Buổi phỏng vấn thành công hay thất bại đôi khi chỉ phụ thuộc vào cách bạn trả lời câu hỏi kinh điển này.
Bằng cách chuẩn bị trước và suy nghĩ thấu đáo, câu trả lời này sẽ giúp bạn thiết lập uy tín, thuyết phục nhà tuyển dụng và chứng minh được giá trị của bạn đối với công ty. Dưới đây là các tips giúp bạn tận dụng thời cơ này!
Hiểu rõ mục tiêu của câu hỏi
Mọi hành vi đều bắt đầu từ động lực; một khi hiểu rõ điều gì thúc đẩy ai đó, bạn có thể tận dụng thông tin đó để tác động đến ý kiến và suy nghĩ của họ về bạn. Vậy nhà tuyển dụng hy vọng đạt được điều gì khi đặt câu hỏi “tại sao bạn muốn làm việc ở đây?”
Đây là những gì họ muốn thấy trong câu trả lời của bạn:
– Thái độ nhiệt tình đối với vị trí ứng tuyển và công ty. Đây có lẽ là mục đích quan trọng nhất khiến họ đưa ra câu hỏi.
– Giá trị bạn mang lại phải phù hợp với văn hóa của doanh nghiệp.
– Bằng chứng cho thấy bạn đã tìm hiểu về công ty và tôn chỉ mục đích của họ.
– Tính xác thực và sự kiên định. Bạn cần tránh những câu trả lời mơ hồ dạng như : “Tôi muốn được thử thách bản thân”
Một câu trả lời lý tưởng có thể giải quyết tất cả những vấn đề trên và củng cố niềm tin rằng bạn chính là người mà họ đang tìm kiếm. Mặc dù nghe có vẻ phản trực giác, nhưng các câu hỏi phỏng vấn hầu như không bao giờ là về riêng cá nhân bạn, mà chúng là về những gì bạn có thể làm cho doanh nghiệp. Vì vậy, hãy tận dụng cơ hội, cố gắng đóng khung câu trả lời để làm nổi bật khả năng của bản thân.
++ Tham khảo các kỹ năng phỏng vấn chuyên nghiệp 2019
Làm thế nào để có câu trả lời thông minh, phù hợp với tình huống?
Chẳng có câu trả lời nào là phù hợp với mọi người và mọi hoàn cảnh . Nhưng có một vài chiến lược có thể được áp dụng để giúp bạn chuẩn bị cho mình một câu trả lời thật tốt.
1, Tập trung vào sự phù hợp về văn hóa.
Hãy chú ý quan sát khi bạn bước vào công ty và văn phòng phỏng vấn. Trong quá trình tương tác của bạn với các nhân viên khác, bạn có nhận được tín hiệu nào không? Đó là nơi im lặng tuyệt đối, hay nơi các đồng nghiệp có thể thoải mái trao đổi?
Bạn đã biết gì về các chính sách của công ty mà có thể làm sáng tỏ văn hóa của họ, chẳng hạn, họ có lực lượng từ thiện không? Doanh nghiệp có khuyến khích mọi người đóng góp ý kiến cá nhân và hạn chế quan liêu?
Hãy dựa vào đó và cá nhân hoá câu trả lời của mình, để người phỏng phấn cảm thấy bạn là người phù hợp.
Câu trả lời tham khảo:
“Trong thời gian có hạn của mình tại văn phòng, có thể nói đây chính là môi trường có thể giúp tôi phát triển mạnh. Khi anh/chị nói công ty chủ trương nuôi dưỡng tinh thần kinh doanh, điều đó thực sự gây được tiếng vang với tôi. Tôi đang tìm kiếm cơ hội để có thể làm chủ công việc của mình. Vì vậy, một công ty khuyến khích sự đổi mới và không bị trói buộc là điều tôi đang tìm kiếm.
Tôi đã dành vài phút trong sảnh chờ và có thể thấy nguồn năng lượng tích cực tỏa ra từ văn phòng. Mọi người đang cùng nhau hợp tác và làm việc với tinh thần lạc quan vui vẻ. Tôi nghĩ rằng điều này phản ánh các giá trị bình đẳng tại công ty. Tôi thực sự thích cách mà mọi người đóng góp ý tưởng.”
>> Xem thêm: Muốn biết mình có hợp với công ty mới hay không, xem ngay 4 mẹo đánh giá văn hóa công ty này!
2, Nhấn mạnh danh tiếng của công ty
Tìm hiểu về danh tiếng của công ty trong ngành. Ví dụ, nếu bạn nói chuyện với một nhân viên nhân sự về các khoá đào tạo mà họ tham gia trong thời gian công tác tại công ty, bạn có thể tham khảo điều này.
Câu trả lời tham khảo:
“Ban đầu tôi bị lôi kéo vào vị trí này vì tôi đã nghe rất nhiều phản hồi tích cực về các chương trình đào tạo nội bộ. Tôi đã nói chuyện với những người làm việc với công ty và tôi đã luôn ấn tượng với trình độ chuyên môn của họ.
Năm ngoái tại một workshop, một thuyết trình viên của [Tên công ty] đã trình bày về trí tuệ nhân tạo và tác động của nó đối với ngành công nghệ sinh học. Tôi đã hoàn toàn bị choáng ngợp và thuyết phục.
Tôi rất vui mừng nếu có cơ hội làm việc cho một công ty mà có môi trường học tập giúp kích thích tạo ra sự đổi mới và phát triển chuyên nghiệp.”
3, Phản hồi của bạn với sản phẩm hoặc dịch vụ của công ty
Những sản phẩm hoặc dịch vụ nào mà doanh nghiệp cung cấp? Nếu bạn chưa phải là khách hàng, hãy đăng ký một khóa dùng thử hoặc một sản phẩm thử nghiệm. Nếu bạn có trải nghiệm tốt, hãy cân nhắc đưa phản hồi đó vào câu trả lời. Đây có thể là xuất phát điểm ưu thế giải thích lý do tại sao bạn muốn làm việc tại đây và nhà tuyển dụng sẽ rất ấn tượng với ý kiến của bạn.
Câu trả lời tham khảo:
Khi tôi nghe về ứng dụng mới của công ty, tôi đã tự mình dùng thử. Tôi ngay lập tức ấn tượng với thiết kế giao diện người dùng trực quan và điều hướng liền mạch, và tôi đã thấy rõ tầm nhìn của công ty: xây dựng trình quản lý mật khẩu giúp mọi người bảo mật thông tin an toàn.
Nếu là Giám đốc Sản phẩm, tôi có thể làm cho ứng dụng này hiệu quả hơn nữa bằng cách cải thiện chức năng giữa các thiết bị. Với quy trình đồng bộ hóa tốt hơn và nhận dạng trường dữ liệu, [Tên công ty] có thể nâng cao trải nghiệm người dùng và tăng số lượt tải về.
Tôi đã phát triển các tính năng tương tự cho [Nhà tuyển dụng trước], điều này đã giúp tăng 28% mức độ tham gia của người dùng. Tôi thích sản phẩm này và tôi rất mong được hợp tác để khiến nó thành công hơn nữa”.
4, Xác định vị trí của bạn trong bối cảnh mục tiêu của doanh nghiệp
Xem xét các trang web, trang truyền thông và tin tức, tìm kiếm các sản phẩm mới ra mắt và bất kỳ dấu hiệu nào về kế hoạch phát triển công ty trong tương lai. Nếu thông tin nào có vẻ phù hợp với lĩnh vực chuyên môn của bạn, hãy đặt vấn đề trong cuộc phỏng vấn và trình bày cách bạn sẽ hỗ trợ các mục tiêu đó.
Cũng như tất cả các câu trả lời khác, hãy thiết lập một mối liên kết về mặt cảm xúc – đừng ngại thể hiện thái độ yêu thích của bạn khi tìm hiểu về công ty.
Câu trả lời mẫu:
“Tôi thấy đây là cơ hội để tôi tận dụng 8 năm kinh nghiệm quản lý của mình để phát triển một ngành dọc mới từ đầu. Tôi có tính kỷ luật cao, và một trong những ưu tiên hàng đầu của tôi khi chuyển sang vị trí này sẽ là thiết lập các quy trình hoạt động, đặt ra chỉ tiêu rõ ràng cho nhóm của tôi và tạo điều kiện nâng cao năng suất.
Ở vị trí trước đây, tôi đã góp phần làm tăng 35% nguồn cung sản phẩm chỉ sau một năm; Tôi sẽ rất mừng khi được áp dụng tư duy chiến lược và kỹ năng quản lý dự án tương tự cho vai trò lãnh đạo này. Tôi luôn có tư duy kinh doanh và đó là lý do tại sao tôi bị hấp dẫn bởi vị trí này và muốn làm việc với công ty.
Có vẻ như [Tên công ty] cung cấp một môi trường độc đáo để tôi mở rộng các kỹ năng chuyên nghiệp của mình và tôi thử thách bản để làm cho một điều gì đó tuyệt vời hơn nữa.”
5, Kết hợp những điều trên lại với nhau: Cú chốt
Tính rõ ràng mạch lạc
Nhà tuyển dụng và quản lý muốn thấy rằng một ứng viên đã dành thời gian nghiên cứu và chuẩn bị cho cuộc phỏng vấn. Điều này thể hiện bạn đã đầu tư cho vị trí này và đã xác định được những đóp góp của bản thân cho công ty trong tương lai.
Trong buổi phỏng vấn, đừng đọc vanh vách câu trả lời, thay vào đó, hãy tập trung vào các điểm chính một cách tự nhiên hết sức. Bạn muốn câu trả lời của mình thật “ngăn nắp” và thể hiện chủ đích, bạn có thể ghi chú các trọng tâm để tự tin hơn. Nhớ giao tiếp bằng mắt với nhà tuyển dụng.
Hãy dẫn dắt cuộc trò chuyện hướng tới một tầm nhìn chung
Cố gắng cân bằng thời lượng nói và lắng nghe trong suốt thời gian phỏng vấn, và kết hợp thông tin bạn học được vào câu trả lời của mình. Hãy chủ động đặt ngữ cảnh, giữ cho âm sắc tích cực; dành ít thời gian nhất có thể để thảo luận về những gì bạn không thích về công việc hiện tại hoặc trước đây của mình.
Nếu nhà tuyển dụng tiếp tục hỏi về về điều gì đã thôi thúc bạn tìm kiếm một công việc khác, hãy cố gắng đóng khung câu trả lời của bạn, củng cố những gì bạn thích về người phỏng vấn và công ty của họ.
Tương tự, hãy tránh làm cho phản ứng của bạn quá mang tính cá nhân. Có thể những tình huống trong cuộc sống đời tư khiến bạn bắt buộc phải tìm một công việc mới, ví dụ bị sa thải hoặc mức lương không phù hợp. Dù có bức xúc đến đâu, đừng thảo luận những vấn đề này với người có tiềm năng trở thành sếp của bạn.
Nếu bạn tôn trọng ranh giới của một buổi tuyển dụng, người phỏng vấn sẽ hứng thú hơn khi làm việc với bạn.
Đừng đặt câu hỏi về vấn đề bồi thường thiệt hại
Khi nhà tuyển dụng hỏi tại sao bạn muốn làm việc với họ, đừng thảo luận về các gói bồi thường hoặc lợi ích khác. Mặc dù đây là một yếu tố thúc đẩy rõ ràng, nhưng đây không phải phản ứng phù hợp giải thích được tại sao bạn lại phù hợp nhất với công ty.
Mọi tương tác nên tạo tiền đề cho một lời đề nghị. Cho đến khi bạn nhận được một lời mời hợp tác chính thức, hãy tập trung vào việc thuyết phục người phỏng vấn rằng bạn là ứng viên tốt nhất cho vị trí này. Bằng cách này, bạn sẽ tạo lợi thế khi đàm phán về mức lương. Hãy thể hiện cá tính của bạn.
Chọn cách tiếp cận có thể phản ánh rõ ràng cảm nhận của bạn khi nhận được cơ hội. Phản ứng của bạn cần phải có cảm xúc và linh hoạt. Mặc dù bạn có thể lo lắng trong buổi phỏng vấn xin việc, nhưng đừng tự rơi vào cái bẫy “tập luyện sẵn” quá cứng nhắc.
Câu trả lời không cần thiết phải là về những gì khác biệt trong kỹ năng của bạn với các ứng viên khác, mà là thể hiện điều quan trọng, điều bạn thực sự mong đợi đối với nhà tuyển dụng. Nếu bạn trả lời câu hỏi này một cách xuất sắc, nó sẽ tạo được ấn tượng khó quên.
Hãy trung thực, tập trung vào sự thật và mối tương tác giữa bạn với nhà tuyển dụng.
Tổng hợp
- Tham khảo thêm các mẫu CV để tăng 80% cơ hội trúng tuyển tại: https://www.topcv.vn/mau-cv
- Tìm việc làm chất lượng lương cao tại: Việc làm chất lượng
- Tải App TopCV để trải nghiệm tìm kiếm và ứng tuyển công việc chỉ với một chạm: IOS: https://apple.co/2TSeTJA; Android: http://bit.ly/2FnLblz