Khi áp lực, hãy quan sát những người ít may mắn hơn chúng ta xem họ có stress không? Những người bệnh tật, những người đang đứng trước cửa tử, họ có stress không? Những người đang thất nghiệp, cơm không đủ ăn mỗi ngày, họ có stress không?
Chúng ta không hề yếu đuối như bản thân vẫn nghĩ. Không chỉ vậy, xung quanh ta cũng có rất nhiều mỗi quan hệ sẵn sàng lắng nghe khi cần. Gia đình sẵn sàng đón ta trở về vòng tay trong phút giây mệt mỏi nhất. Những người bạn sẵn sàng “nhậu tới bến” mỗi khi ta cảm thấy bị bỏ rơi. Vậy lý do gì để bạn thu mình và tự nhận vào mình những căn bệnh “tưởng tượng”.
Chúng ta có năng lực, chúng ta đang đi làm hưởng lương và may mắn hơn rất nhiều người khác trên thế giới này. Hãy cố gắng nghĩ tích cực, bớt tự tạo áp lực cho bản thân; học cách coi mọi thứ thật nhẹ nhàng để cuộc sống trở nên dễ dàng hơn!
Ngay cả những người bản lĩnh nhất cũng mắc phải 4 áp lực vô hình này tại công sở