Nghề làm Copywriter, hay có một tên gọi mỹ miều hơn là nghề của những “Nghệ sĩ bán hàng”, đang là một trong những nghề được rất nhiều bạn trẻ theo đuổi. Vậy, làm sao để trở thành một Copywriter chuyên nghiệp? Làm thế nào để đánh bại nhà tuyển dụng ngay từ “cái nhìn” đầu tiên? Hãy cùng TopCV khám phá cách viết CV cho Copywriter để vượt lên hàng ngàn đối thủ và lọt vào “mắt xanh” của nhà tuyển dụng nhé!
Việc làm Copywriter | Các công việc PR, marketing khác |
Cách viết CV cho Copywriter
Mục tiêu nghề nghiệp
Không chỉ CV cho Copywriter mà khi viết CV cho bất kỳ ngành nghề nào, ứng viên rất thường xuyên bỏ qua phần Mục tiêu nghề nghiệp, điều này là không nên bởi nhà tuyển dụng đánh giá khá cao phần này.
Trong phần Mục tiêu nghề nghiệp không nên viết quá chung chung dạng: “Tôi muốn cống hiến khả năng của mình cho công ty.” hay “Tôi hy vọng bản thân có thể giúp ích cho công ty.”
Hãy ghi điểm bằng cách đưa ra chi tiết mục tiêu bản thân càng hướng tới càng tốt, đặc biệt là mục tiêu khi ứng tuyển vào vị trí Copywriter.
Ví dụ: “Hoàn thành tốt công việc với những kiến thức, kỹ năng đã có như kỹ năng cơ bản về Marketing, kỹ năng SEO,… và không ngừng học hỏi trau dồi kinh nghiệm để phục vụ tốt nhất cho công ty.
Xây dựng một team SEO để phát triển lâu dài cùng công ty.”
Những lưu ý về Thông tin cá nhân
Trong phần Thông tin cá nhân, ứng viên cần lưu ý ghi đầy đủ, rõ ràng và trung thực những thông tin cá cơ bản như Họ và tên, Ngày sinh, Giới tính, Số điện thoại, Địa chỉ thường trú và Địa chỉ Email.
Về địa chỉ Email, hãy cung cấp địa chỉ thường xuyên sử dụng, không dùng những email sử dụng nickname thiếu chuyên nghiệp:
Ví dụ: girlxinh123456@gmail.com
Hãy dùng những email có dạng tên bạn + viết tắt đệm + nơi làm việc. Ví dụ bạn tên Trần Minh Phương làm tại TopCV thì nên sử dụng email là phuongtm.topcv@gmail.com
Ảnh đại diện cần rõ mặt, nghiêm túc, chất lượng tốt, tránh ảnh Selfie, ảnh có background là phòng ngủ hoặc lộn xộn.
Ngoài ra, ứng viên nên điền thêm đường dẫn đến website cá nhân hoặc portfolio online của mình để nhà tuyển dụng có thể dễ dàng thấy được năng lực của bạn.
Quá trình học tập
Trong phần Học vấn, khi viết CV cho Copywriter, hãy tóm tắt quá trình học tập một cách ngắn gọn, cô đọng. Phần này chỉ nên bao gồm thời gian, chuyên ngành và trường Đại học/ Cao đẳng ứng viên theo học.
Trong phần này, nhiều ứng viên đề cập cả tới quá trình học tập tại cấp 2 hay cấp 3, thời gian học tập các chương trình bên ngoài, điều này thực sự không cần thiết và chỉ khiến CV của bạn thêm dài dòng.
Kinh nghiệm
Kinh nghiệm là phần quan trọng nhất trong CV cho Copywriter. Khi viết CV cho vị trí Copywriter, ứng viên nên liệt kê công việc và kinh nghiệm theo thứ tự thời gian, từ gần nhất trở về trước.
Không nên viết CV dạng chung chung, hãy nêu ra những công việc và kinh nghiệm bạn có được thực sự liên quan tới vị trí ứng tuyển.
Ví dụ: “Xác định chiến lược SEO; Viết bài chuẩn SEO theo bộ từ khóa về dịch vụ tuyển dụng đứng top 05 Google.”
Nếu ứng viên chưa có nhiều kinh nghiệm để liệt kê khi viết CV thì cũng đừng để trống mục kinh nghiệm. Những dự án, hoạt động mà ứng viên từng tham gia khi còn học cấp 3 hoặc trong quá trình học Đại học liên quan đến các kỹ năng cần thiết cho vị trí Copywriter đều nên được nêu ra.
Ví dụ: Khả năng viết và sử dụng ngôn từ là yếu tố buộc phải có ở một Copywriter, vậy nên nếu bạn đã từng hoạt động ở một câu lạc bộ báo chí, hội nhóm viết lách, hoặc hoạt động ở ban truyền thông của các chương trình, dự án,… tất cả đều có thể ghi điểm.
Trong mục này, khá nhiều ứng viên nghĩ rằng nêu càng nhiều càng tốt, tuy nhiên sự thật không phải vậy. Hãy điền vào CV cho Copywriter quá trình làm việc tại các công ty mà thời gian làm việc kéo dài, đừng viết những công việc mà bạn chỉ làm trong thời gian như 1 hoặc 2 tháng .
Kỹ năng và giải thưởng
Khi viết CV cho Copywriter có một số kĩ năng ứng viên cần nhấn mạnh như:
– Khả năng làm chủ ngôn ngữ.
– Thành thạo tin học văn phòng – đây là kĩ năng cơ bản phải chắc chắn nắm vững.
– Thành thạo ngoại ngữ là một lợi thế, rất nhiều công ty yêu cầu ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh.
– Nhạy bén trong trải nghiệm người dùng (Insight khách hàng).
Giải thưởng, thành tựu
Liệt kê những giải thưởng bạn từng nhận được và thành tựu cá nhân của bạn khi tham gia các dự án hay các giải thưởng của bạn trong các cuộc thi có liên quan viết lách khiến CV ứng viên trở nên nổi bật.
Ví dụ:
– Giải nhất cuộc thi Viết thư UPU năm 2018/ giải Nhì cuộc thi viết Thời sinh viên của tôi .
– Bài viết được vinh danh trong top 20 bài viết xuất sắc trong cuộc thi viết Việt Nam – Vẻ đẹp bất tận.
Tham khảo thêm tổng hợp các mẫu CV chi tiết cho từng nhóm ngành.
Và khi đã sở hữu một CV cho Copywriter hoàn hảo, thì đừng chần chừ mà hãy lên đường “đánh gục” nhà tuyển dụng ngay thôi: ỨNG TUYỂN NGAY
Chúc bạn hoàn thiện được một CV cho Copywriter chuyên nghiệp cùng công cụ tạo CV online đáng tin cậy của TopCV và thành công trên con đường sự nghiệp của mình.